khoẻ khắn,...
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
Viết 1 số từ khó.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết. Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài
mới.
Nhận xét giờ học
Hoà bình, khoẻ khoắn, hí hoáy,….
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : Các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, l, k. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, y. Các con chữ cao 4 dòng kẻ là: đ, p (kể cả nét kéo xuống); 3 dòng kẻ là: t. Còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. HS viết bảng con.
HS thực hành bài viết Hoà bình, hí hoáy, khoẻ
khoắn,…
HS nêu: Tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
Thực hiện luyện viết bài ở nhà
TNXH : BÀI : CÂY GỖ
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức: Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ ; chỉ
được thân, lá, hoa,rễ của cây gỗ.
2.Kĩ năng: Giúp cho HS nắm chắc tên và ích lợi của một số cây gỗ.
3.Thái độ: Giáo dục HS biết trồng và chăm sóc cây gỗ để bảo vệ
môi trường.
*Ghi chú: So sánh các bộ phận chính,hình dạng,kích thước,ích lợi
của cây rau và cây gỗ.
II.Chuẩn bị:- Hình ảnh các cây gỗ phóng to theo bài 24.
-Phần thưởng cho trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài.
Hãy nêu ích lợi của câu hoa? Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu một số vật dụng trong lớp làm bằng gỗ như: bàn học sinh ngồi, bàn giáo viên … và tựa bài, ghi bảng.
Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ:
Mục đích: Phân biệt được cây gỗ với các cây khác, biết được các bộ phận
Học sinh nêu tên bài học. 3 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh nghe giáo viên nói và bổ sung thêm một số cây lấy gỗ khác mà các em biết.
chính của cây gỗ
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây điệp, tràm … ở sân trường để phân biệt được cây gỗ và cây hoa, trả lời các câu hỏi sau:
Tên của cây gỗ là gì?
Các bộ phận của cây?
Cây có đặc điểm gì? (cao, thấp, to,
nhỏ)
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi một vài học sinh nêu tên các bộ phận của cây gỗ và tên cây gỗ đó là gì Giáo viên kết luận:
Cây gỗ giống các cây rau, cây hoa
cũng có rể, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cành lá xum xuê làm bóng mát.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
MĐ: Học sinh biết lợi ích lợi của việc trồng gỗ.
Các bước tiến hành: Bước 1:
GV giao nhiệm vụ và thực hiện:
Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới.
Cho học sinh quan sát và trả lời các
câu hỏi sau trong SGK.
o Cây gỗ được trồng ở đâu?
o Kể tên một số cây mà em biết?
o Đồ dùng nào được làm bằng gỗ?
Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Quan sát cây điệp trước sân trường và trả lời các câu hỏi.
Nhóm 2: Quan sát cây tràm trước cổng trường và trả lời các câu hỏi.
Học sinh chỉ vào từng cây và nêu.
Học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh kể thêm một vài cây gỗ khác mà các em biết.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách.
o Cây gỗ có lợi ích gì?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên.
Giáo viên kết luận:
Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, ngăn lũ. Cây gỗ có rất nhiều lợi ích. Vì vậy Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Hoạt động 3: Trò chơi với phiếu kiểm tra.
MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây gỗ mà các em đã học. Các bước tiến hành:
Giáo viên cho học sinh tự làm cây gỗ , một số học sinh hỏi các câu hỏi
+ Bạn tên là gì?
+ Bạn sống ở đâu?
+ Bạn có ích lợi gì?
3.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Cây gỗ có ích lợi gì?
Giáo dục các em có ý thức bảo vệ cây trồng
Nhận xét. Tuyên dương.
4.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Thực hiện: Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe. Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Tổ chức theo cặp hai học sinh hỏi và đáp.
+ Tôi tên là phượng vĩ.
+ Được các bạn trồng ở sân trường.
+ Cho gỗ, cho bóng mát …
Nhiều cặp học sinh tự hỏi và đáp theo mẫu trên.
Học sinh nêu tên bài và trả lời câu hỏi củng cố.
Vỗ tay tuyên dương các bạn.
Thực hiện tốt chăm sóc và bảo vệ cây trồng
------
An toàn giao thông: Bài 3: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tác dụng, ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu đèn giao thông. Biết nơi có tín hiệu đèn giao thông.
2. Kĩ năng: Có phản ứng đúng với tín hiệu đèn giao thông. Xác đinh được vị trí của đèn tín hiệu giao thông ở những phố giao nhau, gần ngã ba, ngã tư.
3. Thái độ: Đi theo đúng tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn.
II. Nội dung: Đèn tín hiệu cho các loại xe có 3 màu: đỏ, vàng, xanh.
Đèn tín hiệu cho người đi bộ có hình người màu đỏ và màu xanh. Đèn tín hiệu đặt gần đường giao nhau phía tay phải người đi đường.
III. Chuẩn bị: GV 3 tấm bìa có vẽ sẵn tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng
(loại dành cho các loại xe) và 1 tấm bìa có hình người màu đỏ, 1 tấm bìa có hình người màu xanh. Ảnh chụp (tranh vẽ)2 góc phố có đèn tín hiệu.
HS: QS vị trí các cột đèn tín hiệu, các tín hiệu đèn và thứ tự sắp xếp trên đèn tín hiệu.
