Mạng viễn thông GSM (Global System for Mobile Communications) là
một trong các ứng dụng của kỹ thuật viễn thông có nhu cầu lớn nhất và phát triển
nhanh nhất. Ngày nay nó chiếm số phần trăm lớn và không ngừng tăng trong toàn bộ các thuê bao điện thoại trên thế giới. Trong tương lai lâu dài các hệ thống GSM sử dụng kỹ thuật số đầy triển vọng sẽ trở thành phương thức thông tin vạn năng. Trước khi có GSM, hầu hết các nước đã có một mạng điện thoại di động với những tiêu chuẩn về dịch vụ, chất lượng và vùng phủ sóng khác nhau. Những hệ thống điện thoại di động này mang tính độc lập cao, không thế’ làm việc cùng nhau. Ví dụ: một thuê bao ở Anh không thể sử dụng được tại Italia và ngược lại khách hàng phải mua hoặc thuê một máy điện thoại trong khi họ ở nước ngoài. Chính vì vậy, một hệ thống thòng tin di động chung cho toàn thế giới trở nên rất cần thiết. Năm 1982, tại hội nghị Bưu chính và viễn thông ở châu Âu, hội đồng các cơ quan Bưu chính viễn thông Châu Âu đã phác thảo một số đặc điếm của hệ thống mới nhằm làm mục tiêu cho các nước nghiên cứu. Những đạc điểm đó ỉà:
- Có dung lượng cao.
- Trở thành tiêu chuẩn chung. - Chi phí cho trang thiết bị thấp.
- Sử dụng mạng điện thoại cầm tay thuận tiện. - Cung cấp nhiều dịch vụ mới
Ngoài ra, những đòi hỏi về độ an toàn cao và chất lượng cuộc gọi cũng được nâng cao. Hệ thống thông tin di động toàn cầu kỹ thuật số (GSM) được ra đời vào năm 1990 để đáp ứng yêu cẩu đó. Hiện nay, đã có trên 100 nhà khai thác cung cấp mạng lưới GSM ở trên 80 quốc gia.
Sự ra đời của GSM còn phá vỡ thế độc quyền của hệ thống thông tin di động từng quốc gia, làm giảm giá các thiết bị hệ thống và máy điện thoại (bởi sự ra đời của các Công ty chuyên sản xuất thiết bị thông tin di động xuyên quốc gia như Ericsson của Thụy Điển, Nokia của Phần Lan, Motorola của Mỹ, Siemen của Đức. ..) và giá cả dịch vụ khác. Ngoài ra, những ích lợi mà mạng thông tin di động toàn cầu GSM mang lại là rất lớn, mang lại chất lượng cuộc gọi cao.
Trước khi có mạng GSM, các mạng thông tin đi động khác hoạt động theo nguyên tắc sóng điện từ truyền trực tiếp từ máy gọi sang máy bị gọi. Với hình thức này, chất lượng cuộc gọi bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường. Trong khi một cuộc gọi trên mạng GSM kỹ thuật số được thực hiện như sau:
Trạm
Âm Mã thu Máy Giải
thanh hoá phát nhận mã
Hình v ẽ ỉ .2: Sơ dồ nguyên tắc thực hiện cuộc gọi trên mạng GSM - Như vậy, GSM mang lại chất lượng cuộc gọi rất cao và khả năng nghe trộm là không thể có do thông tin được mã hoá trước khi truyền đi.
- An toàn cho việc sử dụng của khách hàng: Việc sử dụng trái phép là không thể xảy ra vì để tiến hành cuộc gọi, khách hàng cần phải có một máy điện thoại di động và một Simcarđ được cài vào máy, mạng lưới sẽ tự động tiến hành một thủ tục để kiểm tra xem Simcard đó hợp pháp không. Chỉ khi Simcard phù hợp mới có thể tiến hành cuộc gọi được.
- Có nhiều những dịch vụ được cung cấp tạo thuận lợi cho khách hàng
như:
+ Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi (Call Forwarding) + Dịch vụ chờ cuộc gọi (Call waiting)
+ Dịch vụ chặn cuộc gọi (Call barring) + Dịch vụ truyền tin ngắn (SMS) + Hộp thư thoại (Voice-Mail) + Truyền số liệu và Fax...
- Cấu tạo hệ thống GSM bao gồm một số thiết bị cơ bản mà số lượng của nó có liên quan mật thiết đến vùng phủ sóng:
+ Trạm phát BTS (Base Transceiver Station): Cung cấp việc bao phủ sóng điện từ cho người sử dụng điện thoại di động. Mỗi BTS có 4 kênh, tối đa là 6 kênh, mỗi kênh có thể cho ta sử dụng cùng một thời gian là 8 cuộc gọi hoạt động.
+ Trạm kiểm soát gốc BSC (Base Station Controller). Một nhóm các trạm BTS được kiểm soát bởi một BSC. Nhiệm vụ của BSC bao gồm: điều khiển các cuộc gọi sao cho thông tin được thông suốt, kết nối đến trung tâm chuyển mạch
MSC để kết nối, điều khiển các cuộc gọi đi và đến,
+ Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MSC (Mobile Services Switching Centre): có nhiệm vụ kiểm soát các cuộc gọi đến và đi từ mạng điện thoại cố định công cộng và các mạng di động công cộng. Làm giao diện giữa mạng điện thoại di động công cộng này với mạng khác.
+ Ngoài ra các bộ phận khác có nhiệm cung cấp dịch vụ khác nhau như chuyến vùng địa phương, quốc tế, hạn chế cuộc gọi, các dịch vụ giá trị gia tăng khác, trung tâm vận hành bảo dưỡng, trung tâm kiểm soát mạng lưới.
Có thể nói, với tất cả những ưu điểm trên, cho tới nay GSM vẫn là hệ thống hiện đại nhất. Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện hệ thống CDMA (Code division multiple access), theo đánh giá của các chuyên gia, là có nhiều ưu điểm hơn GSM. CDMA hiện đang được nhiều nước nghiên cứu, triển khai và lấy đó làm tiêu chuẩn cho hệ thống điện thoại di động của mình. Với xu hướng này, Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam cũng xác định CDMA sẽ Là hướng phát triển công nghệ trong khoảng 5-10 năm tới. Tuy vậy, công nghệ CDMA hiện nay đã được triển khai ở một số quốc gia. Công nghệ GSM hiện
đang phổ biến ở nhiều nước, tạo điều kiện cho các nước tiến hành liên kết thực hiện dịch vụ chuyển vùng quốc tế, và sẽ là dịch vụ trong tương lai làm tăng đáng kể doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh thông tin di động.