II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
2. Các biện pháp dạy học sinh học
Mỗi PPDH thường được cụ thể bằng những biện pháp dạy học. Đó là những chi tiết, thủ thuật cụ thể để thể hiện PPDH. Có thể xem hệ thống các biện pháp của một PPDH là vi cấu trúc của PPDH đó. Người ta phân biệt ba loại biện pháp:
2.1. Biện pháp logic
Đó là các biện pháp về các thao tác tư duy nhằm giúp cho SH nhận thức, lĩnh hội tri thức. Nhóm biện pháp này chung cho cả 3 nhóm PP (Dùng lời, Trực quan và Thực hành), bao gồm: Quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, kết luận.
2.2. Biện pháp tổ chức
Là các cách thức tổ chức quá trình nhận thức cho HS, chúng được thể hiện trong 3 nhóm PP có sự khác nhau:
- Nhóm PP dùng lời:
+ Vấn đáp thầy – trò hay trò – trò,
+ Thảo luận cả lớp, từng nhóm nhiều HS, hay từng cặp + Giáo viên cho HS lên bảng trả lời, hay đứng tại chỗ + HS nghiên cứu SGK và tóm tắt ý chính,…
- Nhóm PP trực quan:
+ GV phân phát mẫu vật cho từng bàn để HS quan sát theo nhóm + GV cho các nhóm tự chuẩn bị mẫu vật hay thí nghiệm
+ GV lên tiêu bản hiển vi để tại bàn và gọi từng HS lên quan sát và nhận xét.
+ Mỗi nhóm HS phân công 1 em chuẩn bị và lên trình bày trước lớp, các thành viên trong nhóm nhận xét.
- Nhóm PP thực hành:
+ HS làm việc độc lập cá nhân, quan sát, nhận xét
+ HS làm việc theo nhóm cùng 1 nhiệm vụ hay mỗi nhóm 1 nhiệm vụ. + Nhóm cử 1 HS lên báo cáo hoặc GV có thể gọi bất kì một HS. + Thảo luận theo từng nhóm hay cả lớp.
2.3. Biện pháp kĩ thuật
- Nhóm PP dùng lời: GV có thể viết câu hỏi lên bảng phụ để HS lần lượt trả lời ; GV có thể viết hoặc photo các đoạn tư liệu và lấy ra đọc khi cần thiết;
GV sử dụng các phiếu học tập phát cho HS hoặc dán lên bảng cho HS hoàn thành.
- Nhóm PP trực quan: Chiếu tiêu bản hiển vi lên màn ảnh, chiếu các hình ảnh, mô hình động, phim,… để HS quan sát.
- Nhóm PP thực hành: GV sử dụng bản hướng dẫn các thao tác thực hành và các câu hỏi thảo luận phát cho từng nhóm HS hoặc treo lên bảng dùng chung cho cả lớp.