Đối tượng nghiên cứu là các KCN và CCN trên địa bàn Hà Nội. Được hình thành từ đầu những năm 1990 và đặc biệt phát triển trong những năm gần đây, KCN và CCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Các KCN, CCN đã và đang là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu thút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Cùng với sự phát triển của các KCN và CCN, các khu đô thị mới, các dịch vụ và cơ sở phụ trợ đã không ngừng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn của các đô thị Việt Nam, đặc biệt là các đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội. Đi cùng với sự phát triển của công nghiệp là sự phát sinh của các nguồn thải độc hại gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để, môi trường tự nhiên bị suy thoái.
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Việt Nam. Ở đây tập trung một số lượng lớn các KCN và CCN. Các cơ sở sản xuất công nghiệp của Hà Nội hiện nay có thể được chia theo 2 thời gian đầu tư xây dựng là: các cơ sở đầu từ hoạt động từ trước 1990 và các cơ sở đầu tư mới từ 1990. Đối với các cơ sở hoạt động từ trước 1990, do có quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, các doanh nghiệp không chú ý hoặc ít chú ý đến công tác bảo vệ môi trường. Ô nhiễm không khí ở các cơ sở công nghiệp mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các cơ sở công nghiệp cũ, do các nhà máy ở các cơ sở này sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải, một số cơ sở còn nằm xen kẽ với các khu dân cư. Hiện trạng ô nhiễm không khí tại các KCN và CCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN và CCN xuất hiện ô nhiễm CO, SO2, NO2.
2.1.1.1.Hiện trạng KCN
a. Vị trí quan trắc
Bảng 2.1. Mạng lưới quan trắc KCN
TT Tên TT Tên
1 KCN Thượng Đình 11 KCN Bắc Thăng Long
2 KCN Mai Động 12 KCN Nam Thăng Long
3 KCN Cầu Diễn 13 KCN Nội Bài
4 KCN Pháp Vân 14 KCN Quang Minh
5 KCN Chèm 15 KCN Bắc Phú Cát
6 KCN Đông Anh 16 KCN Quốc Oai - Thạch Thất
7 KCN Văn Điển 17 KCN Phú Nghĩa
8 KCN Đức Giang 18 Khu công nghệ cao Hòa Lạc
9 KCN Cầu Bươu 19 KCN Bắc Thường Tín
10 KCN Sài Đồng B
b. Đặc điểm các KCN khảo sát [12]
1) KCN Thƣợng Đình
KCN Thượng Đình là KCN lớn nhất trong số KCN bên hữu ngạn sông Hồng nằm ở phía Nam TP, có các hộ dân cư sống xen kẽ, cách trung tâm TP khoảng 7Km. Đây là khu tập trung công nghiệp hình thành từ những năm cuối của thập niên 50 và thập niên 60 do Liên xô (cũ) và Trung Quốc trang bị nên đã quá lạc hậu lại không đồng bộ chắp vá. Các ngành sản xuất chính bao gồm:
- Ngành cơ khí - Ngành thực phẩm, thuốc lá
- Ngành xây dựng thuỷ tinh gốm xứ - Ngành da giầy - Ngành hoá chất - cao su - Ngành dệt - may - Ngành khác
Các nguyên liệu sử dụng tại khu vực này gồm: gang đúc, thép, đồng, nhôm,cao su, vải sút, các chất dẻo tổng hợp v.v.
KCN Thượng Đình có 29 cơ sở doanh nghiệp công nghiệp, chiếm diện tích 94,3 ha, phần lớn thuộc địa bàn quận Thanh Xuân và có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt. Trước đây theo quy hoạch là khu tập trung công nghiệp, nhưng nay do
tốc độ đô thị hóa nhanh, KCN này đã nằm lọt trong khu dân cư, các ngành công nghiệp trong khu vực này có mức độ ô nhiễm môi trường cao.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số cơ sở doanh nghiệp công nghiệp cũng đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP và đổ ra sông Tô Lịch. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm. Mặc dù các Doanh nghiệp công nghiệp trong khu vực này đã đầu tư đổi mới công nghệ nhưng vẫn chưa thể đảm bảo về vấn đề môi trường.
2) KCN Mai Động
KCN Mai động nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, phía Nam Đông Nam của TP. KCN này được hình thành từ những năm cuối của thập niên 50 và thập niên 60 do Liên xô và Trung Quốc viện trợ và có các công ty, xí nghiệp nằm dải rác, xen kẽ với các khu dân cư.
Gồm 7 ngành sản xuất công nghiệp:
- Cơ khí - Văn phòng phẩm.
