Các công ty có liên quan của VCB

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Thị trường tài chính XU HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM (Trang 37)

Tên công ty Tỷ lệ đầu tư (%) Lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina 50 Ngân hàng

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Vietcombank

– Cardif 45 Bảo hiểm

Công ty Liên doanh Vietcombank – Bonday 16 Cho thuê Văn phòng Trên cơ sở bước đầu thực hiện mô hình hoạt động sau cổ phần hóa Vietcombank đã chuẩn bị cho mình các điều kiện tương đối đầy đủ về các nhánh hoạt động tài chính –tiền tệ mang tính tương trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ chốt là hoạt động ngân hàng, Vietcombank cũng đã tham gia vào các mảng đầu tư tài chính hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng như: kinh doanh chứng khoán, cho thuê tài

chính, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng…từng bước tiến tới hình thành mô hình tập đoàn TC - NH. Nhìn chung, ở các mảng kinh doanh nào Vietcombank cũng làm tốt được vai trò đầu tàu của mình trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, góp phần đáng kể cho nền kinh tế nước nhà.

Dựa vào cơ sở lý luận về cấu trúc của tập đoàn TC - NH trên thế giới thì Vietcombank đang áp dụng theo mô hình ngân hàng đa năng. Đây cũng là mô hình đặc biệt phổ biến ở những tập đoàn tài chính quốc tế Châu Âu. Trong mô hình này, Vietcombank giữ vai trò là công ty mẹ và sẽ nắm giữ toàn bộ vốn, quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của các công ty con trực thuộc, vì thế ưu điểm của mô hình này là có qui mô hoạt động rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau để chiếm lĩnh thị phần gia tăng hiệu quả hoạt động từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là đòi hỏi phải có nguồn vốn đủ mạnh để thực hiện việc thành lập thêm các công ty con (công ty bảo hiểm, công ty đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng…) hay các chi nhánh ở nước ngoài trong tương lai phù hợp theo tiêu chuẩn của một tập đoàn TC - NH có tầm cỡ quốc tế và sẽ gây khó khăn trong việc xác định rủi ro ở từng lĩnh vực. Để bước sang kinh doanh ở lĩnh vực mới nào đó, Vietcombank cần trang bị cho mình đầy đủ tiềm lực về tài chính, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và quản lý ở các nước khác, đồng thời đưa vào áp dụng các công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện sẵn có hiện tại và thông lệ quốc tế.

e) Các chỉ số tài chính cơ bản Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng tài sản 167.128 197.363 222.090 255.496 307.496 Vốn chủ sở hữu 11.228 13.528 13.946 16.710 20.669 Tổng dư nợ TD/TTS 39,68% 43,34% 50,79% 55,43% 57,50%

Thu nhập lãi thuần 3.817 4.005 6.622 6.499 8.188

Thu nhập ngoài lãi thuần 1.472 2.109 2.318 2.788 3.337

Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 5.289 6.114 8.940 9.287 11.525 Tổng chi phí hoạt động (1.291) (1.628) (2.592) (3.494) (4.544) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phí rủi ro dự phòng tín dụng 3.998 4.486 6.348 5.793 6.980 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (121) (1.337) (2.757) (789) (1.501)

Lợi nhuận trước thuế 3.877 3.149 3.590 5.004 5.479

Thuế TNDN (1.016) (759) (862) (1.060) (1.243)

Lợi nhuận thuần sau thuế 2.859 2.380 2.711 3.921 4.215

Nguồn: Báo cáo thường niên 2010

Trong bối cảnh còn đầy khó khăn, với sự điều hành linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng GDP đạt 6,78%, công nghiệp tăng 7,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những khó khăn nội tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp, nhập siêu có xu hướng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, lạm phát tăng cao (11,75%). Một yếu tố không thuận lợi nữa là các tổ chức nước ngoài liên tiếp hạ bậc tín nhiệm tín dụng của Việt Nam do “những quan ngại liên quan đến cán cân thanh toán, và lạm phát gia tăng”. Đối với ngành ngân hàng, năm 2010 là năm các ngân hàng trong hệ thống phải đối diện với nhiều khó khăn, như: sự biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất; chịu áp lực đáp ứng yêu cầu về các tỉ lệ an toàn theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, 19/2010/TT-NHNN; v.v.. Kết quả kinh doanh năm 2010 đã phản ánh mức độ phân hoá trong ngành ngân hàng, một số ngân hàng vừa và lớn đạt hiệu quả kinh doanh tốt, song các ngân hàng nhỏ chịu chi phí đầu vào và rủi ro cao, nên kết quả kinh doanh thấp. Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng tăng 29,8% so với cuối năm 2009; Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 27,3%; Tổng phương tiện thanh toán tăng 25,4% so với cuối năm 2009. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như thế, Vietcombank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được kết quả kinh doanh tốt, giữ vững vị thế vai trò là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Thị trường tài chính XU HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w