.4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình D 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Một phần của tài liệu He thong bai tap 12.pdf (Trang 38)

Câu 52:Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

39

Câu 56:Người ta nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbddEe tạo thành các dòng đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hoá để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau?

A. 6. B. 12. C. 8. D. 16.

CĐ 2012 – 263:

Câu 17: Các tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa được tạo ra là

A. 2. B. 4. C. 8. D. 6.

Câu 34: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy

định quảđỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai: AaBb × aaBb cho đời con có kiểu hình thân cao, quảđỏ chiếm tỉ lệ

A. 37,5%. B. 12,5%. C. 18,75%. D. 56,25%.

Câu 40: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDdEe × AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ

A. 81/256 B. 9/64 C. 7/32 D. 27/128

Câu 42: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1?

A. AaBb × AaBb. B. AaBb × aaBb. C. Aabb × aaBb. D. AaBB × aaBb.

Câu 51: Cho biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDd × AaBbDd

cho đời con có kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ

A. 12,5%. B. 50%. C. 25%. D. 6,25%.

Câu 53: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?

A. AABbDD. B. aaBBdD. C. AaBbDD. D. AaBBDD. CĐ 2011 – 953: CĐ 2011 – 953:

Câu 16: Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?

A. AaBbdd × AaBBDD. B. AabbDD × AABBdd.

C. AABbDd × AaBBDd. D. AaBBDD × aaBbDD.

Câu 17: Giả sửkhông có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe × aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ

A. 12,50%. B. 18,75%. C. 6,25%. D. 37,50%.

Câu 41: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định

hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ

A. 37,50%. B. 56,25%. C. 6,25%. D. 18,75%.

CĐ 2010 – 251:

Câu 20: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ởđời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?

A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb. C. aaBb × AaBb. D. Aabb × AAbb.

Câu 30: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra

ởđời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?

A. AaBbDd × aabbDD. B. AaBbdd × AabbDd. C. AaBbDd × aabbdd. D. AaBbDd × AaBbDD. C. AaBbDd × aabbdd. D. AaBbDd × AaBbDD. Câu 33: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:

(1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd. (3) AABBDd × AAbbDd. (4) AaBBDd × AaBbDD.

Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là

A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (1) và (4).

CĐ 2009 – 138:

Câu 6: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là

A. 30. B. 50. C. 60. D. 76.

Câu 39: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ởđời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?

40

Câu 50: Ởđậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt

trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng,

trơn với cây hạt xanh, trơn. F1thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn.

Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là

A. 1/4 B. 2/3 C. 1/3 D. 1/2

CĐ 2008 – 106:

Câu 50: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quảmàu đỏ, alen b

quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thểkhác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16?

A. AaBB x aaBb. B. Aabb x AaBB. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x AaBb.

CĐ 2007 – 194:

Câu 47: Phép lai hai cặp tính trạng phân ly độc lập, F1 thu được: cặp tính trạng thứ nhất có tỷ lệ kiểu hình là 3 : 1, cặp tính trạng thứ hai là 1 : 2 : 1, thì tỷ lệ phân ly kiểu hình chung của F1 là

A. 3 : 6 : 3 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 2 : 1. D. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1.

BÀI TẬP VỀ HOÁN VỊ GENCó 3 dạng Có 3 dạng

Dạng 1: Xác định tỉ lệ các loại giao tử. Dạng 2: Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình.

Dạng 3: Xác định tần số hoán vị gen và kiểu gen của bố mẹ (P). Dạng 1: Xác định tỉ lệ các loại giao tử.

Ví dụ 1: Kiểu gen Ab/aB giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Hãy xác định tỉ lệ các loại giao tử.

Giải

Có 4 loại giao tử gồm 2 loại: 2 giao tử hoán vị: AB = ab = 20% : 2 = 10% 2 giao tử liên kết: Ab = aB = 50% - 10% = 40%.

Khái quát:

Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng khi giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số f%. Có 4 loại giao tử gồm 2 loại:

- 2 giao tử hoán vị: Mỗi giao tử = f% : 2 (<25%)

- 2 giao tử liên kết: Mỗi giao tử = (100% - f%) : 2 (>25%)

Ví dụ 2: Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân tạo giao tử với hoán vị gen giữa alen D và alen d với f = 35%. Tỉ lệ các loại giao tử là bao nhiêu %?

