Lý do chọn thiết kế hộp giảm tốc đồng trục 2 cấp để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính của phần mềm Autodesk Inventor phục vụ tính toán thiết kế chi tiết máy (Trang 25)

- Trong quá trình là sinh viên trường Đại học Nha Trang, tôi có học môn Thiết kế đồ á n môn học Chi tiết máy, và tôi đã được thầy giao cho đề bài : Thiết kế h truyền dẫn cơ khí của hệ thốn g băng tải theo sơ đồ động như sau :

Hình 3.1

- Đây là một hệ thống băng tải dùng động cơ điện để dẫn động thông qua hộp giảm tốc và bộ truyền xích. Từ các số liệu cho trước của băng tải số vòng quay, công suất, thời gian làm việc… tôi sẽ tính toán để chọn các thông các số còn lại như động cơ, bánh răng, khớp nối…đảm bảo các yêu cầu đề bài và các yêu cầu kỹ thuật như : độ bền, độ cứng và nhiều chỉ tiêu khác. Quá trình thực hiện đồ án, tôi đã được nghiên cứu tính toán thiết kế các bộ phận của hệ thống băng tải: chọn động cơ điện, khớp nối, tính toán cặp bánh răng cấp nhanh, cấp chậm, trục, ổ lăn, bulông, thiết kế cấu tạo hộp giảm tốc… Mặc dù hộp giảm tốc đồng trục có nhiều nhược điểm như :

+ Khả năng tải của cấp nhanh thường không sử dụng hết vì lực ăn khớp của cấp chậm lớn hơn nhiều so với cấp nhanh, trong khi đó khoảng cách 2 trục lại bằng nhau.

+ Kết cấu hộp phức tạp do có khối đỡ giữa hộp, khó bôi trơn cho ổ đặt trong gối đỡ này.

+ Khoảng cách giữa các gối đỡ của trục trung gian lớn, để đảm bảo độ bền và độ cứng cần tăng đường kính trục.

Nhưng do thời gian làm chuyên đề này có hạn, nên để thuận tiện và tiết kiệm thời gian tôi đã sử dụng những kết quả đã nghiên cứu và chọn hộp giảm tốc đồng trục 2 cấp để ứng dụng các chức năng của phần mềm Autodesk Inventor.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính của phần mềm Autodesk Inventor phục vụ tính toán thiết kế chi tiết máy (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)