0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Luyện tập tả cảnh

Một phần của tài liệu GIAO ANLOP 5TUAN 3 (Trang 29 -32 )

III. Hoạt động dạy và học:

Luyện tập tả cảnh

I.Mục đích – yêu cầu:

- HS biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.

-Có kĩ năng chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.

- HS mạnh dạn trình bày dàn ý trước lớp rõ ràng, tự nhiên.

II.Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa. - HS: Dàn ý bài văn tả cơn mưa.

III.Các hoạt động dạy – học: 1.Ổn định.

2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc lại dàn ý miêu tả cơn mưa đã lập ở tiết trước. 3.Bài mới.

HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài tập 1:

-Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1.

-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bốn đoạn và xác định nội dung chính của mỗi đoạn.

-Gọi HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét.

-GV nhận xét, chốt lại ý chính cho mỗi đoạn (bằng cách đưa bảng phụ đã viết nội dung chính của 4 đoạn văn).

Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay. Đoạn 2: Tả ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.

Đoạn 3: Tả cây cối sau cơn mưa.

Đoạn 4: Tả đường phố và con người sau cơn mưa.

-GV giao nhiệm vụ cho cả lớp:

Chọn, hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn bằng cách viết

thêm vào chỗ có dấu (…).

-Tổ chức cho HS làm bài vào vở – GV theo dõi nhắc nhở. Nếu HS còn lúng túng GV nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính mỗi đoạn ví dụ đoạn 4 nội dung chính tả: Đường phố và con người sau cơn mưa thì chỉ viết thêm về đường phố và con người.

-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh đoạn văn hợp lí, tự nhiên. Ví dụ thêm vào chỗ(…) các nội dung sau:

-HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1, lớp đọc thầm.

-HS trả lời, HS khác nhận xét.

-HS làm bài vào vở.

-HS đọc bài nối tiếp nhau trước lớp.

Đoạn 1: Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ô tô phóng qua, nước té lên sau bánh xe.

Đoạn 2: -Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt.

-Đàn gà con xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ.

-Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm.

Đoạn 3:Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên là đang nhè nhẹ toả hương.

Đoạn 4: Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:

- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài.

Gợi ý: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.

1 em nêu, lớp theo dõi vào SGK.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Sau 10 -12 phút làm bài, yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét.

- GV nghe, nhận xét và chấm điểm cho học sinh.

- Từng cá nhân thực hiện. 5-6 em lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn.

4.Củng cố- Dặn dò:

- Về nhà hoàn thiện các đoạn văn còn lại vào vở, chuẩn bị bài: “Luyện tập tả cảnh”.

- Nhận xét tiết học.

_____________________________________________________

KĨ THUẬT:

Đính khuy bấm (tiết 1) I.Mục tiêu:

-HS nắm được quy trình đính khuy bấm.

-HS nhớ và nêu được quy trình đính khuy bấm. -Rèn luyện HS kĩ năng quan sát, nhận xét.

II. Chuẩn bị:

GV: Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm. HS +GV: một mảnh vải, kim chỉ khâu, phấn vạch, thước.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định:

2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ tiết học. 3. Bài mới:

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.

HĐ 1: Quan sát nhận xét mẫu.

-GV y/c HS quan sát các chiếc khuy bấm đã mang đến lớp và các khuy bấm ở SGK hình 1a. Trả lời câu hỏi:

H: Nêu đặc điểm hình dạng của khuy bấm?

-GV cho HS quan sát mẫu khuy hai lỗ ở các sản phẩm may mặc như áo,…và hình 1b SGK/12, trả lời câu hỏi:

H: Nêu nhận xét về các đường khâu trên khuy bấm?

-GV giới thiệu phần lồi, phần lõm của khuy bấm được đính trên sản, yêu cầu HS trả lời:

H: Nêu vị trí phần lồi, phần lõm của khuy bấm trên sản

phẩm?

- GV chốt các ý trả lời của HS:

-HS quan sát các chiếc khuy bấm đã mang đến lớp và các khuy bấm ở SGK hình 1a, trả lời câu hỏi.

- HS quan sát mẫu khuy hai lỗ ở các sản phẩm may mặc như áo,…và hình 1b SGK/12, trả lời câu hỏi.

-Quan sát phần lồi, phần lõm trên sản phẩm và trả lời.

+ Khuy bấm được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có hai phần là phần mặt lồi và phần mặt lõm được cài khớp vào nhau . Mỗi phần khuy có 4 lỗ ở sát mép khuy và cách đều nhau. +Khuy bấm được đính vào vải bằng các đường khâu nối từng lỗ khuy với vải. Mỗi phần

khuy bấm được đính vào một nẹp của sản phẩm may mặc.

+ Vị trí đính phần mặt lồi ngang bằng với vị trí đính phần mặt lõm ở nẹp bên kia.

HĐ 2: Hướng dẫn thao tác đính khuy bấm:

-Yêu cầu HS theo nhóm 2 em đọc mục 1; 2 kết hợp quan sát hình 2; 3; 4; 5; 6 SGK , trả lời câu hỏi:

H: Hãy nêu các bước đính khuy bấm? -GV nhận xét và chốt lại:

*Bước1: Vạch dấu các điểm đính khuy (trên cả 2 nẹp áo).

*Bước 2: Đính khuy vào các điểm vạch dấu: - Đính mặt lõm của khuy bấm. - Đính mặt lồi của khuy bấm.

- GV hướng dẫn từng bước: Cứ mỗi bước GV yêu cầu HS quan sát cách hướng dẫn và các hình minh họa SGK, thực hiện thao tác làm, GV quan sát uốn nắn thêm.

-GV nhận xét và chốt lại cách làm khuy bấm và làm nhanh toàn bộ thao tác cho HS theo dõi:

* Khi đính khuy bấm, cần lên kim qua lỗ khuy, xuống kim sát mép bên ngoài lỗ khuy. Mỗi lỗ khuy khâu 3-4 lần như vậy.

* Khi đính mặt lồi của khuy bấm, chỉ khâu vào một lượt vải của nẹp để rút chỉ và đường khâu khuy không lộ ra mặt phải của sản phẩm.

- Gọi HS nhắc lại cách đính khuy bấm, tổ chức cho HS tập đính khuy bấm. HS theo nhóm 2 em đọc mục 1; 2 kết hợp quan sát hình 2; 3; 4; 5; 6 SGK và trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. -HS quan sát nêu cách làm và thực hiện thao tác trước lớp, HS khác nhận xét.

-HS nhắc lại cách đính khuy bấm và tập đính khuy bấm.

4. Củng cố – Dặn dò:

- HS đọc phần ghi nhớ ở SGK/15, thu dọn dụng cụ.

-Chuẩn bị vải, kim chỉ khâu, khuy bấm hôm sau đính khuy bấm (tiếp). -GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS có tinh thần thái độ học tập tốt.

______________________________________________________

TOÁN:

Một phần của tài liệu GIAO ANLOP 5TUAN 3 (Trang 29 -32 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×