Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại nông trường đông hiếu (Trang 50)

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

Sử dụng mô hình SWOT để phân tích những lợi thế của vùng, cũng như hạn chế và thasvch thức nhằm phát triển cây công nghiệp

a. Điểm mạnh

- Điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba-zan là một trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng dày của loại đất này. Như vậy với vùng đất đỏ bazan màu mỡ, Nông trường Đông Hiếu là nơi phù hợp để sản xuất, kinh doanh cây cà phê.

Đặc điểm khí hậu cần thiết cho cây cà phê phát triển:

Nhiệt độ: Nói chung trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50C đến 320C cây cà phê vẫn có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 180

C - 250C, thích hợp nhất từ 20 - 220C. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500 m (nguyên quán cà phê chè là ở Ethiopie nơi có độ cao trên dưới 2.000 m). Các nước trồng cà phê chè có phẩm vị thơm ngon như: Kenya, Tanzania, Ethiopie, Côlombia thường được trồng ở nơi có độ cao từ 800 m trở lên. Ngược lại cà phê vối thích ở nơi nóng ẩm. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 - 260C, song giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 - 260C. Nhiệt độ giảm xuống tới 00C làm thui cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương muối. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê. Như vậy với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oC, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.700o

C

Nông trường Đông Hiếu là nơi thuận lợi để cà phê phát triển.

Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường 1.300 mm - 1.900 mm. Nếu lượng mưa được phân bổ tương đối đều trong năm có một mùa khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê. Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.Trong khi đó lượng mưa bình quân hàng nămở địa bàn Nông trường dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152 ngày

mưa, trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%. Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.

- Nông trường là vùng đất có lịch sử trồng cà phê lâu đời

Với lịch sử 55 năm sản xuất và kinh doanh cà phê, cao su, do đó, kinh nghiệm sản xuất cà phê của cá hộ dânở Nông trường có thể nói là đã dày dặn. Những hộ càng có nhiều năm kinh nghiệm thì năng suất cà phê của họ càng cao. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm là một yếu tố rất quan trọng. Khi họ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây trồng, họ sẽ biết được giống nào cho năng suất cao, đất nào thích hợp để trồng cà phê, họ biết được lượng phân bón mà cây chanh cần trong từng giai đoạn cụ thể và biết được cách phòng và trị bệnh kịp thời…. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cà phê của nông hộ. Do đó đây cũng là một trong những thế mạnh của Nông trường.

Kết quả điều tra đánh giá đặc điểm nguồn nhân lực của các hộ trồng cà phê thuộc Nông trường: Theo bà Hoàng Thị Đông, cán bộ phòng tổ chức Nông trường: các chủ hộ trồng cà phê có độ tuổi trung bình 45 – 50 tuổi, là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất; phần lớn chủ hộ trồng cà phê có trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3, khoảng 58,93% chủ hộ có trình độcấp 2 và 36,33% có trình độ cấp 3.

Đây có thể xem là một lợi thế lớn cho sản xuất cà phê của Nông trường vì cà phê là một cây trồng lâu năm đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao.

Do vậy, với trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên sẽ tăng khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học nói chung, kỹthuật về canh tác cây cà phê nói riêng của các hộ nông dân. Bình quân số nhân khẩu của hộ trồng cà phê là 3,8 người/hộ, bình quân mỗi hộ có 2,39 lao động/hộ; tỷ lệ lao động ở mức trung bình và là điều kiện khá thuận lợi cho việc chăm sóc vườn cà phê. Tuy nhiên, nhu cầu lao động thuê ngoài sẽ rất cao vào thời điểm thu hoạch cà phê.

- Có các vườn ương giống tốt, hệ thống trạm bơm đầy đủ: Đối với trồng trọt, cây giống là yếu tố quan trọng. Hiện nông trường có một số vườn ương giống được đầu tư, đảm bảo giống tốt cung cấp cho người dân. Hệ thống tưới tiêu cũng được chú trọng, các trạm bơm và bể chứa nước luôn được đầu tư xây dựng hoàn thiện. Đảm bảo nước tưới cho cả vùng trong trường hợp xảy ra hạn hán kéo dài.

b. Điểm yếu

- Quy hoạch vùng trồng cà phê chưa hợp lí, một số vùng còn manh mún, dẫn đến khó quản lí và gây khó khăn cho hoạt đông tưới tiêu.

- Nguồn vốn của người dân còn eo hẹp, sự trợ giúp của Nông trường về nguồn lực cho người dân còn tương đối hạn chế.

- Người lao động trẻ còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức về quy trình kĩ thuật chăm sóc cây trồng.

-Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi: Có nhiều vườn cây lâu năm nhưng chưa được người dân thyanh lí, hiệu quả thấp, năng suất thấp.

- Nhiều vùng cà phê trồng không đúng vùng quy hoạch. Từ 1994 đến nay, do giá cả tăng cao nên người dân đã nhanh chóng mở rộng thêm nhiều diện tích cà phê. Hầu hết những diện tích trồng mới này không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là được trồng trên những địa bàn không thích hợp như tầng đất nông, độ dốc lớn, nơi thiếu nguồn nước tưới v.v. . và không ít trong diện tích đó là đất rừng. Do được trồng ở những vùng không thích hợp nên do năng suất đạt thấp và chi phí sản xuất tăng cao, và còn đe dọa đến tính bền vững của những diện tích cà phê còn lại do môi trường, nguồn nước bị hủy hoại.

