3.2.1.Tác động của vàng đối với tỷ giá.
Trong giai đoạn 2008-2012, tỷ giá ngoại tệ USD so với đồng Việt Nam (VND) được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ của thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô. Sự điều chỉnh tỷ giá xuất phát từ nhiều yếu tố cơ bản khác nhau, chủ yếu là do cán cân thương mại mất cân đối, giải pháp kỹ thuật hạn chế nhập siêu và chính sách khuyến khích xuất khẩu. Nếu như tỷ giá VND/USD tăng cao trong năm 2008-2010 (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68%), thì năm 2011-2012 lại giảm xuống rất thấp. Cụ thể: năm 2011 chỉ tăng 2,2%; năm 2012 chỉ còn tăng 0,96%. Năm 2012 được phân rõ hai thái cực, nửa đầu năm, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, trong khi 6 tháng cuối năm lại điều chỉnh giảm. Đây là một hiện tượng ngược lại diễn biến tỷ giá trên thị trường trong những năm xáo trộn (2008-2011) khi tỷ giá luôn biến động theo chiều hướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.
Điều đáng nói, quy luật biến động mạnh của tỷ giá vào những tháng cuối năm, kèm với sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do thường ở mức khá cao đã không tái hiện trong năm 2012. Mặc dù, cuối tháng 8, đầu tháng 9/2012, tỷ giá tự do nhích lên và bỏ xa thị trường chính thức một khoảng khá lớn, nhưng nhanh chóng trở lại bám sát tỷ giá chính thức. Đây chính là một điểm sáng trong điều hành thị trường ngoại hối trong năm 2012.
Sự ổn định của tỷ giá được kéo dài đến hết quý I/2013. Nhưng, sang đầu quý II/2013, thị trường đã có những biến động. Cụ thể là, từ cuối tháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều ngân hàng thương mại đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 1 USD đổi 21.036 VND. Thậm chí tại số đông ngân hàng thương mại tăng
giá mua lên kịch trần 21.036 VND, trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND. Trước áp lực đó, cộng với một số diễn biến kinh tế vĩ mô khác, kể từ ngày 28/6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên thêm 1% so với trước đó. Theo đó, các Ngân hàng thương mại cũng đồng loạt điều chỉnh tăng tỷ giá mua - bán ngoại tệ của mình.
Sau đợt điều chỉnh đó, bắt đầu từ đầu tháng 7/2013, tại các Ngân hàng thương mại, tỷ giá VND/USD được niêm yết phổ biến ở mức từ 21.110-21.140 VND/USD (mua vào) và 21.220-21.230 VND/USD (bán ra), tăng từ 5-20 VND/USD so với ngày 28/6/2013 và tăng bình quân 1% so với trước ngày 28/6/2013. Giá USD trên thị trường tự do những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2013 cũng biến động. Cụ thể, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tại Hà Nội sáng ngày 1/7/2013 niêm yết ở mức 21.380 - 21.430 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30 đồng mua vào và giảm 20 đồng bán ra so với chiều ngày 28/6/2013; tiếp đó đến ngày 8/7/2013 lại tăng lên 21.800 VND/USD...
Nếu nhìn vào diễn biến tỷ giá dài hơn, tức là trong 5 năm gần đây có thể thấy, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2013 (tính đến trước ngày 28/6/2013) chỉ tăng có 0,84%; nhưng, nếu tính đến đầu tháng 7/2013 so với đầu năm, thì đã tăng tới 1,84%.
STT Ngày/tháng/năm đánh giá Điều chỉnh tỷ giá (tăng hoặc giảm)
1 Năm 2008 Tăng 6.31%
2 Năm 2009 Tăng 10.07%
3 Năm 2010 Tăng 9.68%
4 Năm 2011 Tăng 2.2%
5 06 tháng đầu năm 2012 Tăng 0.55% 06 tháng cuối năm 2012 Giảm 1.43%
Cả năm 2012 Giảm 0.88%
Vàng không được xem là một thước đo hoặc một loại hàng hóa chủ lực trong chính sách điều tiết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và điều hành chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Khi mà vàng không được xem là một thước đo giá trị, một loại hàng hóa thì đồng nội tệ của Việt Nam (VND) là đồng tiền duy nhất mà luôn gắn liền với giá trị của hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ, giữa tiền và vàng có sự liên hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau, khi vàng tăng giá mạnh, những hệ quả của sự tăng giá đõ vẫn gây ra những tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp đối với tỷ giá VND như trong những năm vừa qua.
Khi giá vàng tăng với mức tăng trung bình từ 20-25%/năm, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính không thể không chú ý đến vàng, nhất là khi những loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản… chưa mang lại hiệu quả sinh lời như mong đợi. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển dịch một phần vốn vào vàng để vừa đa dạng hóa danh mục đầu tư, vừa hướng tới mục tiêu sinh lời kỳ vọng.
Tháng 6 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo tạm thời không cấp hạn mức nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng thương mại như trước đó, trừ trường hợp nhập khẩu can thiệp thì trường.