- Vật liệu xây dựng - In
- Dệt may - Da giầy
- Chế biến thực phẩm
Trong đó có 3 ngành chủ chốt là dệt, cơ khí và chế biến thực phẩm. Nguyên liệu cung cấp cho khu vực này gồm các loại chính sau: gang, thép, đồng, bột, đường, sợi, vải, da tự nhiên và da nhân tạo. Các xí nghiệp tại đây đều được xây dựng từ lâu, hệ số chuyển đổi thấp, cơ sở hạ tầng kém nên gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước do nước thải không được xử lý. Những năm gần đây có sự chuyển đổi cơ chế một số công ty, xí nghiệp sản xuất phát triển mở rộng sản xuất, hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài nên chuyển đến các KCN tập trung.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp
đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
3) KCN Cầu Diễn
KCN Cầu Diễn nằm phía tây TP, cách trung tâm TP khoảng 6 km – 10 km, thuộc huyện Từ Liêm, trên trục đường 32 nối thủ đô với các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hòa Bình.
Khu tập trung công nghiệp này những năm 70-80 chỉ có 8 cơ sở doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) thuộc các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng, hoá chất, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm… phân bố trên quy mô 27 ha. Nguyên liệu vào khu vực này là: các loại dầu, nhựa thông, thép, NaOH, gỗ, đường. v.v.
Đến nay đã có hàng chục DNCN được xây dựng thêm tại khu vực này với diện tích tăng thêm khoảng 40 ha. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực này tương đối tốt, do nằm gần tuyến đường 32 đi Sơn Tây, theo qui hoạch chung của Thủ đô Hà Nội thì khu vực này có nhiều dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của TP, cần ưu tiên bố trí các ngành công nghiệp “sạch”.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
4) KCN Pháp Vân
KCN Pháp Vân nằm ở phía nam của thủ đô thuộc Quận Hoàng Mai nối trung tâm TP trên đường quốc lộ 1A cũ và mới. Trong khu vực này tập trung là công nghiệp nặng với các nhóm ngành sau:
- Cơ khí - Bao bì xuất khẩu - Hóa chất phân bón - Chế biến gỗ lâm sản - Vật liệu xây dựng - Sành sứ thủy tinh
Nguyên liệu chính cho khu vực này: gang, thép, gỗ, cao lanh, graphit, mangan, chì, kẽm.v.v... Cơ sở hạ tầng của các xí nghiệp các công ty đều lạc hậu. Tình trạng chung đều là xây dựng từ lâu, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
5) KCN Chèm
KCN Chèm nằm phía tây bắc TP, cách trung tâm TP khoảng 9 km, chủ yếu trên huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội. Khu tập trung công nghiệp này với các ngành chính là:
- Vật liệu xây dựng - Dệt
- Công nghiệp sơn - Bao bì xuất khẩu - Chế biến thực phẩm
Thiết bị thuộc loại cũ lạc hậu đặc biệt là thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng. Nguyên liệu chủ yếu: Sợi dệt, Nhựa PE, Nhựa PP, Các tông, xi măng.
KCN Chèm có 5 doanh nghiệp công nghiệp và một số cơ sở công nghiệp nhỏ được phân bố trên qui mô 14 ha, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực này được đánh giá là thấp. Các doanh nghiệp công nghiệp ở đây có qui mô diện tích lớn, mật độ xây dựng thấp, có mức độ ô nhiễm môi trường không cao. Song, theo định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong những năm tới khu vực này được qui hoạch là khu đô thị hóa.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
6) KCN Đông Anh
KCN Đông Anh nằm trên địa bàn xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh có diện tích khoảng 68ha với hơn 22 nhà máy. Ở đây có 5 phân ngành chủ yếu là:
- Luyện kim - Công nghiệp in - Cơ khí - Vật liệu xây dựng - Chế biến lương thực, thực phẩm
Trong đó có hai ngành chủ chốt là: cơ khí và vật liệu xây dựng. Nguyên liệu chủ yếu là: thép, đồng, gang đúc, nhôm .v.v.. KCN Đông Anh được xây dựng từ sau năm 1975, thiết bị chủ yếu vẫn là các thiết lạc hậu hoặc của nội thành Hà nội chuyển sang đều ở tình trạng quá cũ.
