Cơ quan và các chức danh của Hội.

Một phần của tài liệu MÔN KIẾN THỨC CHUNG LIÊN HỆ THỰC TẾ -ÔN THI CÔNG CHỨC CÀ MAU 2017 hot (Trang 33)

- Quản lý các loại tài liệu mật:

b,Cơ quan và các chức danh của Hội.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất ở mỗi cấp Hội là đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể hội viên của cấp đó.

- Đại hội được tổ chức 5 năm một lần. Trường hợp đặc biệt do Hội LHPN cấp trên trực tiếp xem xét quyết định.

- Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự.

- Thành phần, số lượng đại biểu đại hội cấp nào do BCH cấp đó quyết định và triệu tập. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội mỗi cấp gồm:

* Ủy viên BCH đương nhiệm * Đại biểu bầu từ dưới lên.

* Đại biểu chỉ định (không quá 10%)

- Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của mỗi cấp là BCH Hội LHPN cấp đó, do đại hội bàn bạc dân chủ, thương lượng, giới thiệu bầu ra. Hình thức bầu cử bằng biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do đại hội cấp đó quyết định. Người trúng cử vào BCH phải được trên 50% đại biểu tín nhiệm bầu (so với tổng số đại biểu triệu tập).

- BCH Trung ương Hội LHPN Việt nam bầu Đoàn Chủ tịch trong số ủy viên BCH; bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch, nhưng không quá 20% so với tổng số ủy viên BCH.

BCH Hội LHPN cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên BCH. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không quá 1/3 so với tổng số ủy viên BCH; bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ.

Người trúng cử vào Đoàn chủ tịch, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các cấp phải được trên 50% tổng số ủy viên BCH tín nhiệm bầu.

BCH được quyền bầu bổ sung ủy viên BCH cấp mình, nhưng trong một nhiệm kỳ không quá 1/3 số ủy viên BCH do đại hội quyết định. Khi cần thiết, BCH Hội LHPN cấp trên được quyền chỉ định ủy viên BCH Hội LHPN cấp dưới.

Câu 18: Trình bày hệ thống tổ chức, cơ quan và các chức danh của Hội Nông dân Việt Nam?

1. Hội nông dân việt nam

Hội nông dân việt nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt nam; cơ sở chính trị của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Hội được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1930, tiền thân là Nông hộ đỏ. Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

2. Hệ thống tổ chức, cơ quan và các chức danh của Hội

a, Hệ thống tổ chức. Gồm 4 cấp:

- Trung ương.

- Tỉnh và tương đương. - Huyện và tương đương.

- Xã và các đơn vị tương đương cùng cấp.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội nông dân Việt nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội cấp đó.

- Số lượng và cơ cấu đại biểu đại hội cấp nào do BCH cấp trên trực tiếp hướng dẫn và do BCH cấp đó quyết định.

Đại hội chỉ hợp lệ khi có mặt 2/3 tổng số hội viên (nếu là đại hội toàn thể hội viên) hoặc 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập trở lên (nếu là đại hội đại biểu).

- Đại biểu chính thức của đại hội gồm: * Ủy viên BCH đương nhiệm cấp đó. * Đại biểu do cấp dưới bầu lên.

* Đại biểu do BCH cấp triệu tập đại hội chỉ định. Số đại biểu chỉ định không quá 5% tổng số đại biểu được triệu tập.

- Nhiệm kỳ của đại hội là 5 năm. Trường hợp đặc biệt đại hội nhiệm kỳ có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định nhưng không quá 1 năm và phải được Hội cấp trên trực tiếp đồng ý, thông báo cho Hội cấp dưới biết.

- Cơ quan lãnh đại giữa 2 kỳ đại hội là BCH. BCH cấp dưới phải được BCH cấp trên trực tiếp công nhận. BCH bầu Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ. Số lượng và cơ cấu BTV do BCH quyết định. Tổng số ủy viên BTV không quá 1/3 tổng số ủy viên BCH, trường hợp khuyết thì được bầu bổ sung cho đủ số lượng.

Thường trực gồm chủ tịch, các phó Chủ tịch thay mặt BTV giải quyết công việc giữa hai kỳ hội nghị Ban Thường vụ theo nghị quyết, chủ trương của BCH, Ban Thường vụ.

