Bảng 1.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch và nung vôi

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây (Trang 25)

TT Tên làng nghề Lượng SP/năm Bụi tấn/năm CO tấn/năm SO2 tấn/năm NO2 tấn/năm

1 Khai Thái, Hà Tây 170 triệu viên 3.774 477,7 72,93 339,16

2 Dạ Trạch, Hưng Yên 9,7 triệu viên 215 27,2 6,9 26,9

3 Hưng Lộc, Thanh Hóa 10 triệu viên 222 28,1 7,15 27,8

4 Đại Cát, Khánh Hòa 14,1 triệu viên 313 39,6 10 39,2

5 Phước Lâm, Khánh Hòa 63,3 triệu viên 1.405,3 177,9 42,55 176

6 Tân Yên, Bình Dương 967 triệu viên 21.467 2.717 691 2.688

7 Các làng nghề Mang Thít, Vĩnh Long

310 triệu viên

6.822 871 221,7 861,8

8 Đồng Tân, Thanh Hóa 49.680 tấn vôi 131 216 162,7 122

9 Kiện Khê, Hà Nam 19.000 tấn vôi 598 985 556 556

10 Đáp Cầu, Bắc Ninh 50.000 tấn vôi 182 300 226 170

11 Duyệt Lễ, Hưng Yên 60.000 tấn vôi 33 54 41 30

Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống

Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn: Tiếng ồn lớn chỉ tập trung ở một số làng nghề cơ khí, đúc, mộc, dệt. Tiếng ồn xuất phát từ các máy móc như máy cưa, máy bào, máy cán sắt, máy mài, máy đột dập, máy dệt... Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của người dân. Tiếng ồn lớn gây khó chịu, giảm khả năng tập trung vào công việc. Nếu tiếp xúc với tiếng động có cường độ lớn và thường xuyên làm giảm khả năng nghe và có thể bị điếc.

Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo hộ lao động gần đây cho thấy trong các làng nghề, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%.

Cùng với sự phát triển của làng nghề là sự phát sinh một lượng chất thải lớn. Hầu hết các chất thải này đều đổ trực tiếp các nguồn nước (sông, kênh mương) đất canh tác, để dự phòng... Điều này làm thay đổi thành phần lý hoá tính của đất, ảnh hưởng đến mùa màng và hoa màu của nông dân tại làng nghề và cả các vùng lân cận.. Đồng thời các chất ô nhiễm có trong môi trường nước đã ngấm vào môi trường đất khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm trầm trọng.

Ngoài ra việc khai thác đất bừa bãi không theo quy hoạch của gây thoái hoá đất, phá huỷ thảm thực vật, tăng nguy cơ xói mòn và giảm độ phì của đất, hậu quả là cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng.

1.3.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề

Để cải thiện hiện trạng môi trường ở các làng nghề, thì trước hết cần phải tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển sản xuất một cách có quy hoạch và hợp lý. Làng nghề có phát triển được, thì đầu tư cho vấn đề môi trường mới được chú trọng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, có biết bao nhiêu rào cản đối với sự phát triển bền vững của một làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống với các sản phẩm truyền thống không phải luôn phù hợp với nhu cầu thị trường. Vậy để tìm hướng đi thích hợp cho sự phát triển bền vững của một làng nghề cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền và sự tham gia tích cực của cộng đồng với phương châm vấn đề môi trường làng nghề phải do chính bà con dân làng nghề tham gia giải quyết cùng với sự giúp đỡ của của cộng đồng, từ các cấp quản lý Trung ương tới địa phương và của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Hiện nay, đã có nhiều giải pháp được áp dụng đồng thời nhằm giải quyết vấn để môi trường làng nghề. Nhưng có thể phân ra thành hai hướng giải pháp cơ bản: Giải pháp về công nghệ và Giải pháp về quản lý.

Các làng nghề thường sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu thường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp tối ưu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề. Hiện nay, các nhà khoa học rất chú trọng vào việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất làng nghề.

*) Áp dụng các mô hình sản xuất làng nghề gắn với sản xuất sạch hơn

Mô hình này chú trọng vào các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượng phát thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên; áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chất thải phù hợp (chú trọng tới biện pháp tái chế, tái sử dụng) nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả.

Để thực hiện tốt hướng này, các cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường các địa phương cần có kế hoạch trong việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung ương để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương mình, trong đó chú trọng tới cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với quy mô, trình độ của các làng nghề và chú trọng tới các biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ, nhằm khuyến khích các hộ sản xuất tự nguyện sử dụng. Bên cạnh đó Nhà Nước cần hỗ trợ cho các làng nghề khi áp dụng các công nghề và tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các công nghệ này.

Năm 2005, Liên minh HTX Việt Nam cũng đã bước đầu xây dựng mô hình thử nghiệm về sản xuất sạch hơn cho một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.

1.3.3.2 Giải pháp về quản lý

Với đặc trưng của làng nghề thường sản xuất với quy mô hộ gia đình, các cơ sở sản xuất không tập trung, thường phân bố trong khu vực làng, xã do đó đối

với quản lý làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt. Đồng thời tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô cấp tỉnh, huyện, xã tới thôn xóm. Ở cấp xã việc quản lý làng nghề có thể được triển khai cụ thể, phù hợp nhất đối với điều kiện của địa phương mình. như việc quy định về đóng góp cho quỹ môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm.

