Đến 2010

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây (Trang 49)

xã Hà Đông đến 2010

STT Tên điểm công nghiệp làng nghề Địa điểm Quy mô dự kiến(ha)

Ghi chú

1 Điểm công nghiệp Vạn Phúc Phường Vạn Phúc 13,9 Đã triển khai

2 Điểm công nghiệp Đa Sỹ Xã Kiến Hưng 13,2 Đã triển khai

3 Điểm công nghiệp Dương Nội Xã Dương Nội 10

4 Điểm công nghiệp La Phù 2 Xã Dương Nội 10

5 Điểm công nghiệp Biên Giang Xã Biên Giang 11,5 Đã triển khai

6 Điểm công nghiệp Phụng Châu Xã Phụng Châu 10 Đã triển khai

Tổng diện tích các điểm công nghiệp 68,6

Việc xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề tạo sự đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sơ máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, các khu xử lý nước thải, khí thải tập trung…). Điều này khiến cho việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thuận tiện hơn. Và công tác QLMT trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là thực trạng ô nhiễm tại các làng nghề. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Đông chưa có điểm công nghiệp làng nghề đi vào sản xuất nhưng thực tế cho thấy trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tây vấn đề ô nhiễm tại các cụm, điểm công nghiệp làng nghề đã ở mức báo động. Hà Tây hiện có 24 cụm công nghiệp (CN) và 56 điểm CN làng nghề, một số đã hoạt động còn một số khác đang xây dựng nhưng đã phát sinh tình trạng ô nhiễm môi trường trầm

trọng do rác, nước và khí thải từ các cơ sở này xả ra. Đặc biệt, hiện nay các cụm, điểm CN làng nghề mới chỉ thu gom được trên 50% lượng rác, chất thải ứ đọng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh với mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận, do đó ý thức bảo vệ môi trường của họ còn kém. Trong khi đó việc tổ chức quản lý lại lỏng lẻo, không có sự giám sát thường xuyên và những chế tài xử phạt nghiêm khắc khi có vi phạm xảy ra, do đó các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có thể thoải mái thải chất ô nhiễm ra môi trường. Công nghệ sử dụng trong các cụm, điểm công nghiệp làng nghề thường lạc hậu và kém hiệu quả. Có những cụm, điểm công nghiệp còn không có khu vực quy hoạch cho việc xử lý chất thải. Để tránh tình trạng này, trước khi tiến hành xây dựng cần phải có bước lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường của các cụm điểm công nghiệp làng nghề một cách nghiêm túc. Đồng thời khi các cụm, điểm công nghiệp này đã đi vào hoạt động cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng về việc thực hiện cam kết của doanh nghiệp.

- Hoạt động thẩm định, cấp Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án thuộc diện phải lập cam kết và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được hướng dẫn theo văn bản Hướng dẫn sơ 1023/HD-UBND ngày 18/12/2006 về Trình tự, thủ tục Lập, đăng ký, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hà Đông. Đây thực sự là một công cụ kỹ thuật quan trọng trong hoạt động quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư nhằm kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm.

Trong năm 2006 Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Đông đã ký hợp đồng lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường tại hai cụm công nghiệp Yên Nghĩa và Vạn Phúc.

- Công tác quan trắc, kiểm tra giám sát về môi trường. Theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường thì việc phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông tiến hành ra soát và phân loại đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó tiến hành phân loại và quyết định danh mục cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường cần phải được xử lý. Thực hiện chức năng giám sát của HĐND được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND, Thường trực HĐND đã tổ chức các cuộc giám sát tại một số doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, cơ sở nằm trong danh sách đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Phòng Tài Nguyên Môi trường hằng năm phải thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường thành phố. Trong năm 2007, phòng đã tiến hành 02 đợt quan trắc về môi trường, đồng thời nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà Nước về môi trường Phòng đã dự định sẽ đầu tư mua sắm thêm một số trang thiết bị (gồm: máy đo nhanh các khí độc, máy đo bụi, đo tiếng ồn, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu nước).

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Đông chưa có thuế đánh vào nước thải nguy hại. Đối với các doanh nghiệp hiện nay chỉ đánh thuế nước thải với mức phí bằng 1/3 mức phí nước cấp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng nước cấp của thành phố, đối với các hộ sản xuất kinh doanh làng nghề chưa thực hiện thu phí nước thải.

Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp quy về quản lý môi trường nhưng hệ thống các văn bản này còn chưa đầy đủ, chồng chéo, gây ra nhiều khó khăn cho các đơn vị quản lý.

