- Lưu lượng giờ lớn nhất: Qhmax = 900(m 3/ng y m) 37,5( àđê = m3 h/ )
KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ 8.1 Kết luận:
8.1 Kết luận:
Trên cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế của quân y viện 175qua quá trình tính toán thiết kế kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải có thể tóm tắt các đặc điểm hệ thống như sau
Khía cạnh môi trường:
Về mặt môi trường, hệ thống đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 6772 – 2000 mức 1 có thể xem như đạt yêu cầu. Tuy nhiên, xét về mặt vệ sinh môi trường thì lượng ô nhiễm phát thải ra nguồn tiếp nhận càng thấp càng tốt, như vậy mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường.
Khía cạnh kinh tế của hệ thống xử lý:
Chi phí đầu tư cho toàn hệ thống xử lý nước thải khoảng 3,5 tỉ. Công tác quản lý vận hành khoảng 312triệu/năm. Trên thực tế, cần xem xét kỹ các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cũng đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể. Với giá thành xử lý, mức vốn đầu tư tính toán sơ bộ kể trên, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là hoàn toàn khả thi. Khả năng hoàn vốn có thể thực hiện được thông qua nguồn vốn đầu tư từ bộ quốc phòng và thu phí khám bệnh của người dân.
Khía cạnh kỹ thuật:
- Quy trình công nghệ đề suất thực hiện là quy trình phổ biến, không quá phức tạp về mặt kỹ thuật. Quy trình này hoàn toàn có thể đảm bảo việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn yêu cầu, đồng thời còn có khả năng mở rộng hệ thống trong tương lai.
- Nếu kết hợp tốt khía cạnh môi trường, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống thì hệ thống này hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
- Qua nội dung của luận văn, phương án hệ thống xử lý nước thải trên hoàn toàn đáp ứng được nhưng yêu cầu đề ra. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải trên hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế và cần áp dụng càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Đồng thời đào tạo cán bộ chuyên trách về môi trường , cán bộ kỹ thuật để có thể vận hành hệ thống xử lý, theo dõi hiện trạng môi trường của Quân y viện.Thường xuyên theo dõi hiện trạng của hệ thống thoát nươc , các thiết bị sản xuất, nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải phát sinh ra ngoài.Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong toàn Quân y viện.
TAØI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên, TS Phạm Hồng Hải (2004).Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[2]. Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân, Nguyễn Thanh Hùng (2006).Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp-Tính toán thiết kế. NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. [3]. Melcaf and Eddy (2003). Wastewater Engineering Treatment and Reuse-4th
Edition-The McGraw Hill.
[4]. Trịnh Xuân Lai (2002). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB Xây Dựng.
[5]. Trịnh Xuân Lai (2002). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. NXB Xây Dựng.
[6]. Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân, Nguyễn Thanh Hùng (2007).Bảng tra thủy lực mạng lưới cấp thoát nước.NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. TCXD 51-1984 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
[8]. TCXD 33-2006 Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
[9]. PGS-TS Nguyễn Văn Phước (2007). Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh hoc. NXB Xây Dựng.
[10]. Thiếu tướng-TS Nguyễn Văn Hoàng Đạo(2005)-Lịch sử hình thành Bệnh viện 175(1975-2005).NXB Quân đội Nhân dân
[11]. Công ty môi trường Tầm Nhìn Xanh (2006). Giáo trình tính toán các công trình xử lý nước thải..www.gree-vn.com.
[12]. US Army(1999). Domestic wastewater treatment.
[13]. Shun Dar Lin (2000). Handbook of Environmental Engineering calculations. The McGrawaw Hill.
[14] USEPA (2000) – Design manual Constructed wetland treatment of Municipal wastewater treatment
VB
PHỤ LỤCPhụ lục 1: Phụ lục 1:
TCVN 6772 – 2000 – Chất lượng nước thải – Nước sinh hoạt
Giới hạn ô nhiễm cho phép