Trong quản lý làng nghề có thể bao gồm nhiều giải pháp như giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn bảo vệ môi trường, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường tại các làng nghề thường xuyên. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục môi trường giúp người dân trong các làng nghề nhận thức môi trường, đồng thời qua đó hướng sự quan tâm của người dân vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLMT.

*) Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường - Chuyển đổi làng nghề thành khu du lịch

Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch. Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Để làng nghề phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và tính nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống ở làng nghề. Với các làng nghề kết hợp với khu du lịch theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Việc

phát triển các làng nghề theo hướng này chủ yếu nên áp dụng với các làng nghề truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mang tính đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, gốm sứ… Hiện nay, những làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Tây), đồ đá Non Nước (Quảng Nam), nghề thêu ở Huế...đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Đối với làng nghề đồ đá Non Nước việc chuyển đổi thành khu du lịch thực sự đã hồi sinh cả làng nghề. Từ khi có lệnh cấm khai thác đá trên núi Ngũ Hành Sơn nhằm bảo vệ môi trường người dân đã gặp khó khăn trong việc mua đá do phải nhập đá từ vùng khác, giá thành nguyên liệu tăng cao nên đã diễn ra hiện tượng khai thác đá trái phép. Sản xuất của làng nghề đi xuống. Từ khi hình thành làng du lịch Non Nước, thu nhập người dân tăng lên, nhiều gia đình chuyển sang tham gia vào sản xuất làng nghề và cung cấp các dịch vụ du lịch.

*) Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn:

Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình sản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề.

Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay đang rất bức xúc xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ áp lực lên môi trường sống của người dân nông thôn và cũng phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, công nghiệp ở nông thôn nước ta cần phải được tổ chức lại sao cho có hệ thống, trật tự và phát triển bền vững, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội và tránh gây ô nhiễm đến môi trường.

Những thế mạnh của các làng nghề tiểu thủ công truyền thống được phát huy trong bối cảnh xã hội hiện đại, vừa tạo vị thế của ngành tiểu thủ công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hoá nông thôn đang được đẩy mạnh thông qua việc phát triển

các khu công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc thông qua việc bảo tồn các làng nghề truyền thống.

Việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp làng nghề cũng tạo thuận lợi trong việc quy hoạch các làng nghề cách xa các khu vực tập trung dân cư, xây dựng khu xử lý tập trung và thực hiện QLMT.

*) Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề

Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện công tác quan trắc thuận lợi cần có những đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại. Đây là yêu cầu khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà Nước và các tổ chức trong và ngoài nước.

*) Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng nghề, góp phần bảo vệ môi trường làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất nghề. Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm chất lượng môi trường gây ra mà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề. Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề và của toàn thể cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.

Để đảm bảo cho cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, cần thiết phải có sự kết hợp hiệu quả và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền địa

phương, cộng đồng và sự phối hợp với những nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó cộng đồng phải tham gia đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát và chia sẻ quyền lợi. Trên hết muốn huy động nguồn lực từ nhân dân phải cho người dân thấy rõ lợi ích từ các mô hình mang lại.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, QLMT TẠI LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC - THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG - TỈNH HÀ TÂY

Thành phố Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64ha. Gồm 15 đơn vị hành chính (8 xã và 7 phường). Dân số năm 2006 có 179.302 người, trong đó dân số nội thị chiếm 88.708 người chiếm 49,47%, khu vực nông thôn có 90.594 người chiếm 50,53%, mật độ dân số là 3.772 người/km2. Không chỉ là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục của tỉnh Hà Tây và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội, thành phố Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là vị trí địa lý rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Thành phố Hà Đông vốn có nhiều làng nghề có truyền thống từ lâu đời với làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc, Dương Nội; làng rèn Đa Sỹ - Kiến Hưng, nghề mỹ nghệ Huyền Kỳ - Phú Lãm…

Trong những năm qua nhờ sự đầu tư của thành phố cùng với việc nhu cầu về các sản phẩm làng nghề như dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ gia tăng nên các làng nghề tại Hà Đông đang phát triển mạnh. Một số làng nghề như làng nghề dệt nhuộm La Khê đang dần được khôi phục. Sự phát triển của làng nghề đã tạo thêm thu nhập cho người dân. Theo ước tính thu nhập trung bình của các làng nghề trên địa bàn thành phố khoảng 600.000 đến 700.000 đồng. Hoạt động sản xuất của các làng nghề đã làm thay đổi bộ mặt của các làng nghề. Đời sống người dân được cải thiện, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngày càng tấp nập. Số hộ gia đình chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề ngày càng tăng.

Bên cạnh sự phát triển đáng vui mừng ấy là những nỗi lo về các vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề. Môi trường sản xuất chật hẹp và mật độ các hộ gia đình sản xuất cao cùng với việc chất thải làng nghề đang vô tư thải ra không được xử lý đã khiến cho môi trường tại đây đang xuống cấp trầm trọng.

Hiện nay giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề dệt nhuộm, sơn mài đang là vấn đề mà tỉnh Hà Tây nói chung và thành phố Hà Đông nói riêng chưa thể giải quyết. Theo khảo sát về hiện trạng môi

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w