*) Chương trình hợp tác với các tổ chức. Nhằm tranh thủ sự giúp đỡ từ các tổ chức trong và ngoài nước trong UBND thành phố đã tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tham gia vào hoạt động QLMT, nhất là đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Vấn đề môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố là điều được sự quan tâm biệt của các tổ chức này. Đã có nhiều dự án thăm dò, thực hiện thí điểm vào nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường làng nghề. Tuy nhiên, các dự án này đạt hiệu quả chưa cao.

Một số hoạt động hợp tác với các tổ chức:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông đã tham gia hội thảo “Làng nghề Việt Nam vấn đề môi trường, đánh giá rủi ro và các giải pháp xử lý” do Bộ Tài nguyên và môi trường và CHLB Đức kết hợp tổ chức. Đoàn chuyên gia Đức cùng lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường, các ngành, trường Đại học Khoa học tự nhiên tham quan và làm việc với xã Dương Nội. Đoàn chuyên gia Đức đã lựa chọn Dương Nội để nghiên cứu và đầu tư kinh phí giúp đỡ xã giải quyết vấn đề môi trường.

- Dự án nằm Chương trình hợp tác môi trường châu Á giữa ICETT (trung tâm chuyển giao công nghệ Nhật Bản) và thị xã Hà Đông nhằm mục tiêu là sự phát triển bền vững tại mỗi địa phương, quản lý hành chính về môi trường tại cấp chính quyền địa phương, tăng cường hiệu lực của luật và các quy đinh, phát triển công nghệ môi trường sử dụng nguồn lực địa phương, nâng cao nhận thức về môi trường tại các cấp cơ sở.

Các vấn đề môi trường tại làng nghề Vạn Phúc đang là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với thành phố Hà Đông và rất cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp.

Hiện nay, thành phố Hà Đông đã có những bước đi nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho làng nghề Vạn Phúc.

2.4.2.1 Xây dựng làng nghề kết hợp sản xuất du lịch:

Vào năm 2003, UBND tỉnh Hà Tây đã phê duyệt dự án quy hoạch làng nghề Vạn Phúc thành một điểm du lịch hấp dẫn với số vốn đầu tư là 56 tỷ đồng. Mặc dù Dự án này đã được thông báo cho các chủ cơ sở dệt lụa nhưng tất cả vẫn còn trên giấy tờ, và chưa thấy có tỉnh có động thái gì. Hiện nay việc phát triển du lịch tại làng nghề hoàn toàn mang tính tự phát chưa có sự liên kết cũng như định hướng của các cơ quan chức năng. Tại làng nghề cũng đã hình thành hiệp hội làng nghề nhưng hiện nay hiệp hội làng nghề vẫn chưa phát huy được hoàn toàn các chức năng của mình, vẫn chưa đem tiếng nói của người dân đến các cấp chính quyền. Tuy nhiên, việc làng nghề phát triển theo hướng kết hợp sản xuất với du lịch cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Đồng thời để xây dựng hình ảnh đẹp của làng nghề trong mắt du khách nên vấn đề vệ sinh khu phố trên địa bàn Phường khá tốt. Trong tương lai hiệp hội làng nghề cần phát huy thêm vai trò của mình nhằm khuyến khích người dân chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường.

2.4.2.2 Xây dựng cụm công nghiệpVạn Phúc:

UBND tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 10/3/2005 về việc quy hoạch các cụm điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn thành phố

Hà Đông. Trong đó đang dự kiến thực hiện triển khai dự án quy hoạch diện tích 13,9ha cho khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề Vạn Phúc bao gồm quy hoạch khu vực sản xuất và tiến hành tẩy, nhuộm tập trung để tiện xử lý nước thải. Dự án này đã được Phòng Tài nguyên môi trường thành phố lập và phê duyệt cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện nay, đề án đã triển khai đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Hà Tây thì ô nhiễm tại các cụm điểm công nghiệp đang là thực trạng đáng báo động. Liệu cụm công nghiệp làng nghề Vạn Phúc khi đi vào vận hành có giữ được những cam kết được đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các cơ quan chức năng có sự giám sát triệt để hay không. Trường hợp Nhà máy dệt Hà Đông là một ví dụ, mặc dù báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy đã được phê duyệt nhưng công tác giám sát quá sơ sài, chỉ khi có kiến nghị của người dân về tình trạng ô nhiễm do công ty gây ra mới có những giám sát chặt chẽ hơn và hình thức xử phạt chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo.