Trường hợp đặc biệt cần chỉ định BCH Hội Nông dân lâm thời thì BCH Hội cấp trên trực tiếp chỉ định các ủy viên BCH, BTV, Chủ tịch, phó Chủ tịch.

BCH lâm thời có nhiệm vụ thực hiện Điều lệ và các quy định của Hội; chẩn bị và tổ chức đại hội để bầu ra BCH chính thức. Thời gian hoạt động của BCH Hội Nông dân lâm thời không quá 6 tháng.

- Ban Thường vụ Trung ương Hội họp thường kỳ ba tháng một lần. BTV Trung ương Hội thay mặt BCH Trung ương Hội chỉ đạo các cấp Hội tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội và các nghị quyết của BCH, Ban Thường vụ Hội. Ban Thường vụ Trung ương Hội thành lập Văn phòng, các Ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp làm tham mưu, giúp việc. Ban Thường vụ tỉnh, thành Hội thành lập Văn phòng và các ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp theo hướng dẫn của BTV Trung ương Hội. Cấp huyện và cơ sở phân công cán bộ phụ trách các mặt công tác của Hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ban chấp hành từ cấp huyện trở lên họp thường kỳ một năm hai lần. Ban Thường vụ tỉnh, thành Hội, huyện, thị Hội mỗi tháng họp một lần. Khi cần thiết BCH, BTV Hội Nông dân các cấp họp bất thường.

- Hội nghị BCH, BTV chỉ hợp lệ khi có mặt 2/3 số ủy viên được triệu tập trở lên. Nghị quyết BCH, BTV có giá trị khi hơn 1/2 tổng số ủy viên BCH hay BTV được triệu tập biểu quyết đồng ý.

Câu 19: Trình bày nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên cộng sản HCM có các nhiệm vụ sau:

1. Đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi

Với mục đích và bản chất của sự ra đời, hoạt đọng và phát triển của đoàn thanh niên cộng sản HCM là tập hợp thanh thiếu nhi vào tổ chức theo đường lối lãnh đạo của đảng CSVN. Điều này đã được ghi trong nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước và điều lệ của đoàn. Nhiệm vụ đoàn kết tập hợp thanh thiếu niên là một quy luật tất yếu trong vận động và phát triển các tổ chức thanh niên. Đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức Đoàn, mỗi cấp bộ Đoàn.

2. Giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên

Giao dục là nhiệm vụ cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mọi hoạt động của Đoàn, trong mọi giai đoạn phát triển của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM.

Nội dung giáo dục của Đoàn mang tính rộng lớn và toàn diện cả về nội dung, hình thức và đối tượng: đọa đức, chính trị, lối sống, pháp luật, văn hóa, xã hội, truyền thống, khoa học kĩ thuật… Hình thức giáo dục của đoàn phong phú, đa dạng, luôn luôn phải đổi mới theo yêu cầu đổi mới của xã hội và của thanh thiếu nhi. Phương pháp giáo dục thanh niên phải mang tính nghệ thuật và khoa học cao. Lấy mục đích đào tạo, bồi dưỡng lý tưởng, chính trị, kỹ năng văn hóa, xã hội, chuyên môn nghề nghiệp lên hàng đầu. coi trọng đặc điểm tâm lý lứa tuổi, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh thiếu niên.

3. Đưa thanh niên vào hoạt động cách mạng, tham gia phát triển kinh tế, xã hội lập nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Công tác đoàn thanh niên kết hợp với thanh thiếu nhi vào tổ chức nhằm giáo dục lý tưởng cho thanh thiếu nhi là những nhiệm vụ mang tính mục đích. Muốn giáo dục thanh thiếu niên phải thông qua các chương trình hoạt động cách mạng cụ thể, trong mọi lĩnh vực. Và thông qua các chương trình hành động cách mạng nhằm tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên. Các tổ chức Đoàn từ Trung ương đến cơ sở đều phải luôn tạo ra các phong trào, chương trình hành động cụ thể nhằm thu hút tập hợp thanh niên.