Giải

Cách 1: Tách riêng

*Cặp Aa tạo 2 loại giao tử: 50%A và 50%a

*Cặp hoán vị gen, f = 35% tạo 4 loại giao tử với: Bd = bD = 35% : 2 = 17,5% BD = bd = 50% - 17,5% = 32,5% Tổng số giao tử tạo ra = 4 x 2 = 8 giao tử -4 loại giao tử liên kết: A BD = A bd = a BD = a bd = 50% x 32,5% = 16,25% -4 loại giao tử hoán vị: A Bd = A bD = a Bd = a bD = 50% x 17,5% = 8,75% Cách 2: Kiểu gen Aa ; f = 35% 4 giao tử hoán vị: A Bd = A bD = a Bd = a bD = 35% : 4 = 8,75% 4 giao tử liên kết: A BD = A bd = a BD = a bd = (100% - 35%) : 4 = 16,25%. Khái quát:

Kiểu gen dị hợp 3 cặp gen cùng nằm trên 2 cặp NST tương đồng có hoán vị gen với tần số f%. Có 8 loại giao tử gồm 2 loại: 4 giao tử hoán vị: Mỗi giao tử = f% : 4 (<12,5%)

4 giao tử liên kết: Mỗi giao tử = (100% - f%) : 4 (>12,5%)

Tổng quát:

- Tỉ lệ mỗi giao tử hoán vị = f : tổng số giao tử hoán vị

41

- Tổng số giao tử = số giao tử liên kết + số giao tử hoán vị (số giao tử liên kết = số giao tử hoán vị) = tích số loại giao tử riêng của mỗi cặp gen

Ví dụ 3 (ĐH2011-29/162): Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBb đã xảy ra hoán vị gen giữa alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử ab được tạo ra từcơ thể này là:

A. 7,5% B. 5,0% C. 2,5% D. 10%

Giải

Có 3 cặp NST chứa 4 cặp gen dị hợp, cặp Dd và Ee nằm trên NST giới tính có hoán vị gen. *Cặp Aa →2 loại giao tử

*Cặp Bb →2 loại giao tử *Cặp →4 loại giao tử

→tổng số giao tử = 2 x 2 x 4 = 16 giao tử

→số giao tử liên kết = số giao tử hoán vị = 8 loại. Giao tử ab là giao tử hoán vị

→Tỉ lệ % giao tử ab = f% : 8 = 20% : 8 = 2,5%

→Đ/an C

Dạng 2: Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình.

Ví dụ 4: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai gen này thuộc cùng một nhóm gen liên kết và cách nhau 18cM. Cho giao phối cặp ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và ruồi thân đen, cánh cụt thu được các ruồi F1. Cho 1 cặp ruồi F1 giao phối với nhau thì thu được ởđời F2 có tỉ lệ các loại kiểu hình như thế nào?

Giải

- Hai gen này thuộc cùng một nhóm gen liên kết và cách nhau 18cM →Xảy ra hoán vị gen với tần số 18% - Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái.

Pt/c : AB/AB (xám dài) x ab/ab (đen cụt)

G : AB, ab F1 : AB/ab (Xám, dài) F1 x F1 : AB/ab x AB/ab G : AB = ab = 41% AB = ab = 50% Ab = aB = 9% F2 : Lập bảng tổ hợp giao tửđực và cái Thống kê tỉ lệ kiểu hình ở F2: 70,5% xám dài (A-B-) 20,5% đen, cụt (aabb) 4,5% xám, cụt (A-bb)

4,5% đen, dài (aaB-)

Cách 2: Dựa vào công thức khi bố và mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen (PLĐL, LKG, HVG) % (A-bb) + %aabb = 25% % (A-B-) - %aabb = 50% % (aaB-) = % (A-bb) % (A-B-) + % (A-bb) = 75% F1x F1 : AB/ab x AB/ab G : AB = ab = 41% AB = ab = 50% Ab = aB = 9% F2: % đen, cụt (ab/ab) = 41% x 50% = 20,5% % xám, dài (A-B-) = 50% + 20,5% = 70,5% % xám, cụt (A-bb) = 25% - 20,5% = 4,5%

% đen, dài (aaB-) = % (A-bb) = 4,5%

Dạng 3: Xác định tần số hoán vị gen và kiểu gen của bố mẹ (P).

1. Phép lai phân tích

2. Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp 2 tính trạng.

42

Bước 1 : Cơ thể trội lai với cơ thể lặn Fb có 4 loại kiểu hình ≠ 1 : 1 : 1 : 1 hoặc một loại kiểu hình khác 25% →Là phép lai phân tích và có hoán vị gen xảy ra.

