- Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón: Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do sử dụng bón phân quá liều.
- Bón bổ sung các loại phân bón làm tăng khả năng cứng cây chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK.
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất, do đó tăng khả năng giữ phân.
- Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường cây che bóng và bón phân hữu cơ cho vườn cây, giảm phân bón hóa học. Cà phê vối vốn là một loại cây ưa bóng nhẹ, nên cần phải trồng cây che bóng. Việc loại bỏ cây che bóng tuy có làm cho năng suất của vườn cây tăng lên nhưng đống thời cũng làm cho chu kỳ kinh doanh của cây ngắn lại do bị kiệt sức và nhiều tác động tiêu cực khác. Thực tế cho thấy do bị loại bỏ cây che bóng nên thời gian sinh trưởng và phát triển của quả cà phê ngày cũng có xu hướng ngắn lại. Thời gian sinh trưởng và phát triển của quả cà phê ngắn lại, chín sớm không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng do hạt không đủ thời gian để tích lũy chất dinh dưỡng cũng như hình thành các hợp chất thơm mà còn đẩy thời gian thu hoạch sớm lên trùng vào những tháng gần cuối mùa mưa, gây khó khăn cho việc thu hái, phơi sấy. Cũng do thu hái sớm làm cho cây phân hóa mầm hoa sớm, đẩy cây nhanh chóng rơi vào giai đoạn khô hạn sớm từ đó tăng thêm một lần tưới nước sớm. để hạn chế những tác động tiêu cực nêu trên thì việc trồng cây che bóng trong vườn cà phê là một giải pháp hiệu quả nhất. để tăng thu nhập có thể trồng xen các
loại cây ăn quả vừa làm cây che bóng vừa làm cây choái sống cho cây hồ tiêu như cây muồng đen, keo dậu.
Cùng với việc loại bỏ cây che bóng, việc bón quá nhiều và không cân đối các loại phân hóa học trong thời gian qua đang là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngành cà phê trong thời gian tới. Việc sử dụng quá nhiều và không cân đối các loại phân bón khoáng không những làm tăng chi phí do lãng phí mà còn gây tác hại đến môi trường đất. Những kết quả nghiên cứu cho thấy trên nhiều vườn cây hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là Kaly đã tăng từ 4 - 8 lần so với lúc ban đầu mới trồng cà phê. Việc lạm dụng phân bón hóa học đang làm cho nhiều loại sâu bệnh hại phát sinh, trong đó đặc biệt là tuyến trùng hại rễ. Thực tế cho thấy nhiều vườn cà phê sau khi thanh lý đã không thể trồng lại cà phê do bị tuyến trùng gây hại. để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân bón khoáng thì ngoài việc tăng cường bón phân hữu cơ, phân bón khoáng qua lá cần phải bón đúng liều lượng, cân đối giữa các nguyên tố trên cơ sở phân tích độ phì nhiêu thực tế trong đất, hàm lượng dinh dưỡng trong lá cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của vườn cây.Việc sử dụng các loại phân bón qua lá nhằm bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cũng hết sức cần thiết nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm
- Hạn chế sử dụng thuốc hóa học và giảm lượng nước tưới. Việc kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp như sử dụng các dòng vô tính có khả năng kháng bệnh, tăng cường cây che bóng, phân bón hữu cơ, phân bón khoáng qua lá v.v. . là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các loại sâu bệnh gây hại, giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc hóa học. Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu chỉ sử dụng khi mức độ gây hại vượt ngưỡng gây hại kinh tế và chỉ phun cho những cây bị sâu hại, không phun cho cả vườn nhằm bảo vệ các loại thiên địch. Tránh phun thuốc phòng trừ sâu hại theo định kỳ. Sử dụng thuốc theo đúng chủng loại, liều lượng, đúng cách và đúng thời điểm
cho từng loại đối tượng sâu, bệnh hại.Tưới nước là một trong những biện pháp hết sức quan trọng ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế trong việc kinh doanh cây cà phê, trong đó đặc biệt là lần tưới đầu. Nếu tưới quá sớm khi cây chưa bước vào giai đoạn khô hạn khủng hoảng thiếu nước, mầm hoa chưa phân hóa đầy đủ không những lãng phí một lần tưới mà còn làm cho hoa nở không tập trung, nở làm nhiều đợt dẫn đến quả chín sớm, không tập trung, gây khó khăn và tốn kém cho khâu thu hái, chế biến. Lần tưới đầu chỉ tiến hành khi nào thấy cây đã thực sự khô hạn, mần hoa đã phân hóa đầy đủ thành "mỏ sẻ già". Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng tưới càng nhiều nước và nhiều lần thì năng suất vườn cây càng cao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy lượng nước tưới lần đầu khoảng 500 - 550 m3/ha và ở các lần tưới sau khoảng 450 m3/ha với chu kỳ tưới từ 20 - 25 ngày là hoàn toàn đảm bảo cho vườn cây sinh trưởng phát triển bình thường và cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc tăng cường cây che bóng, bón phân hữu cơ và tủ gốc giữ ẩm cũng là những biện pháp hết sức quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí tưới nước cho cây cà phê. Bên cạnh những phương pháp tưới nước theo truyền thống hiện nay cần nghiên cứu áp dụng công nghệ tưới nước hiện đại kết hợp với bón phân như tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước và chi phí lao động.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, khóa luận đã đạt được những nhiệm vụ chủ yếu sau:
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến sản xuất cà phê và phát triển cây cà phê.
(2) Tìm hiểu một số kinh nghiệm phát triển cây cà phê tại một số quốc gia trên thế giới.
(3) Đánh giá thực trạng phát triển cà phê tại Nông trường Đông Hiếu, tìm ra những điểm hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế.
(4) Trên cơ sở những phân tích trên, khóa luận đã đưa ra một số các giải pháp phát triển cà phê tại Nông trường Đông Hiếu trên cơ sở học hỏi một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Ngô Thắng Lợi (2012). Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản đại
học kinh tế quốc dân.
2. Th.S. Bùi Đức Tuấn. Kế hoạch kinh doanh. Nhà xuất bản lao động
– xã hội.
3. Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ về Giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các Nông trường quốc doanh.
4. Thông tư hướng dẫn số 102/2006TT-BNN ngày 13/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5. Quyết định số 82/QĐ-UB ngày 13/9/2002 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý Nông - Lâm trường quốc doanh. 6. Theo báo điện tử Bộ công thương: “Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong năm 2013” ngày 07/03/2014
7. http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2862/tinh-hinh-xuat-khau-ca-phe-
cua-viet-nam-trong-nam-2013.aspx
8. Theo Hiệp hội Cà phê, Ca cao VN. Đăng ngày: 21/04/2011. “MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH VÀ SINH LÝ CỦA CÂY CÀ PHÊ”
http://www.2lua.vn/article/ky-thuat-trong-cham-soc-va-che-bien-ca-phe- phan-2-2837
9. Báo điện tử dân kinh tế. “Đặc điểm của sản xuất Nông nghiệp” http://www.dankinhte.vn/nhung-dac-diem-cua-san-xuat-nong- nghiep