Đầu tư vào nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 27)

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 –

2.2.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì hệ thống Ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Có thể thấy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Với Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, bên cạnh các Ngân hàng Nhà Nước đã ra đời trước đây thì ngày nay hàng loạt các Ngân hàng thương mại ra đời. Để có thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính, các Ngân hàng khác trong và ngoài khu vực Ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thì cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ. Bên cạnh việc không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ thì Ngân hàng luôn luôn cố gắng thu hút lao động bằng cách đảm bảo thu nhập và các lợi ích khác cho cán bộ, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, năng động, sáng tạo. Với xác định ngay từ ban đầu luôn coi con người là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành công, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện phương châm “Mỗi cán bộ phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức. Vì vậy, BIDV luôn bảo đảm những quyền lợi hợp pháp của người lao động. Từ đó BIDV cũng đã đang và không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động để mọi

người thấy rằng “BIDV chính là ngôi nhà chung của mình”. Chi nhánh Đông Đô cũng luôn coi đây là phương châm của mình, do đó chi nhánh luôn khuyến khích động viên các cán bộ công nhân viên đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, chi nhánh cũng thường xuyên cử các cán bộ đi học các khóa đào tạo do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tổ chức như: đào tạo quản trị ngân hàng cao cấp, đào tạo theo chuyên đề nghiệp vụ, đào tạo ngoại ngữ tin học, đào tạo theo thỏa thuận hợp tác với nước ngoài... Riêng năm 2008 chi nhánh đã đầu tư tới 51 triệu đồng để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ. Các khóa đào tạo đã được đặc biệt chú trọng tới việc thiết kế nội dung, chương trình và áp dụng các phương thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng để nâng cao trình độ quản lý kỹ năng nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về cơ chế thị trường, năng lực tiếp thu công nghệ mới thông qua hình thức mở các khóa đào tạo sau đại học, chuyển đổi các lớp tập huấn, hội thảo theo chuyên đề trong và ngoài nước. Thông qua các chương tình đào tạo, trình độ và tri thức của các càn bộ đã từng bước nâng lên, cập nhật những kiến thức mới đáp ứng ngay cho công việc kể cả các nghiệp vụ mới phát sinh, lấp dần lỗ hổng kiến thức và kỹ năng trong quá trình chuyển đổi. Số lượng lao động của chi nhánh hiện nay là 156 người, tuổi đời không quá 27 nhiệt tình năng động, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Tuy kinh nghiệm còn thiếu nhưng với sự ham học hỏi của mình từng bước đội ngũ nguồn nhân lực này sẽ mang lại thành công cho chi nhánh, từ đó góp phần khẳng định vị thế của Chi nhánh nói riêng và của cả Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung.

Bảng 9: Số lượng lao động của chi nhánh Đông Hà Nội

(Đơn vị: người, tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số lao động 146 158 156

Lợi nhuận sau thuế bình quân/người 0.325 0.273 0.531

(Nguồn: Phòng KHTH)

Có thể nói, cùng với các hoạt động đầu tư khác thì đầu tư vào nguồn nhân lực đã đem lại hiệu quả cao cho chi nhánh. Chúng ta phần nào có thể thấy điều đó qua bảng trên.

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 27)