C. Phong cách của TKTT:
2.1.3. Bước 3: Phát triển mẫu: A Thiết kế và thực hiện mẫu:
A. Thiết kế và thực hiện mẫu:
Thiết kế mẫu: các nhà thiết kế thời trang vẽ mẫu phác thảo ý tưởng của mình trên giấy. Sau đó, phát triển những mẫu này trên những chi tiết đã chọn lọc.
Cách vễ mẫu phác thảo của nhà thiết kế.
Từ những hình vẽ phác thảo trên giấy của các nhà thiết kế, các kỹ sư thiết kế, kỹ sư công nghệ may xây dựng “mẫu” rồi thể hiện chúng trên vải. Trước hết mẫu được xây dựng trên cơ sở của một “size chuẩn” sau đó sẽ thực hiện “nhảy size” mẫu.
Nhiệm vụ của các kỹ sư thiết kế và kỹ sư công nghệ may là xây dựng những mẫu thật chuẩn thỏa mãn các yêu cầu:
Tất nhiên trong quá trình sáng tác, các nhà thiết kế đã phải lưu ý tới các yêu cầu trên, nhưng dù sao mẫu của họ vẫn là tác phẩm nghệ thuật. Chỉ với sự cộng tác của các kỹ sư thiết kế và kỹ sư công nghệ may, tác phẩm nghệ thuật đó mới trở thành hiện thực.
• Sự phù hợp giữa mẫu với cơ thể người.
• Sự phù hợp giữa mẫu với ý nghĩa sử dụng quần áo. • Sự phù hợp giữa mẫu với vật liệu may.
Có hai đối tượng thiết kế mẫu: mẫu cho cắt may đơn chiệc và mẫu cho sản xuất công nghiệp.
1. Thiết kế mẫu trong cắt may đơn chiếc (may đo):
- Việc thiết kế mẫu bao giờ cũng gắng với một con người cụ thể (khách hàng). Mỗi người đều có những đặc điểm riêng về cấu tạo hình thể. Nhà thiết kế giỏi phải biết che giấu nhược điểm của người mặc, tôn lên vẻ đẹp của họ. Làm được điều này không phải dễ bởi trong cắt may đơn chiếc, người thợ may vừa là nhà thiết kế vừa là nhà công nghệ, đôi khi làm cả công việc của một nhà họa sĩ mốt. Mỗi người thường đưa vào bản sắc riêng của mình. Chính vì vậy một thợ may cho dù rất giỏi vẫn không thể thỏa mãn mọi khách hàng. Và điều này lý giải tại sao mỗi chúng ta chỉ “quen” may ở một số cửa hàng nhất định.
- Tuy nhiên, thiết kế mẫu đơn chiếc lại có ưu thế đặc biệt là có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về phương diện mỹ thuật trang phục: mọi đường nét trang trí cầu kỳ rắc rối, mọi chi tiết mới lạ, .v.v...đều được chấp nhận. Chính vì thế mẫu trong cắt may đơn chiếc rất phong phú, không gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu như trong cắt may công nghiệp.
Mẫu của nhà thiết kế Versace với các chi tiết may cầu kỳ, phức tạp.
2. Thiết kế mẫu trong sản xuất hàng loạt:
- Phải cùng lúc thảo mãn nhiều người thuộc giới tính và độ tuổi khác nhau. - Mẫu trong sản xuất công nghiệp cũng phải thỏa mãn được những nhóm người có cỡ vóc khác nhau (mỗi cỡ vóc là tập hợp các số đo vòng ngực, vòng eo, vòng mông, chiều cao, ... nhất định).
- Mẫu trong sản xuất công nghiệp còn phải đáp ứng được nhiều người với những đặc điểm cấu trúc cơ thể đặc biệt (lưng thẳng, ưỡn hoặc gù).
Mẫu thiết kế của hãng thời trang Zara, với kiểu dáng đơn giản, hiện đại
Thể hiện mẫu:
- Sau khi có mẫu, người kỹ sư công nghệ may xây dựng quy trình kỹ thuật. Họ lựa chọn thiết bị xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho mẫu như: đường may, mũi may, chỉ số chỉ, .v.v. Tất cả phải làm sao hợp thành một quy trình may chuẩn, dễ thực hiện, tránh nhiều phế phẩm.
- Ở công đoạn cắt mẫu, cần đảm bảo sao cho khi trải vải, giác mẫu, các kẻ sọc, kẻ ngang, các hình vẽ phải phù hợp với mẫu giấy. Việc cắt mẫu phải đơn giản, dễ thực hiện và càng ít vải phế thải, vải đầu tấm càng tốt.
- Ở công đoạn may, mẫu thiết kế phải cho phép tận dụng tối đa năng lực của thiết bị máy móc, cho năng suất lao động cao.
- Với toàn bộ quá trình sản xuất, mẫu thiết kế phải là mẫu đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo chi phí sản xuất ít nhất.
Thể hiện mẫu đầm trong sản xuất với các chi tiết thiết kế.