4. Phụ trách thiếu niên nhi đồng.

Đảng và Nhà nước trực tiếp giao cho Đoàn thanh niên nhiệm vụ “Giáo dục chăm sóc, bảo vệ thiếu niên nhi đồng” vì muốn tổ chức Đoàn mạnh phải đào tạo, bồi dưỡng bắt đầu từ việc xây dựng Đội. Việc Đảng giao cho công tác trực tiếp giáo dục, chăm sóc, bảo vệ thiếu niên nhi đồng cho Đoàn thanh niên dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lý lứa tuổi gần nhau của thanh niên và thiếu nhi; sự kế thừa logic trong phát triển tổ chức thanh thiếu nhi và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Cử cán bộ, đoàn viên có phẩm chất, năng lực phụ trách Đội, Đoàn làm tốt công tác thiếu nhi để khẳng định vai trò của Đoàn trong sự nghiệp đào tạo giáo dục thế hệ mai sau cho đất nước.

5. Đoàn tham gia xây dựng Đảng và bảo vê chính quyền

Tham gia xây dựng Đảng và bảo vệ chính quyền là trách nhiệm cảu các cấp bộ đoàn thanh niên. Đoàn là thành viên trong hệ thông chính trị, do vậy Đoàn phải có trách nhiệm xây dựng củng cố và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam trong đó có Đảng và Nhà nước.

Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước; tham gia góp ý phê bình đảng viên, tổ chức Đảng; tham gia trong công tác phát triển đảng viên; tham gia đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước.

Câu 20: Trình bày hệ thống tổ chức, Nguyên tắc tổ chức và nhiệm vụ của Hội CCB VN

* Nguyên tắc tổ chức của Hội CCB VN

- Hội CCB được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện.

-Hội CCBVN hoạt động theo đường lối, chinh sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và điều lệ Hội

- Hội CCBVN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

* Hội CCBVN có nhiệm vụ sau:

- Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động chống phá phá hoại của thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sacchs của Đảng, Pháp luật của nhà nước,

thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

- Tham gia phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, kiến nghị với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến CCB, Hội CCB.

- Tập hợp, đoàn kết, động viên CCB rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

- Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội cụ hồ, tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.

- Tổ chức chăm lo, giúp đỡ CCB nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, tổ chức hoạt động tình nghĩa để CCB tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho CCB.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản HCM, các tổ chức thành viên của MTTQVN, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống, yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của nhà nước.

Câu 22: Phương thức lãnh đạo của Đảng là gì? Trình bày khái quát phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Chính phủ.

* Quan niện về Phương thức lãnh đạo của Đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy định, quy trình, chế độ, lề lối làm việc… mà Đảng (chủ thể lãnh đạo) sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo.

* Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Chính phủ

Một là, trong tổ chức và quan hệ công tác

Bộ Chính trị:

- Lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ.

- Giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ.

- Lập Ban Cán sự đảng Chính phủ trực thuộc Bộ Chính trị, ban cán sự đảng các bộ, ngành trực thuộc Ban Bí thư.

- Lãnh đạo, chỉ đạo xác định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành.

- Quy định quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Ban Cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành.

- Quy định quan hệ công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và những tổ chức đảng khác.

Hai là, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; xác đinh mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quyết định những chủ trương, quan điểm chỉ đạo lớn về công tác tư tưởng, lý luận, phát triển nền văn hóa…

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xác định chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược an ninh quốc gia, phương hướng hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, chiến lược trang bị cho quân đội, công an và những vấn đề quan trọng khác.

Bốn là, trong công tác cán bộ.

Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị, đồng thời đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu tổ chức sử dụng cán bộ.

Câu 24: Trình bày phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội

* Quan niện về Phương thức lãnh đạo của Đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy định, quy trình, chế độ, lề lối làm việc… mà Đảng (chủ thể lãnh đạo) sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo.

* Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

- Bộ Chính trị:

+ Lãnh đạo các tổ chức này xác định rõ tôn chỉ, mục đích, tổ chức và phương thức hoạt động.

+ Giới thiệu đảng viên để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bầu giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt của mình.

+ Kiện toàn Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội trực thuộc Ban Bí thư.

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, định hướng:

+ Nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong

Một phần của tài liệu MÔN KIẾN THỨC CHUNG LIÊN HỆ THỰC TẾ -ÔN THI CÔNG CHỨC CÀ MAU 2017 hot (Trang 33)