Có thể nói trong giai đoạn này, cung cầu vàng trong nước không còn liên thông với thế giới nữa. Vì nguồn cung vàng trong nước bị gián đoạn, bị thắt cổ chai và thiếu tính liên tục tại một số thời điểm nhất định do cái “van” nhập khẩu đang tạm khóa, nên chỉ cần nhà đầu từ muốn mua vàng, giá vàng trong nước sẽ tăng lên. Khi lực cầu không được đáp ứng đầu đủ, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh và nhanh hơn ở thế “lệch pha trên” so với giá vàng thế giới với mức chên lệch giá có khi lên đến hơn 1 triệu động/lượng vàng.
• Trường hợp không cho phép nhập khẩu vàng chính thức
Khi Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng chính thức và nếu mức chênh lệch giá quá lớn, sẽ có một khối lượng nhập khẩu “vàng không chính thức” vào Việt Nam thông qua đường biên giới giáp ranh với Campuchia, Lào và Trung Quốc để giải tỏa “cơn khát” vàng trong nước. Để “nhập” được số vàng này, một số đầu mối phải tích cực thu gom USD trên thị trường tự do để thanh toán số vàng nhập khẩu đó, tạo sức cầu và sự khan hiếm cục bộ đối với tiền mặt USD.
Do tình trạng thâm hụt mậu dịch bị mất cân đối trong một thời gian dài và do giá vàng vẫn tiếp tục tăng chưa có điểm dừng, thực tế cho thấy trong một số tình huống Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá chính chức theo “tín hiệu đón đầu” của tỷ giá tự do, khi mà người cần ngoại tệ và người có ngoại tệ đã xác lập trước một mức tỷ giá kỳ vọng mới. Đây là tình huống tỷ giá tăng trong bối cảnh không cho nhập khẩu vàng chính thức.
Khi đó sẽ dẫn đến lượng tiền VND bỏ ra để thu về ngoại tệ phục vụ cho các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ rất cao, dẫn đến giá bán sản phẩm ra thị trường cũng cao theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính sách quản lý hàng hóa của nước nhà và làm cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.
• Trường hợp cho phép nhập khẩu vàng chính thức
Từ năm 2011 Nhà nước cấp quota nhập khẩu vàng cho tám ngân hàng thương mại và công ty SJC để “tham gia bình ổn thị trường vàng” trong nước.Và theo Nghị định 24/2012/ NĐ-CP đã quyết định bỏ quy định cấp quota nhập khẩu vàng, không liên thông giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, ấn định thời hạn tất toán dịch vụ nhận gửi tiết kiệm và cho vay bằng vàng tại các ngân hàng thương mại đến ngày 30/6/2013, tuyên bố vàng miếng SJC trở thành nhãn hiệu vàng độc quyền, Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập vàng, độc quyền phát hành vàng SJC và là người độc quyền bán vàng để bình ổn thị trường, áp đặt những điều kiện ngặt nghèo cho các hộ kinh doanh vàng phải đăng ký lại…
Theo đó, một lượng ngoại tệ cũng sẽ được chi ra từ hệ thống ngân hàng thương mại trước kia và Ngân hàng Nhà nước hiện nay để thanh toán tiền nhập khẩu vàng. Có thể nói rằng trong bối cảnh hiện nay, việc nhập khẩu vàng bằng con đường chính thức hay không chính thức cũng đều tác động lên cung cầu ngoại tệ và gây áp lực lên tỷ giá.
Đây cũng chính là thế “tiến thoái lưỡng nan” mà Ngân hàng Nhà nước luôn luôn phải đối diện khi xử lý vấn đề nhập khảu vàng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng chính thức vẫn được xem là giải pháp tích cực hơn, vì Nhà nước sẽ đạt được nheieuf mục tiêu khác nhau như:
+ Kiểm soát được số lượng nhập khẩu.
+ Kiểm soát được danh thu từ việc nhập khẩu vàng. + Chủ động tăng nguồn cung vàng trong nước.
+ Giảm bớt sự căng thẳng tâm lý muốn mua vàng của người dân + Ngăn chặn tình trạng đầu cơ “đục nước béo cò”
+ Gia tăng tính công khia minh bạch tỏng chính sách quản lý thị trường vàng
+ Chủ động điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết, thay vì để cho thị trường tự do thản nhiên thao túng
Trong những năm gần đây, vàng không phải là nguyên nhân làm tiêu tốn ngoại tệ, mà ngược lại còn góp phần đáng kể trong việc cải thiện cán cân thương mại. Theo số liệu thống kê, từ năm 1998 đến năm 2010, Việt Nam nhập khẩu khoảng 339.8 tấn vàng và xuất khẩu khoảng 268.8 tấn. Như vậy trong giai đoạn này Việt Nam nhập siêu khoảng 71 tấn vàng. Trong năm 2011, xuất khẩu vàng và sản phẩm từ vàng đạt khoảng 2,1 tỷ USD, còn nhập khẩu khoảng 1,9 tỷ USD. Như vậy, năm 2011 Việt Nam xuất siêu 0,3 tỷ USD vàng ra thị trường thế giới. Kim ngạch nhập khẩu vàng năm 2011 tăng tới 101,6% so với năm 2010. Năm 2012 Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,5 tỉ USD, tăng 9,6% so với năm 2011. Tuy nhiên, sự đóng góp từ kim ngạch xuất siêu vàng chỉ giúp giảm bớt mức thâm hụt mậu dịch trong ngắn hạn. Vấn đề cốt lõi đó là sự mất cân đối trong cán cân thương mại suốt một thời gian dài luôn gây áp lực trực tiếp lên tỷ giá, không nhất thiết xuất phát từ vàng.