3. MÁY XÉT NGHIỆM SINH HOÁ
3.2. Các phương pháp đo trong xét nghiệm sinh hoá
3.2.1. Phương pháp điểm cuối (Endpoint)
Phương pháp này chỉ đo độ hấp thụ của hỗn hợp phản ứng một lần, đó là lúc phản ứng tạo màu đã sảy ra hoàn toàn, và nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng đã ổn định. Có thể đo độ hấp thụ ở một bước sóng (monochromatic) hoặc hai bước sóng (bichromatic). Sử dụng dung dịch chuẩn (Standard) để dựng đường chuẩn hay hệ số cài đặt trước.
Chia theo số dung dịch chuẩn sử dụng khi đo ta có 3 loại:
- Phép đo chỉ sử dụng một dung dịch chuẩn: nồng độ của mẫu cũng
được tính theo công thức:
blank dard s dard s Blank Sample Sample A A C A A C − − = tan tan ) (
- Phép đo sử dụng nhiều dung dịch chuẩn (multistandard): nồng độ của
mẫu được xác định từ đường cong chuẩn. Đường cong này dựng được từ các dung dịch chuẩn đã biết trước nồng độ và độ hấp thụ đo được:
(Astandard- Ablank).TR
TR là chiều của phản ứng : +1 nếu chiều phản ứng tăng -1 nếu chiều phản ứng giảm
Nồng độ của mẫu được nội suy từ đường cong chuẩn: (Asample- Ablank).TR
- Phép đo sử dụng hệ số:
Khi đo không sử dụng các dung dịch chuẩn mà sử dụng một hệ số cho trước để tính ra nồng độ của dung dịch. Nồng độ mẫu được tính theo công thức:
Csample = (Asample- Ablank).F Với F là hệ số cho trước
Chia theo số bước sóng sử dụng khi đo ta có 2 loại:
- Phép đo một bước sóng: đo độ hấp thụ của dung dịch Trắng, Chuẩn
và Mẫu tại một bước sóng.
- Phép đo hai bước sóng: đo độ hấp thụ của Trắng (Blank), Chuẩn và
mẫu (Sample) tại hai bước sóng, một bước sóng chính và một bước sóng phụ, độ hấp thụ của các dung dịch được tính theo công thức sau:
Asample, Astandard, Ablank=Aλmain- Aλref
A: độ hấp thụ
λmain: Bước sóng chính
λref: Bước sóng phụ
3.2.2. Phương pháp động học (Kinetic)
Phương pháp động học được sử dụng để đo độ hoạt động của enzym. Đặc điểm của phương pháp này là đo ngay khi bắt đầu phản ứng, sau một khoảng thời gian trễ (Delay time) nào đó, không có thời gian đợi phản ứng ổn định.
- Phương pháp đo động học (K):
Độ hấp thụ của hỗn hợp phản ứng được đo n lần trong thời gian phản ứng t (Reaction time), khoảng cách giữa n lần đo là t/n giây và tính giá trị chênh lệch của các độ hấp thụ giữa phép đo sau với phép đo trước, kết quả cuối cùng là tính được giá trị chênh lệch trung bình/phút (DA/min)
Độ hoạt động của Enzym =DA/min.K.
Trong đó, K là hệ số thường được cho trước với từng loại hoá chất. Đơn vị đo độ hoạt động enzym là U/L, ngoài ra còn sử dụng đơn vị mới là kat (katal) là lượng men xúc tác sự biến đổi 1 mol cơ chất trong 1 giây.
- Phương pháp đo thời gian cố định (Fixed Time):
Cũng tương tự như phép đo động học, nhưng chỉ khác là thời gian giữa các lần đo độ hấp thụ là cố định.
LƯỢNG GIÁ KIẾN THỨC PHẦN 1
Lựa chọn câu đúng/sai trong các câu sau:
1. Ánh sáng đơn sắc có một bước sóng λ xác định trong chân không và có
một màu sắc riêng biệt. đúng-sai
2. Ánh sáng trắng là tổng hợp nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên
tục từ màu đỏ tới màu tím. đúng-sai
3. Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm nhiều dải sáng, màu sắc khác nhau, nối tiếp nhau một cách liên tục. đúng-sai 4. Lăng kính và cách tử nhiễu xạ hoạt động trên nguyên tắc cho ánh sáng trắng đi vào, nối ra sẽ cho một ánh sáng đơn sắc. đúng-sai 5. Các lớp kính trong kính lọc giao thoa đặt cách nhau một khoảng cách λ/2 để lọc ra được các tia sáng có bước sóng λ. đúng-sai
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
6. Máy xét nghiệm sinh hoá thường sử dụng các bước sóng: A. Từ bước sóng màu đỏ đến bước sóng màu tím; B. Từ bước sóng 405nm đến 760 nm;
C. Từ 340nm trở lên trên vùng cận hồng ngoại; D. Các bước sóng 340nm, 405nm và 505nm. 7. Khi ánh sáng đi qua dung dịch sẽ bị:
