SẢN XUẤT NƯỚC TƯƠNG TRÊN MÔ HÌNH BÙN HOẠT TÍNH
Mô hình thí nghiệm gồm có các công trình sau:
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hải Trang 47
Hình 4.1. Mô hình thí nghiệm bùn hoạt tính
Thùng pha nước thải (45 lít): Pha loãng nước thải với nồng độ mong
muốn.
Thùng chứa nước thải (30 lít) : Thu gom lượng nước thải sau khi xử lý ở
bể sinh học.
Bể sinh học: Bể sinh học làm bằng kính tấm (dày 5mm), thể tích hữu ích
30 lít, chiều cao lớp nước 0,3m (chiều cao tổng cộng 0,4 m). Khí được đưa vào bằng máy nén khí và được khuếch tán vào nước qua cục đá bọt.
4.1. Các thí nghiệm trên mô hình
Nước thải được lấy mỗi ngày 1 lần tại cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận, sau thanh chắn rác thô vào giờ cao điểm tức là thời điểm lượng nước thải đổ ra nhiều nhất (8h – 9h sáng). Các mẫu nước thải được vận chuyển về phòng thí nghiệm khoa Môi Trường của trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ để xác định một
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hải Trang 48
Thùng chứa
nước vào Bể sinh học
Thùng chứa nước ra
số thông số như COD, SS, pH, Tổng Nitơ, Tổng P. Nhìn chung, nước thải sản xuất này có hàm lượng hữu cơ, chất dinh dưỡng hoàn toàn phù hợp cho việc xử lý bằng phương pháp sinh học mà không cần phải bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng nào.
Bùn hoạt tính dùng cho việc xử lý được lấy tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Tân Bình. Bùn được lấy trực tiếp từ các bể sinh học hiếu khí của nhà máy, sau đó tiến hành xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS – Suspended Solids), khả năng lắng của bùn thể hiện qua chỉ số thể tích bùn (SVI - Sludge Volume Index) nhằm kiểm tra chất lượng bùn.
4.1.1.Các thiết bị và vật liệu nghiên cứu
Tủ sấy
Máy đo pH (MP220 pHMeter)
Máy quang phổ kế (Spectrophotometer) Hóa chất làm COD, Tổng Nitơ, Tổng P. Thiết bị chưng cất Kjeldahl
Dụng cụ thủy tinh, …