LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1.Đặc tính nước thải đầu vào:
4.4. xuất công nghệ xử lý và thuyết minh công nghệ :
Việc lựa chọn phương án xử lý nước thải thường phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
Loại nước thải.
Lưu lượng vào hàng ngày. Tiêu chuẩn xả thải.
Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận. Ưu và nhược điểm của từng công trình đơn vị.
Tính thích hợp về kinh tế kỹ thuật của phương pháp xử lý.
Đặc điểm khí hậu và địa hình tại địa điểm xây dựng trạm xử lý nước thải.
Không gây ô nhiễm thứ cấp như mùi hôi, bọt xà phòng bay ra khu vực lân cận, gây ảnh hưởng xấu đến người sống và làm việc cạnh ku vực xử lý.
Giá thành phù hợp, đặc biệt công nghệ phải phù hợp với 20-30 năm sau.
Ở những phần trước, chúng ta đã đề cập đến những đặc điểm chính của nước thải bệnh viện, sự nguy hiểm của nó về phương diện vệ sinh dịch tễ học và một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện điển hình.
Trong số các phương pháp xử lý nước thải nói chung và nước thải bệnh viện nói riêng, xử lý bằng phương pháp sinh học có một vị trí đặc biệt. Phương pháp này dựa vào khả năng của vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải làm chất dinh dưỡng. Việc khử các chất hữu cơ có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí. Phương pháp hiếu khí là phổ biến hơn tuy có tốn nhiều không khí hay oxy. Hiện nay người ta đang tiến hành những nghiên cứu nhằm tăng cường hoạt động của các công trình xử lý hiếu khí bằng các biện pháp
như tăng nồng độ bùn hoạt tính trong aerotank, làm tốt hơn quá trình cấp oxy, xác lập pH cũng như nhiệt độ tối ưu…
Do đặc tính nước thải bệnh viện có thành phần ô nhiễm chính là các chất hữu cơ, vi trùng gây bệnh và tỉ lệ BOD5/COD > ½( BOD5/COD = 0.8 ) nên phương pháp xử lý sinh học kết hợp khử trùng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo phân hủy gần như toàn bộ các chất ô nhiễm hữu cơ và tiêu diệt gần như hoàn toàn các vi trùng gây bệnh. Hệ thống xử lý theo phương pháp này có thể đạt hiệu suất xử lý 90% đối với BOD5, 80% đối với SS và hơn 99% đối với Coliform. Ngoài ra, hàm lượng N, P cũng cần quan tâm xử lý.
Với những nhận xét trên, trong phạm vi luận văn đề xuất hai phương án xử lý dòng thải. Về cơ bản thì hai phương án giống nhau về các công trình xử lý sơ bộ và xử lý bậc hai. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương án là công trình xử lý sinh học. Đối với phương án I thì công trình xử lý sinh học là bể lọc sinh họ và trong phương án II là bể SBR.
4.4.1. Phương án 1 :
Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu khám chữa bệnh theo cống dẫn riêng dẫn tới hố thu gom. Trong hố thu gom bố trí một song chắn rác, có tác dụng loại bỏ các tạp vật kích thước lớn cuốn theo nước, chủ yếu là băng bông vệ sinh, giấy báo, bao nilon… Từ hố gom nước thải được bơm vào bể điều hoà để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải , tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Sau đó, nước thải qua bể lắng 1 để lắng các hạt lơ lửng và các chất có thể lắng được. Nước thải tiếp tục cho qua bể lọc sinh học. Tại bể lọc sinh học tiếp xúc kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học-quần thể vi sinh vật hiếu khí
- có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn.Sau đó, nước thải tiếp tục đưa vào bể lắng 2. Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải sau khi qua bể lắng, tiếp tục tự chảy vào công trình cuối cùng, bể tiếp xúc chlorine. Chlorine, chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể sử dụng để giảm mùi. Hàm lượng chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa chất.
Bể phân hủy bùn tiếp nhận bùn dư từ bể lắng. Nhiệm vụ của bể phân hủy bùn phân hủy làm giảm sinh khối của bùn họat tính, phần nước tách ra từ hỗn hợp bùn được dẫn về hầm bơm nước thải. Phần cặn lắng đọng trong bể phân hủy bùn được hút bỏ định kỳ 1 năm một lần.
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ phương án 1
SVTH: Trần Thị Nhàn Trang 47 Bể nén bùn Bể lắng 2 Bể khử trùng Hệ châm Clo Nước tách bùn Nước thải bệnh viện Hố thu gom Song chắn rác Bể điều hoà Bể lọc sinh học Bể lắng 1 Máy thổi khí Bể phân huỷ bùn Máy ép bùn Định kỳ vận
4.4.2. Phương án 2 :
Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu khám chữa bệnh theo cống dẫn riêng dẫn tới hố thu gom. Trong hố thu gom bố trí một song chắn rác, có tác dụng loại bỏ các tạp vật kích thước lớn cuốn theo nước, chủ yếu là băng bông vệ sinh, giấy báo, bao nilon… Từ hố gom nước thải được bơm vào bể điều hoà để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải , tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm,
do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau Tại đây, nước thải sẽ được sục khí để khuấy trộn. Nhờ đó, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy một phần. Nước thải sau bể điều hòa được đưa vào SBR bằng bơm chìm.
Ở đây bố trí 2 bể SBR để nước thải được xử lý theo mẻ. Tại đây BOD, COD, SS được khử qua 5 giai đoạn làm đầy, sục khí và phản ứng, ổn định, rút nước và giai đoạn chờ. SBR là mô hình xử lý nước thải hiếu khí từng mẻ, xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Nước sau khi ra bể SBR được bơm qua bể trung gian để kiểm tra nồng độ và chất lượng nước. Từ bể trung gian được bơm chìm đặt trong bể trung gian bơm qua bể khử trùng.
Tại bể khử trùng, hoá chất khử trùng được sử dụng là Clorua vôi CaOCl2. Tại đây hầu hết các vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh cho nước thải đầu ra. Nước từ bể khử trùng theo cống thoát nước xả ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Chế độ điểu khiển hệ thống xử lý nước thải là tự động và bán tự động.
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ phương án 2 4.5. Lựa chọn công nghệ xử lý: Hố thu gom Song chắn rc Bể điều hòa SBR Bể trung gian Bể lọc áp lực Bể khử trùng Bể phân huỷ bùn hiếu khí Su ïc kh í Bùn dư Công tr nh xả́
Nước thải bệnh viện
N ươ ùc rư ûa lo ïc tu ần h oa øn
Hai phương án được đề xuất đều có hiệu quả xử lý tốt đối với tính chất của dòng thải. Tuy nhiên, vì cơ chế hoạt động của SBR là làm việc gián đoạn, cơ chế vận hành lại phức tạp hơn do được điều khiển bằng kỹ thuật số bán tự động trong khi điều kiện của bệnh viện bị giới hạn nên phương án I được lựa chọn là phương án thiết kế chính.