C. Phong cách của TKTT:
B. Phát triển mẫu:
Để số lượng của Bộ sưu tập được nâng cao, các nhà thiết kế phải chọn lọc những chi tiết đặc sắc, và dựa vào đó các nhà thiết kế phát triển thêm nhiều mẫu trang phục với những chi tiết thống nhất với nhau.
Hoa văn trang trí theo dạng mô-đun trên chất liệu trang phục được các nhà thiết kế chọn làm chi tiết để phát triển trong một Bộ sưu tập.
Một số phác thảo cho bước phát triển mẫu. 2.1.4. Bước 4: Chọn mẫu:
Từ những phác thảo mẫu, các nhà thiết kế chọn ra những mẫu đẹp nhất, đặc sắc nhất làm nổi bật lên chủ đề của Bộ sưu tập.
2.2. Những điều cần chú ý trong các bước thiết kế BST:
Trang phục và đặc điểm cơ thể:
- Trang phục gắn liền với hình dáng cơ thể hay nói khác đi là những đặc điểm cấu trúc và tỷ lệ cơ thể người là cơ sở của kỹ thuật thiết kế trang phục.
- Đối với những khách hàng có đặc điểm cơ thể khác nhau, phải đưa ra một số sản phẩm phù hợp với nhiều kích cỡ, và phải có nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: váy dài cho những người có đôi chân vòng kiềng, đầm chữ A cho những người có dáng quả lê, ...
Trang phục với lứa tuổi và giới tính:
- Về giới tính, trang phục nữ khác trang phục nam ở đặc điểm: + Sử dụng màu sắc đa dạng hơn.
+ Sử dụng nhiều loại chất liệu, kiểu dáng phong phú hơn.
+ Có thể để lộ một số phần của cơ thể ngoài mặt và tay như: vai, lưng, vùng cổ nới rộng xuống ngực, v.v...
- Về lứa tuổi: trang phục sử dụng trong suốt cuộc đời được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, với những đặc điểm riêng phù hợp với đặc điểm cơ thể người trong giai đoạn đó.
Trang phục với tính cách:
- Nhận biết tính cách con người không thể và không chỉ thông qua trang phục. Nhưng ở mức độ nào đó, trang phục là một trong những dấu hiệu để nhận biết cá tính của con người. Ví dụ: người sôi nổi, thích hoạt động thường mặc các màu rực rỡ. Người nhút nhát thường mặc những màu nhẹ, tối, kiểu cắt may đơn giản, theo kiểu mà số đông đang mặc. Người kín đáo thường mặc “mốt” nhưng không khoa trương ...
- Một bộ trang phục hoàn chỉnh, đẹp có sức biểu cảm sẽ có khả năng bộc lộ sự phong phú của tâm hồn người mặc với những phẩm chất riêng của người đó. - Trang phục của mỗi người, đó là vẻ ngoài cho biết thế giới nội tâm của người đó: lòng nhiệt tình, trí thông minh, học vấn, óc thẩm mỹ, trình độ văn hóa ... - Nhưng ngày nay, phần lớn mọi người đều có trình độ thẩm mỹ khá cao, ta khó mà phân biệt được qua cách mặc. Điều đó có lẽ vì, tuy trình độ học vấn của mỗi người có khác nhau, nhưng trình độ avwn hóa chung của toàn xã hội đã đạt đến mức độ nhất định.
Trang phục với các mùa khí hậu trong năm:
- Điều kiện tự nhiên, sự thay đổi của thời tiết, khí hậu có tác động rất lớn đến tâm sinh lý con người. Vì thế, căn cứ vào tính chất các mùa mà trang phục từng mùa có những đặc điểm riêng.
- Trang phục mùa xuân thường được may từ những chất liệu nhẹ, màu sắc rực rỡ, thuần sắc (chưa pha trộn màu), hoa văn trang trí theo mảng lớn, phối hợp với nhau theo nguyên tắc tương phản.
- Mùa hè, trang phục thường được may từ chất liệu sợi bông, pha bông hoặc lanh, nên dùng những màu dịu, những màu có trong thiên nhiên, hình dáng trang phục phải rõ, kiểu may đơn giản, rộng, thoáng.
- Trang phục mùa thu thường may từ chất liệu pha len, kiểu cách có thể phức tạp, màu sắc đậm.
- Trang phục mùa đông thường có chất liệu ấm nhưng xốp, nhẹ. Chủ yếu dùng màu sẫm, nên nhấn mạnh các chi tiết khuy, cúc, móc cài, các chi tiết trang trí hay dùng len.
Đối tượng khách hàng: nhà thiết kế phải hiểu rõ khách hàng của mình thuộc tầng lớp xã hội như thế nào? Cuộc sống của họ ra sao? Thị hiếu của họ như thế nào? .v.v...
CHƯƠNG III THỰC HIỆN BỘ SƯU TẬP
Sau khi các nhà thiết kế đã hoàn thành xong các bước thiết kế cho Bộ sưu tập: 1. Nghiên cứu thị trường mốt:
Xác định đối tượng thiết kế trang phục: đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, thị hiếu, sở thích của họ, ...
Xác định trang phục thiết kế cho mùa nào?