Hoạt động 1: Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông
a) Mục tiêu: HS nắm được đèn tín hiệu giao thông được đặt ở nơi có đường giao nhau gồm 3 màu: đỏ, vàng, xanh- theo thứ tự từ trên xuống. Học sinh biết có 2 loại đèn tín hiệu: đèn tín hiệu dành cho các loại xe và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ. b) Cách tiến hành:
Bước 1: Đàm thoại
- Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu?
- Tín hiệu đèn có mấy màu? Thứ tự các màu như thế nào?
Bước 2: GV giơ các tấm bìa có vẽ đèn đỏ, vàng, xanh và 1 tấm bìa có vẽ hình người đứng màu đỏ, 1 tấm bìa có hình người đi màu xanh cho HS phân biệt:
- Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe? - Loại đèn tín hiệu nào dành cho người đi bộ?
c) KL: Ta thường thấy đèn tín hiệu giao thông đặt ở nơi có đường giao nhau. Các cột đèn tín hiệu được đặt ở bên tay phải đường. Ba màu đèn theo thứ tự: đỏ, vàng, xanh. Có 2 loại đèn tín hiệu: đèn tín hiệu cho các loại xe và đèn tín hiệu cho người đi bộ.
Hoạt động 2: Quan sát tranh (ảnh chụp)
a)Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của đèn tín hiệu giao thông và nội dung hiệu lệnh của các màu tín hiệu đèn.
b) Cách tiến hành:
-Bước 1: HS quan sát tranh 1(ảnh chụp) một góc phố, có đèn tín hiệu dành cho các loại xe đang bật màu xanh, đèn cho người đi bộ màu đỏ và nhận xét:
+Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì? + Xe cộ khi đó dừng lại hay đi?
- Bước 2:
+ HS quan sát tranh 2(ảnh chụp) một góc phố đèn dành cho các loại xe đang đi màu đỏ, còn đèn dành cho người đi bộ đang màu xanh. +GV hỏi HS:
*Tín hiệu dành cho các loại xe khi đó màu gì?
* Các loại xe dừng lại hay đi?
+Tín hiệu dành cho người đi bộ lúc đó bật màu gì? + Người đi bộ dừng lại hay đi?
_ Bước 3: Thảo luận.
+ Đèn tín hiệu giao thông để làm gì?
+ Khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì các loại xe và người đi bộ phải làm gì? + Khi tín hiệu đèn xanh bật lên thì sao?
+ Tín hiệu đèn vàng bật sáng để làm gì? c) Kết luận
- Tín hiệu đèn là hiệu lệnh chỉ huy giao thông, điều khiển các loại xe và người đi lại trên đường.
- Khi tín hiệu đèn xanh bật lên.Các phương tiện tham gia giao thông được phép đi . Khi có tín hiệu đèn đỏ thì tất cả phải dừng lại. Còn tín hiệu đèn vàng được bật lên để báo hiệu chuẩn bị dừng xe và chuẩn bị đi.
Hoạt động 3: Trò chơi đèn xanh- đèn đỏ
a) Mục tiêu
HS có phản ứng đúng với các tín hiệu đèn giao thông và làm đúng theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn đẻ đảm bảo an toàn.
b) Cách tiến hành
- Bước 1: HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi gặp tín hiệu đèn đỏ các loại xe và người đi bộ phải làm gì? + Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn để làm gì?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu không đi theo lệnh của tín hiệu đèn - B 2: GV phổ biến cách chơi trò chơi tín hiệu đèn xanh, đỏ.
+ Khi GV hô: Tín hiệu đèn xanh- HS quay 2 tay xung quanh nhau như xe cộ đang đi lại trên đường.
+ Khi GV hô: Tín hiệu đèn vàng – 2 tay quay chậm lại như xe cộ giảm tốc độ khi gặp đèn vàng.
+ Khi GV hô tín hiệu đèn đỏ- tất cả phải dừng lại không được quay tay cũng như khi gặp tín hiệu đèn đỏ các phương tiện đều phải dừng lại.
Hoạt động 4: Trò chơi “Đợi- quan sát và đi) a) Mục tiêu
HS có phản ứng đúng với tín hiệu dành cho người đi bộ khi muốn qua đường. Biết chờ và quan sát khi qua đường.
b) Cách tiến hành:
Bước 1: GV phổ biến cách chơi.
+ Một HS lên bảng làm quản trò, cả lớp đứng chơi tại chổ.
+ Khi HS giơ tấm bìa có hình người đi màu xanh, cả lớp sẽ đứng lên, nhìn sang hai bên (như đang quan sát hai phía) và hô: Quan sát hai phía và đi.
+ Khi HS giơ tấm bìa có hình người đứng màu đỏ, cả lớp sẽ ngồi xuống ghế và hô: Hãy đợi .
Bước 2: HS chơi.
Chú ý: Em quản trò có thể giơ nhanh các tấm bìa và không tuân theo thứ tự để giúp cho không khí chơi thêm vui vẻ. Những em làm sai phải lên và nhảy lò cò về chổ.
c) Kết luận: Mọi người và các phương tiện đi lại trên đường cần phải đi theo hiệu lệnh tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
V/ Củng cố a) Nhắc lại bài học: Có hai loại đèn tín hiệu giao thông
- Đối với các loại xe: .
- Đối với người đi bộ: Đèn tín hiệu giao thông được đặt bên phải người đi đường, ở gần đường giao nhau.
Phải đi theo tín hiệu giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
b) Dặn dò về nhà: Quan sát đường phố gần nhà (gần trường) và tìm nơi đi bộ an toàn.