Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Một phần của tài liệu giao anLOP 5Tuan 3 (Trang 34 - 36)

III. Hoạt động dạy và học:

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

I.Mục đích, yêu cầu:

-HS tìm được một số câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện. Nhận xét được lời kể của bạn.

- HS kể được nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, chân thực; chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

-Biết làm những việc tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

- GV và HS có thể mang đến lớp một số tranh, ảnh minh họa những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.

III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định:

2. Bài cũ: HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về một anh

hùng, danh nhân ở nước ta và nêu ý nghĩa câu chuyện đó.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Xung quanh ta hẳn không ít nguời những con nguời tốt với những việc làm tốt họ đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. Trong tiết kể chuyện hôm nay mong

các em hãy kể cho nhau nghe những điều mà em tận mắt chứng kiến đó – GV ghi đề lên

bảng.

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học cảu HS

HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài:

-Gọi 1 em đọc đề bài.

H: Đề bài yêu cầu gì? (kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia). Thể loại có gì khác so với thể loại kể chuyện lần trước? (chuyện được tận mắt chứng kiến hoặc câu chuyện của chính em không phải câu chuyện có sẵn). Đối tượng trong câu chuyện là người thế nào? (Người làm việc tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước) – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài.

HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện.

-Gọi 1 HS đọc gợi ý 1; 2 cả lớp đọc thầm và nêu chuyện mà mình định kể cho lớp và các bạn cùng nghe (Chỉ giới thiệu tên người và công việc của họ làm) – nếu HS chọn nội dung câu chuyện chưa phù hợp GV giúp HS có định hướng đúng).

-Gọi 1 HS đọc gợi ý 3 cả lớp đọc thầm và trải lời:

H: Em kể theo gợi ý nào? Nên kể câu chuyện như thế nào? (Ở gợi ý a kể câu chuyện phải có: mở đầu, diễn biến, kết thúc và nêu được suy nghĩ của em về hành động của người đó. Ở gợi ý b: Kể về ai? Người ấy có lời nói hành động gì đẹp? Em nêu được suy nghĩ của mình

-1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm. -HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung. -1HS đọc gợi ý 1;2 SGK, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn. -HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.

về hành động của người đó.)

-Yêu cầu HS viết ra những ý chính của câu chuyện mình định kể ra giấy nháp.

HĐ 3: HS thực hành kể chuyện:

-Tổ chức cho HS dựa vào ý chính đã viết kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Sau đó thảo luận về ý nghĩa câu chuyện hoặc nêu suy nghĩ của mình về nhân vật trong chuyện. GV đến từng nhóm nghe HS kể, h/dẫn, uốn nắn.

-Tổ chức cho hs thi kể chuyện nối tiếp trước lớp. Mỗi em kể xong tự nói suy nghĩ về nhân vật trong chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời bạn câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

-Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.

-HS kể chuyện theo nhóm 2 em, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.

-HS thi kể chuyện trước lớp. -HS bình chọn.

4. Củng cố . Dặn dò:

-Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe; đọc trước phần gợi ý, quan sát hình ảnh có kèm lời bài: “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”.

-GV nhận xét giờ học.

Một phần của tài liệu giao anLOP 5Tuan 3 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w