Kết quả đánh giá hiện trạng và đặc trưng của nước thải sản xuất bún tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và vi tảo lam Spirulina trong xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô (Trang 53)

làng bún Phú Đô

Qua quá trình quan sát thực tế tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi nhận thấy nước thải sản xuất bún của từng hộ gia đình ở làng được chảy vào hệ thống cống chung cuối làng, sau đó nước thải được đổ vào con mương chung của làng. Vì vậy, nước thải sản xuất bún ở cống chung cuối làng thực tế đã được pha trộn với nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi từ các hộ gia đình trong làng. Nước thải được lấy vào buổi sáng tại hệ thống cống chung cuối làng. Địa điểm thu nước thải tại hệ thống cống chung cuối làng được trình bày ở hình 6A, 6B, 6C và 6D.

Hình 6A. Địa điểm thu mẫu nước thải tại cống chung thứ nhất cuối làng Hình 6B. Nước thải tại cống chung thứ nhất cuối làng Hình 6C. Địa điểm thu mẫu nước thải tại cống chung thứ hai cuối làng Hình 6D. Nước thải tại cống chung thứ hai cuối làng

54

Nước thải được lấy tại cống chung cuối làng bún Phú Đô có hàm lượng tinh bột cao nên nước thải có màu trắng, bọt tinh bột từng đám trắng xóa tại vùng cửa cống chung trước khi đổ vào mương chung của làng. Nước đục và có mùi hôi thối. Như vậy, quan sát thực tế cho thấy nước thải sản xuất bún mặc dù đã được pha trộn với nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi nhưng vẫn mang đặc trưng của nước thải giàu tinh bột.

Chúng tôi tiến hành kiểm tra pH của nước thải lấy tại hệ thống cửa cống chung trước khi đổ vào mương chung của làng và chảy ra sông Nhuệ. Kết quả cho thấy nước thải có giá trị pH gần trung tính (pH = 7 - 7,5). Do vậy, chúng tôi không cần dùng vôi bột đểđiều chỉnh pH giúp VSV phát triển.

Nước thải sau khi lấy về được phân tích ngay các thông số COD, BOD5, Nitơ tổng số (Nts), Photpho tổng số (Pts). Kết quả phân tích các thông số đặc trưng của nước thải được chỉ ra trên bảng 5.

Bảng 5. Đặc trưng của nước thải sản xuất bún tại hệ thống cống chung cuối làng Phú Đô TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT loại B 1 pH - 7 - 7,5 5,5 - 9

2 Mùi - Mùi hôi thối Không khó chịu

3 COD mg/l 1376 100

4 BOD5 mg/l 621 50

5 Nts mg/l 85,24 30

6 Pts mg/l 6,92 6

7 VSV tổng số CFU/ml 12710 x 106 -

Ghi chú: QCVN 24:2009/BTNMT, loi B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp năm 2009, áp dụng cho nước thải công nghiệp xả vào nguồn tiếp nhận không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

55

Kết quả thu được được chỉ ra trên bảng 5 cho thấy ngoài chỉ tiêu về pH, hàm lượng photpho tổng số và các chỉ tiêu khác của nước thải đều vượt quá các tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng Nts cao gấp 2,84 lần so với QCVN 24:2009/BTNMT (85,24 mg/l so với 30 mg/l). Nước thải có hàm lượng COD và BOD5 cao gấp nhiều lần so với quy chuẩn cho phép nói trên. Cụ thể là: Hàm lượng COD đạt 1376 mg/l, cao gấp 13,76 lần so với QCVN 24:2009/BTNMT. Hàm lượng BOD5 đạt 621 mg/l, cao gấp 12,42 lần so với QCVN 24:2009/BTNMT. Như vậy, nước thải sản xuất bún tại làng nghề bún Phú Đô bị ô nhiễm hữu cơ nặng nề và mang đặc trưng của nước thải giàu tinh bột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và vi tảo lam Spirulina trong xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)