2.4.2.3 Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước:

Hiện nay, đã có nhiều dự án, nghiên cứu nhằm cải thiện vấn đề môi trường làng nghề Vạn Phúc. Có thể kể đến là chương trình hợp tác giữa Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Hà Đông và Trung tâm chuyển giao công nghệ Nhật Bản (ICETT) trong khuôn khổ chương trình hợp tác môi trường của Châu Á vào năm 2004. Chương trình đã thông qua hoạt động: Xây dựng điểm phân loại rác tại nguồn tại Phường Vạn Phúc (do Công ty môi trường đô thị trực tiếp triển khai). Dự án được tiến hành trong hai năm: UBND Phường Vạn Phúc và Công ty Môi trường đô thị Hà Đông đã phát hành 3000 tờ rơi, lắp đặt 20 bảng hiệu kính tuyên truyền trong khu vực làng nghề. Trang bị 2625 kg túi nilon (màu xanh và màu đen) để đựng rác sau khi phân loại. Mỗi hộ gia đình được phát

0,3kg (bao gồm 2 loại) và đã phân cho 1567hộ và đặt 07 trạm trung chuyển tại 07 khu dân cư để thu gom rác. Sau khi triển khai dự án, chính quyền chủ động tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh của Phường, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra việc phân loại rác tại từng hộ gia đình. Địa phương lấy đội ngũ nòng cốt là Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, kết hợp ra quân cùng đội 3 của Công ty Môi trường – Đô thị, nhân dân phường tổng vệ sinh làm sạch đẹp môi trường và đồng thời mỗi người dân là những tuyên truyền viên tích cực cho phong trào “Toàn dân tích cực hưởng ứng và làm tốt việc phân loại rác thải tại gia đình”. Sau hai năm thực hiện dự án đã đạt được một số kết quả. Ý thức người dân trong khu vực triển khai dự án đã có chuyển biến, khối lượng rác được phân loại có thành phần 87,05% là rác chôn lấp; 12,05% là rác tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ tiến hành trong phạm vi vùng dự án và không tạo ra được ảnh hưởng đối với khu vực dân cư xung quanh. Khi được hỏi về dự án phân loại rác tại nguồn tại làng nghề Vạn Phúc ông Nguyễn Hữu Chỉnh -Chủ tịch hiệp hội làng nghề cho biết hoàn toàn không biết đến vấn đề này. Đồng thời việc thực hiện chỉ tiến hành trong thời gian dự án diễn ra (2 năm), sau đó mọi việc đâu lại vào đấy. Có thể nói việc thực hiện phân loại rác tại nguồn được thực hiện chỉ coi trọng về mặt hình thức mà chưa hướng đến mục tiêu lâu dài.

Ngoài ra trong những năm gần đây làng nghề Vạn Phúc cũng đã nhận được sự hỗ trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản) với chương trình nghiên cứu xử lý ô nhiễm làng nghề, bằng cách đặt thử nghiệm một số thiết bị xử lý nhỏ tại các gia đình để giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng chất tẩy, nhuộm, nhưng hiệu quả không cao. Các cán bộ Khoa Hóa, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng tiến hành nghiên cứu, lắp đặt một thiết bị tương đối lớn để xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh vật, thử nghiệm trong hơn 8 tháng,

cũng không cho kết quả khả quan vì nước thải chảy khắp cả làng. Đề tài nghiên cứu có hiệu quả (nước thải sau xử lý trong, sạch) nhưng hiệu suất không cao.

Có thể nói nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ (NGOs)là điều thuận lợi trong công tác QLMT. Các tổ chức này hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Mục tiêu của NGOs là nâng cao chất lượng sống của con người. Vấn đề môi trường làng nghề vốn là một trong những mối quan tâm của NGOs, họ sẵn sàng đầu tư rất nhiều tiền vào nhằm cải thiện chất lượng môi trường làng nghề. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng đòi hỏi tính hiệu quả từ những đầu tư của họ. Trong khi đó, việc giải quyết vấn đề môi trường lại đang là một thách thức với chúng ta. Nhiều chương trình, dự án đã được đưa ra nhưng việc thực hiện lại không đạt hiệu quả hoặc chỉ mang tính hình thức. Điều này đã khiến nhiều cơ hội bị bỏ qua. Đối với khu vực Phường Vạn Phúc, nếu các hộ gia đình sản xuất tập trung, có khu nước thải tập trung có lẽ đã nhận được những hỗ trợ từ ICETT, JICA trong việc xây dựng các thiết bị nhằm xử lý nước thải của làng nghề, để cho nước thải do làng nghề Vạn Phúc thải ra không quá gây ô nhiễm cho môi trường.

2.4.2.4 Thành lập tổ thu gom rác tự quản:

Trước khi ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị tại một số thôn tại Phường Vạn Phúc đã tự tổ chức tổ thu gom rác với mô hình đơn giản

Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ thu gom rác tự quản tại Vạn Phúc

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w