Bước 2 : Tính f%

f = (tổng kiểu hình sinh ra do hoán vị (chiếm tỉ lệ nhỏ) : tổng kiểu hình ởđời lai) x 100

Bước 3 : Xác định kiểu gen của P

*Nếu kiểu hình liên kết giống P →P dị hợp đều. *Nếu kiểu hình liên kết khác P →P dị hợp chéo.

Ví dụ:

P : Ab/aB (xám dài) x ab/ab (đen,cụt) Giao tử liên kết : Ab = aB

Kiểu hình liên kết : Ab/ab (Xám cụt) (2 kiểu hình khác bố mẹ)

Và aB/ab (đen, dài)

→P có kiểu gen dị hợp chéo Ab/aB. Ví dụ:

P : AB/ab (xám dài) x ab/ab (đen,cụt)

Giao tử liên kết : AB = ab

Kiểu hình liên kết : AB/ab (Xám dài) (2 kiểu hình giống bố mẹ)

Và ab/ab (đen, cụt)

→P có kiểu gen dị hợp đều AB/ab.

Ví dụ 1: Khi cho ruồi giấm cái thân xám cánh dài dị hợp giao phối với ruồi đực thân đen cánh cụt (P) thu được thế hệ

lai gồm: 128 thân xám, cánh dài ; 127 thân đen, cánh cụt ; 23 thân xám, cánh cụt ; 22 thân đen, cánh dài. Xác định tần số hoán vị gen và kiểu gen của P? Cho biết alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen ; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt.

Giải

- Phép lai trên là phép lai phân tích, có hoán vị gen xảy ra.

- Tần số hoán vị gen là : f = ((23 + 22) : (128 + 127 + 22 + 23)) x 100 = 15% Ta thấy kiểu hình liên kết giống bố mẹ→P có kiểu gen dị hợp đều AB/ab.

Chú ý : Để xác định kiểu gen P là dị hợp đều hay dị hợp chéo dựa vào kiểu hình liên kết chiếm tỉ lệ lớn.

Ví dụ (ĐH 2008-49/502): Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp,

gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% thân thấp, hoa đỏ: 12,5% thân cao, hoa đỏ

: 12,5% thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra.Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là :

A. AB/ab x ab/ab B. Ab/aB x ab/ab

C. AaBb x aabb D. AaBB x aabb

Giải

- Phép lai trên là phép lai phân tích, có hoán vị gen xảy ra →loại đáp án C, D.

- Dựa vào kiểu hình liên kết →P có kiểu gen dị hợp chéo Ab/aB

→Đ/an B

Chú Ý:

*Giao tử liên kết chiếm tỉ lệ lớn (>25%) *Giao tử hoán vị chiếm tỉ lệ nhỏ (<25%)

Ví dụ (ĐH2008-55/462): Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp,

gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp NST. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 thân cao, quả

tròn : 190 thân cao, quả dài : 440 thân thấp, quả tròn : 60 thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra.Tần số

hoán vị gen giữa hai gen trên?

A. 6% B. 36% C. 12% D. 24%

Giải

Cách xác định hoán vị gen ở một bên hay 2 bên.

Cách 1: F1 có cây thấp, quả dài (ab/ab) →thấp, tròn ở P có kiểu gen aB/ab →hoán vị gen chỉ xảy ra ở cây dị hợp 2 cặp gen.

Chú ý: Hoán vị gen chỉ xảy ra ở một bên thì % kiểu hình lặn không phải là số chính phương (Khai căn được)

Cách 2: Dựa vào % kiểu hình lặn = 60 : (310 + 190 + 440 + 60) = 0,06 (không khai căn được) →hoán vị gen chỉ xảy ra

43

Tính % giao tử lặn ab từ % kiểu hình lặn 0,06 ab/ab = 0,5 ab x 0,12 ab

0,12 ab < 25%

→Giao tử ab bên hoán vị là giao tử hoán vị

→P có kiểu gen dị hợp chéo Ab/aB. Tần số hoán vị gen: f = 2 x 12% = 24%

→Đ/án D

2. Nếu phép lai giữa hai cơ thể dị hợp 2 tính trạng

Bước 1: Nhận dạng có hoán vị gen xảy ra hay không? (thường đềcho trước)

Bước 2: Xét xem hoán vị gen ở 1 bên hay 2 bên.

Bước 3: Căn cứ vào kiểu hình lặn 2 tính trạng →Tỉ lệ % giao tử lặn, so sánh với 25% →f% và kiểu gen của P.

Chú ý:

Một phần của tài liệu He thong bai tap 12.pdf (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)