3.3.1.1. Thiết lập mạng lưới điểm quan trắc KCN tối ưu
a) Đồ thị hàm cấu trúc không gian D(r)
Tính khả biến xác định bằng hàm cấu trúc không gian D(r) với chuỗi số liệu tính toán 04 năm (2007-2010) để xác định mô hình mô phỏng hệ thống điểm quan trắc được trình bày trên hình 3.5.
Hình 3.5. Đồ thị hàm cấu trúc không gian D(r) của KCN
b. Xác định mạng lưới điểm quan trắc tối ưu
+ Phương thức lựa chọn loại hình đặc trưng và sơ đồ đặt điểm quan trắc thực tế tại hiện trường:
- Lựa chọn nhóm đại diện đặc trưng KCN (theo diện tích) bao gồm: KCN lớn, KCN trung bình, KCN nhỏ và 1 điểm chung (trung tâm của toàn bộ KCN theo sơ đồ mô phỏng).
Hình 3.6. Phương thức để đặt điểm quan trắc theo mô hình lan truyền chất ô nhiễm, trong đó, C – nồng độ chất ô nhiễm, X - khoảng cách tính từ O
Khoảng cách cực đại tính từ O (trung tâm nguồn thải - ống khói), theo lý thuyết mô hình lan truyền và khuếch tán chất ô nhiễm thì nồng độ cực đại chất ô nhiễm Cmax bắt đầu từ khoảng cách 10 – 40 lần so với độ cao của nguồn thải.
Giả thiết độ cao nguồn thải:
5m×40 = 200 m 30m×40 = 1200 m
10m×40 = 400 m 40m×40 = 1600 m
20m×40 = 800 m 50m×40 = 2000 m
Từ đây suy ra, khoảng cách đặt điểm quan trắc tính từ biên giáp ranh KCN là 100 m, 200 m, 400 m, 600 m, v.v, tùy theo khảo sát thực tế tại hiện trường
Theo thống kê từ Trung tâm Khí tượng-Thủy văn Quốc gia, ở Hà Nội tồn tại hai hướng gió chủ đạo trong năm là Đông Bắc và Đông Nam, bên những điểm quan trắc thực tế tại hiện trường cần tiến hành theo hai hướng gió chính hoặc song song với nó (xác định bằng la bàn). Độ lệch của hướng gió chính dao động trong phạm vi α=22,5o
đối với gió 16 hướng, nên để tính đến khuếch tán rối theo phương vuông góc với hướng gió chính, có thể lựa chọn thêm vài điểm nằm trên phương vuông
góc tương ứng. Đối với KCN, CCN được xem là nhóm tác động, nên các điểm quan trắc được đặt ở cuối hướng gió như sơ đồ trình bày ở hình 3.7.
Hình 3.7. Sơ đồ đặt điểm quan trắc thực tế tại hiện trường
Dựa trên phương thức lựa chọn và khảo sát thực tế tại hiện trường xác định được vị trí đặt các trạm (điểm) quan trắc đối với KCN trong thực tế. Kết quả đặt điểm quan trắc thực tế trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Hệ thống điểm quan trắc CLKK KCN
TT Tên X Y S (ha) Mô tả vị trí
1 KCN Văn Điển SE 586373 2316853 40
Cạnh trường tiểu học Tam Hiệp SE' 586298 2316731 Đường vào làng Huỳng Cung
NE 586445 2316260 Đầu ngõ Quỳnh Lân 2
NE' 586532 2316208 số 80 ngõ Quỳnh Lân 2
2 KCN Thƣơ ̣ng Đình SE 584140 232197 94,3 Ngã 3 Vũ Trọng Phụng–Nguyễn Trãi SE' 584070 2321891 Cổng trường ĐH Khoa học Tự nhiên
NE 583920 2321587 Đường Hạ Đình NE' 583754 2321480 Đường Hạ Đình 3 KCN Đức Giang SE 592300 2329993 18 Ngõ 53 Đức Giang SE' 592353 2329974 Ngõ 53 Đức Giang NE 592455 2329907 Đức Giang NE' 592460 2329900 Đức Giang N ESE E S W NNE SE’ NE’ SE NE
TT Tên X Y S (ha) Mô tả vị trí 4 KCN Đông Anh SE 588873 2342064 68
Đoa ̣n giữa đường Uy Nỗ
SE' 588866 2341909 Đầu đường Uy Nỗ
NE 588867 2341719 Trường CĐ nghề VN-HQ NE' 588868 2341655 Trường CĐ nghề VN-HQ
5 KCN Quốc Oai SE 564800 2323373 273 Ruô ̣ng lúa
SE' 564843 2323330 Ruô ̣ng lúa
NE 564890 2322608 Cạnh cầu vượt
NE' 564960 2322561 Đường lên cầu vượt Bản đồ quy hoạch mạng lưới điểm quan trắc KCN được trình bày ở hình 3.8
3.3.1.2. Thông số và tần suất quan trắc
Theo thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn, số 28/2011/TT-BTNMT, ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường [3] thì các thông số và tần suất quan trắc cho trạm định kỳ đối với KCN như sau :
a) Thông số và tần suất quan trắc khí và bụi
+ Thông số quan trắc: Lưu huỳnh điôxít (SO2), nitơ điôxít (NO2), nitơ ôxít (NOX), cácbon mônôxít (CO2), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10µm (PM10), chì (Pb).
+ Tần suất quan trắc:
- Tần suất quan trắc tác động : tối thiểu là 06 lần/năm (Cách nhau 2 tháng/lần); - Khi có những thay đổi theo chu kỳ của CLKK, phải thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện những thay đổi đó.
+ Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc các thông số theo QCVN 06 :2009/BTNMT.
b) Thông số khí tượng
+ Thông số đo đạc: Hướng gió, tốc độ gió, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;
+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 06 lần/năm (quan trắc đồng thời với quan trắc khí và bụi)
Ghi chú: Thiết kế chương trình quan trắc, thực hiện chương trình quan trắc, phương
pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường và phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm được tiến hành theo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trình bày ở phụ lục đính kèm.
c) Quan trắc tiếng ồn
+ Thông số quan trắc (xung quanh KCN có con người sinh sống, hoạt động làm việc): - Mức âm tương đương (LAeq);
- Mức âm tương đương cực đại (LAmax); - Mức âm phần trăm (LAN,T).
+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 04 lần/năm.