Bể bùn hoạt tính khuấy trộn hoàn toàn

Một phần của tài liệu Xác định các thông số động học sinh học phục vụ các xử lý nước thải của cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuật trên mô hình bùn hoạt tính (Trang 37)

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hải Trang 37

Bể dùng để xử lý nước thải công nghiệp có nồng độ đậm đặc, đặc biệt là các chất hữu cơ khó phân hủy. Việc xử lý loại nước thải này thường khó thực hiện trong bể bùn hoạt tính truyền thống do nồng độ các chất hữu cơ đầu vào quá cao, ngăn chặn sự tạo thành sinh khối, khiến cho quá trình xử lý kém hiệu quả.

Ưu điểm chính của hệ thống này là pha loãng ngay tức khắc nồng độ các chất độc hại ( kim loại nặng) trong toàn thể tích bể, không xảy ra hiện tượng quá tải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể, áp dụng thích hợp cho loại nước thải có chỉ số thể tích bùn cao, cặn khó lắng.

3.3.4.7.Bể bùn hoạt tính cấp khí giảm dần

Được áp dụng khi thấy rằng ở đầu vào của bể cần lượng oxy lớn hơn ( do nồng độ chất hữu cơ vào bể Aerotank được giảm dần từ đầu đến cuối bể), do đó phải cung cấp không khí nhiều hơn ở đầu vào và giảm dần ở các ô tiếp theo để đáp ứng cường độ tiêu thụ oxy không đều trong toàn bể.

 Ưu điểm

Giảm được luồng không khí cấp vào, nghĩa là giảm công suất của máy thổi khí.

Không có hiện tượng làm thoáng quá mức làm ngăn cản sự sinh trưởng của vi khuẩn khử các hợp chất chứa nitơ.

Có thể áp dụng ở tải trọng cao ( F/M cao), chất lượng nước ra tốt hơn.

3.3.4.8.Bể bùn hoạt tính nạp nước thải theo bậc

Dòng nước thải được đưa vào hệ thống này ở những vị trí khác nhau dọc theo chiều dài bể. Có nhiều dạng bể bùn hoạt tính loại này với việc phân bố vị trí cung cấp dòng vào tùy thuộc vào hình dạng thiết kế.

Nạp theo bậc có tác dụng làm cân bằng tải trọng BOD theo thể tích và làm giảm độ thiếu hụt oxy ở đầu bể và lượng oxy cần thiết được trãi đều theo dọc

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hải Trang 38

bể, làm cho hiệu suất sử dụng oxy tăng lên, kết quả vận hành hệ thống này thường loại bỏ được từ 80 – 95%BOD5 và các chất lơ lửng khỏi nước thải.

3.3.4.9.Bể hiếu khí gián đoạn – SBR

Bể SBR là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính lơ lửng theo kiểu làm đầy và xả cặn, hoạt động theo chu kỳ gián đoạn ( do quá trình làm thoáng và lắng trong được thực hiện trong cùng một bể). Các bước xử lý trong chu kỳ hoạt động của hệ thống như sau

 Làm đầy

 Sục khí ( khử BOD5)  Lắng trong

 Xả cặn dư và xả nước ra  Chờ tiếp nhận nước thải mới.

Pha làm đầy có thể ở các trạng thái: tĩnh, khuấy trộn hoặc thông khí, tùy thuộc vào đối tượng cần xử lý. Trạng thái tĩnh có được là do năng lượng đầu vào thấp và nồng độ các chất nền cao ở cuối giai đoạn. Trạng thái khuấy trộn là do có sự khử nitrat ( khi có sự hiện diện của nitrat) các chất lơ lửng sẽ làm giảm nhu cầu oxy và năng lượng đầu vào, và cần phải có điều kiện thiếu hoặc kỵ khí cho quá trình loại bỏ sinh hóa P. Trạng thái thông khí là do xảy ra các phản ứng hiếu khí ban đầu, làm giảm thời gian tuần hoàn và giữ nồng độ chất nền ở mức thấp, điều này là quan trọng nếu tồn tại thành phần các chất hữu cơ dễ bị phân hủy với nồng độ độc tính cao.

Một phần của tài liệu Xác định các thông số động học sinh học phục vụ các xử lý nước thải của cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuật trên mô hình bùn hoạt tính (Trang 37)