Giới thiệu về xét nghiệm sinh hoá

Một phần của tài liệu Giáo trình máy sinh hóa bài 12 quang phổ kế (Trang 26)

2. TÍNH NĂNG TÁC DỤNG CỦA MÁY XÉT NGHIỆM SINH HOÁ

2.1. Giới thiệu về xét nghiệm sinh hoá

Xét nghiệm sinh hoá được thực hiện từ rất lâu trong việc chẩn đoán lâm sàng. Bằng việc dựa trên cơ sở y sinh về các chất trong cơ thể con người kết hợp với việc nghiên cứu các phản ứng hoá học đặc trưng của các chất này với một số chất nào đó, người ta có thể tính toán định lượng của các chất cần nghiên cứu trong cơ thể con người. Ngày nay, người ta dùng các máy phân tích sinh hoá để có được định lượng các chất cần phân tích một cách chính xác và đơn giản. Dựa vào sự xuất hiện các chất dị thường, tăng giảm của các chất thông thường có người ta có thể chẩn đoán nhiều bệnh liên quan đến các cơ quan trong cơ thể con người.

Xét nghiệm sinh hoá được thực hiện với nhiều loại mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, phân, dịch não tuỷ, các loại dịch khác.

Xét nghiệm sinh hoá máu là các xét nghiệm được dùng phổ biến nhất hiện nay tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Cho phép xác định định tính các chất hoá học trong máu. Vì máu được dẫn khắp cơ thể, có liên quan mật thiết với tất cả các cơ quan trong cơ thể, vì vậy cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các cơ

quan này. Về phương diện vật lý, máu là một tổ chức lỏng lưu động trong hệ tuần hoàn nhưng luôn có sự trao đổi mật thiết với các chất dịch gian bào, làm nhiệm vụ vận chuyển các nguyên liệu dinh dưỡng và các sản phẩm chuyển hoá cho các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Người ta phân biệt trong máu có 2 thành phần: Thành phần lỏng gọi là huyết tương là một loại dung dịch keo bao gồm nước, các muối, các chất gluxit, protit, vitamin, và hooc môn; thành phần đặc, còn gọi là thành phần hữu hình bao gồm các tế bào máu như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Khi ly tâm máu, phần tế bào sẽ ở dưới cùng, huyết tương chia làm 2 phần, phần đặc sánh màu vàng và phần dung dịch trong phía trên cùng gọi là huyết thanh, Xét nghiệm sinh hoá máu sẽ xác định nồng độ các chất trong huyết tương hoặc huyết thanh, còn việc xác định số lượng, chất lượng, kích thước... của các tế bào sẽ là phần xét nghiệm công thức máu được đề cập ở một tài liệu khác.

Xét nghiệm sinh hoá nước tiểu cũng là một xét nghiệm thường thấy trong các bệnh viện. Tuy nhiên, ngày nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta đã thực hiện phương pháp sinh hoá khô dùng que thử để xác định định tính hoặc bán định lượng với các máy xét nghiệm nước tiểu hoặc tự so sánh trên bảng màu chuẩn cho kết quả nhanh, có thể thực hiện tại gia đình dễ dàng. Phần này đã được trình bày chi tiết trong phần tài liệu máy xét nghiệm nước tiểu, các bạn quan tâm có thể đọc tham khảo. Với những chất mà que thử không giải quyết được thì cần phải dùng tới xét nghiệm sinh hoá ở phòng thí nghiệm, tất nhiên nếu không có máy xét nghiệm nước tiểu thì bạn vẫn có thể dùng máy xét nghiệm sinh hoá để xác định các chất trong nước tiểu một cách định lượng, và đôi khi nếu nghi ngờ kết quả của máy nước tiểu, bạn có thể khẳng định lại nhờ xét nghiệm sinh hoá tại phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm sinh hoá phân có giá trị chẩn đoán các bệnh đường tiêu hoá. Nhưng hiện nay xét nghiệm này ít được dùng vì lý do vệ sinh, người ta

chỉ thực hiện với phân nếu xét nghiệm về tế bào, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Dịch não tuỷ là lớp dịch bao quanh não và tuỷ bảo vệ cho hệ thần kinh trung ương trước các biến đổi về áp lực và các chấn động. Dịch não tuỷ được phân cách với máu bởi một màng ngăn không cho các tế bào máu và phần lớn protein huyết tương vào dịch não tuỷ, trong khi các phần tử nhỏ tan trong nước như gluco thì thấm qua màng. Dịch não tuỷ tiếp cận mật thiết với não và tuỷ nên những tổn thương của hai cơ quan này đều có ảnh hưởng tới dịch. Nghiên cứu dịch não tuỷ có thể chẩn đoán một số bệnh thần kinh và theo dõi tiến triển của bệnh.

Các loại dịch khác như dịch mật, dịch màng phổi, dịch màng bụng... giúp chẩn đoán khá chính xác các bệnh liên quan trực tiếp đến các cơ quan này.

Một phần của tài liệu Giáo trình máy sinh hóa bài 12 quang phổ kế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w