A. Hấp thụ hoàn toàn;
B. Hấp thụ một phần; C. Không bị hấp thụ;
D. Hấp thụ một phần, một phần bị phản xạ và một phần đi xuyên qua dung dịch.
8. Độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch phụ thuộc vào: A. Bề dày lớp chất lỏng;
B. Nồng độ dung dịch mà ánh sáng đi qua; C. Bản chất của dung dịch mà ánh sáng đi qua; D. Cả ba ý trên;
9. Trong máy sinh hoá, giá trị máy đo được trực tiếp là: A. Hệ số phụ thuộc bản chất dung dịch;
B. Cường độ ánh sáng sau khi đi qua dung dịch; C. Nồng độ của dung dịch mà ánh sáng đi qua; D. Độ hấp thụ A của dung dịch mà ánh sáng đi qua. 10. Tác dụng của các linh kiện quang - điện là:
A. Khuếch đại tín hiệu quang; B. Khuếch đại tính hiệu điện;
C. Chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện; D. Chuyển đổi tính hiệu điện thành tín hiệu quang. 11. Phôtô điốt là linh kiện có tác dụng:
A. Chuyển đổi quang điện; B. Chỉnh lưu dòng điện; C. Ổn định điện áp;
D. Dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng, hai đầu bán dẫn khi nối ra mạch ngoài sẽ có dòng chạy qua gọi là dòng quang điện;
E. Tất cả các tác dụng trên.
12. Các bệnh phẩm dùng trong máy sinh hoá là:
A. Máu toàn phần, nước tiểu, dịch não tuỷ, dịch vị, phân; B. Huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, một số loại dịch;
C. Chỉ dùng huyết thanh; D. Chỉ dùng huyết tương. 13. Máy sinh hoá dùng để đo:
A. Các loại tế bào trong máu;
B. Các chất hữu cơ trong mẫu bệnh phẩm;
C. Các chất khí như oxy, cacbonic, pH, các chất vô cơ như Na+, K+; D. Tất cả các loại chất chứa trong dung dịch bệnh phẩm.
14. Việc đo các chất trong bệnh phẩm dựa vào nguyên tắc: A. Đo trực tiếp dung dịch bệnh phẩm;
B. Tạo các phản ứng có sản phẩm với màu đặc trưng;
C. Tạo các phản ứng có sản phẩm hấp thụ một dải bước sóng nào đó mạnh nhất;
D. So sánh màu sắc của dung dịch sau các phản ứng hoá học. 15. Đặc điểm của phép đo điểm cuối trong máy sinh hoá là:
A. Chỉ đo độ hấp thụ của dung dịch một lần vào lúc bắt đầu phản ứng; B. Độ hấp thụ của dung dịch nhiều lần để tính ra nồng độ của dung dịch;
C. Đo độ hấp thụ một lần khi phản ứng tạo màu sảy ra hoàn toàn, nồng độ các chất sau phản ứng đã ổn định;
D. Đo sự sai lệch độ hấp thụ giữa các lần đo.
16. Có thể tính ra nồng độ của chất trong dung dịch mẫu khi dùng phương pháp điểm cuối bằng cách đo:
A. Độ hấp thụ của dung dịch trắng, dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu; B. Độ hấp thụ của dung dịch mẫu;
C. Độ hấp thụ của dung dịch trắng, dung dịch mẫu và hệ số cho trước; D. Cả A và C;
E. Cả A, B và C.
17. Phương pháp động học tính ra độ hoạt động của Enzym bằng cách:
A. Đo độ hấp thụ một lần sau khi phản ứng sảy ra hoàn toàn, lấy kết quả đó nhân với hệ số K cho trước;
B. Đo độ hấp thụ một lần trước khi phản ứng sảy ra hoàn toàn, lấy kết quả đó nhân với hệ số K cho trước;
C. Đo độ hấp thụ nhiều lần sau khi phản ứng sảy ra hoàn toàn, lấy kết quả đó nhân với hệ số K cho trước;
D. Đo độ hấp thụ nhiều lần trong khi phản ứng đang sảy ra, lấy trung bình hiệu các kết quả liên tiếp, sau đó nhân với hệ số K cho trước.
Câu hỏi tự lượng giá
18. Trình bày khái niệm về ánh trắng, ánh sáng đơn sắc.
19. Trình bày cấu tạo và tác dụng của một số dụng cụ quang học thường gặp trong máy sinh hoá.
20. Trình bày hai định luật quang điện, phân tích ý nghĩa của hai định luật này trong máy xét nghiệm sinh hoá?
21. Trình bày định luật Bouger- Lambert- Beer? ý nghĩa của hai định luật trong máy sinh hoá?
22. Trình bày một số chất thường đo trong máy sinh hoá? Phân tích cách thức để đo được các chất này?
23. Trình bày sơ đồ nguyên lý máy sinh hoá? Phân tích chức năng các khối? 24. Trình bày phương pháp đo điểm cuối và động học dùng trong xét nghiệm?
PHẦN 2
GIỚI THIỆU MÁY QUANG KẾ 722