Do diện tích đất còn rất rộng khoảng 470 ha, nên trong những năm tới TP quy hoạch đầu tư để phát triển hoàn thiện. Do quy mô dự án tương đối lớn, TP đang lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực tài chính, ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tập trung này. Cơ cấu ngành nghề KCN này ưu tiên các ngành cơ khí, lắp ráp, sản xuất tô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng cao cấp, sản xuất hàng xuất khẩu.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
7) KCN Văn Điển
KCN Văn Điển thuộc địa phận thị trấn Văn Điển nằm phía nam TP, trên trục đường quốc lộ 1A, cuối đường Giải Phóng nối với đường quốc lộ 1A, cách trung tâm TP khoảng 6 km - 10 km.
KCN này hình thành từ những năm 70-80, với các nhà máy, xí nghiệp thuộc 6 phân ngành công nghiệp:
- Pin - Sành sứ thủy tinh
- Cơ khí - Hóa Chất phân bón
- Vật liệu xây dựng - Chế biến gỗ lâm sản
Trong khu vực này chủ yếu tập trung là công nghiệp nặng. Cơ sở hạ tầng đều được xây dựng từ rất lâu, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu gần đây có được đầu tư cải tạo và mở rộng. Nguyên vật liệu cho khu vực này làkii: gang thép, hóa chất, gỗ tròn .v.v...
Khu tập trung công nghiệp Văn Điển - Pháp Vân có 14 DNCN và hàng chục cơ sở CN nhỏ, phân bố trên qui mô 40 ha, gồm 2 khu: KCN Pháp Vân, KCN Văn
Điển. Khu vực này điều kiện thuận lợi về hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tiếp giáp tuyến đường sắt Bắc Nam và tuyến giao thông quốc lộ 1A. Các DNCN của khu này có qui mô diện tích tương đối lớn, hiệu quả sử dụng đất không cao, có một số DNCN hoá chất như: Phân lân Văn Điển, Pin Văn Điển… có mức độ ô nhiễm môi trường cao.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
8) KCN Đức Giang
KCN Đức Giang nằm trên địa phận của thị trấn Gia Lâm ngoại thành Hà Nội nằm phía bắc TP, cách trung tâm TP khoảng 6 -10 km. KCN này hình thành từ những năm 70-80 với các ngành sau:
- Cơ khí - Hóa chất
- Sành sứ thủy tinh - Chế biến lương thực thực phẩm - Chế biến gỗ lâm sản - Da giầy, may mặc
- Vật liệu xây dựng
Trong đó các ngành chủ yếu là: cơ khí, chế biến gỗ và hóa chất. Nguyên liệu chủ yếu cho khu vực này là: Nhôm, đồng, gang, thép, nhựa, NaOH, axit Sunfuaric, vải, gỗ tròn.
Số lượng Doanh nghiệp trong khu vực công nghiệp Đức Giang - Cầu Đuống là 21 DNCN và hàng chục cơ sở CN nhỏ phân bố trên qui mô 18 ha gồm 3 khu: Khu Đức Giang, khu Cầu Đuống, khu Gia Lâm. Các DNCN trong khu vực này có qui mô diện tích tương đối lớn, hiệu qủa sử dụng đất không cao. Cơ sở vật chất của khu vực này rất lạc hậu. Các ngành công nghiệp trong khu vực này được đánh giá có mức độ ô nhiễm môi trường không cao.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực này tương đối tốt, do nằm gần tuyến đường giao thông: Tuyến đường quốc lộ 5, tuyến đường quốc lộ 3 và hướng đi về sân bay Nội Bài, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Vị trí này là điểm đầu mối
giao thông nối liền khu vực tăng trưởng kinh tế miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh).
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
9) KCN Cầu Bƣơu
Khu tập trung công nghiệp Cầu Bươu nằm phía nam TP, trên trục đường quốc lộ 70 cách trung tâm TP Hà nội khoảng 12 km. Diện tích 49 ha.
Khu tập trung công nghiệp này hình thành từ những năm 80 có 6 doanh nghiệp công nghiệp và một số cơ sở công nghiệp nhỏ thuộc các ngành:
- Cơ khí - Hoá chất
Khu vực này hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đánh giá là thấp, các doanh nghiệp công nghiệp ở đây có qui mô nhỏ. Các ngành công nghiệp trong khu vực này được đánh giá có mức độ ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội.
Hiện nay, KCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN được thải vào hệ thống thoát nước TP. Các doanh nghiệp công nghiệp đã ký hợp đồng với công ty chuyên ngành được cấp phép thu gom, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại về các bãi rác trung tâm.
10) KCN Sài Đồng B
KCN Sài Đồng B thuộc địa bàn quận Long Biên, phía Đông của thủ đô Hà