- Trồng, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật. Trong thời gian qua nhiều năm giá cà phê lên cao, người trồng cà phê đã loại bỏ hoàn toàn cây che bóng, đồng thời tăng cường bón phân hóa học, tăng lượng nước tưới v.v . .

nhằm mục đích đạt được năng suất tối đa. Những biện pháp thâm canh cao độ này không những đã làm cho cây nhanh chóng bị kiệt sức, mau già cỗi, kích thích quả chín sớm làm giảm chất lượng mà còn làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, phát sinh nhiều loại sâu, bệnh hại, trong đó đặc biệt là nấm bệnh và tuyến trùng hại rễ. Hiện nay, tuyến trùng hại rễ đang là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất đối với cây cà phê được trồng lại trên diện tích cà phê sau khi được thanh lý.

- Phần lớn diện tích được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn giống.

Tuy Nông trường đã có dịch vụ cung cpa giống cây trồng, tuy nhiên nhiều hộ muốn giảm chi phí nên tự ương giống cây trồng, dẫn đến chất lượng giống kém. Do được trồng bằng hạt lại không qua một quy trình chọn lọc, nhân giống theo đúng chuẩn mực nên tỷ lệ cây cho năng suất thấp, hạt bé, bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn chiếm một tỷ lệ khá cao. đặc biệt là các cây trong cùng một vườn chín không đồng đều nhau làm tăng số lần thu hái, chi phí thu hoạch, chế biến tăng cao và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.Trong những năm tới cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng giảm dần, việc thiếu hụt lao động nhất là vào thời kỳ thu hoạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm do phải cắt giảm số lần hái. Cùng với sự thiếu hụt lao động và chi phí nhân công tăng cao, giá cả vật tư phân bón, xăng dầu v.v. . cũng đang có xu hướng ngày càng tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê sẽ ngày một giảm sút.

c. Cơ hội

- Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vươn lên đứng thứ nhất Thế giới, thị trường tiêu thụ cà phê được mở rộng là cơ hội để các hộ nông dân phát triển quy mô sản xuất.

- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng khiến cho hoạt động sản xuất trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt sức người, sức của.

- Việc phát triển của hệ thống tín dụng khiến cho việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn. Người dân có thể vay vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô và tăng năng suát cây trồng.

- Các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng được chú trọng.

d. Thách thức

- Nghệ An là một vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Tuy vùng đất của Nông trường có điều kiện thổ những, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Tuy nhiên, điều kiện quá khắc nghiệt của thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê trên địa bàn. Hạn hán kéo dài khiến ao hồ cạn kiệt, thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng. Một số năm còn xảy ra hiện tượng sương muối gây bệnh và chết vườn cây. Đặc biệt là hằng năm, bão lũ thường hoành hành, những cơn bão lớn gây đổ, gãy cây cà phê, hay những cây bóng mát lớn bị gió bão quật gãy cũng kéo theo sự tổn thất về cây cà phê. Biến đổi khí hậu cũng là mối đe doa lớn đối với hoạt động sản xuất cà phê.

- Giá cả của vật tư, phân bón, thuốc BVTV ngày càng tăng nhanh, dẫn đến chi phí sản xuất lớn, cũng là một thách thức lớn đối với các hộ trồng cà phê, khi mà kinh tế của họ chủ yếu phụ thuộc vào loại cây trồng này.

- Do Nông trường chịu sự quản lí của Công ty, nên giá cả phụ thuộc vào việc áp giá của công ty. Giá cả thu mua cà phê của công ty trường thấp hơn so với thị trường, người nông dân là người chịu thiệt, lợi nhuận thu về từ việc trồng cà phê không cao.

- Giá cả xăng dầu cao, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng. Các dịch vụ cày bừa, tưới tiêu cũng tăng giá, tạo áp lực cho người dân trồng cà phê.

3.3.2. Tác động của quá trình sản xuất cà phê đến môi trường

Nông trường là đơn vị chỉ sản xuất cà phê, không trực tiếp chế biến sản phẩm cà phê, do đó sự tác động của việc sản xuất cà phê đến môi trường chủ yếu xuất phát từ hoạt động trồng trọt. Cà phê là cây công nghiệp, nên rất ít sử dụng thuốc BVTV, chủ yếu là sử dụng phân bón. Phân bón vừa cung cấp dinh

dưỡng cho cây trồng, giúp làm tăng độ mầu mỡ của đất, tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ con người nếu không có biện sử dụng hợp lý.

- Việc bón phân với lượng quá lớn tạo nên lượng dư thừa một số chất trong đất, nước, không khí hoặc do quá trình chuyển hoá, di chuyển phân bón trong đất dẫn tới tinh trạng một số chất như kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật có hại vv....được đưa vào đất làm tăng mức độ ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm.

- Tồn dư chất độc hại trong sản phẩm: Một số thành phần có hại trong phân bón hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng trong phân bón được tích luỹ trong sản phẩm. Lượng tồn dư này có thể vượt mức cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở NÔNG TRƢỜNG ĐÔNG HIẾU

Do các hộ trồng cà phê thuộc sự quản lí của Nông trường, do đó, muốn hoạt động sản xuất hiệu quả cần phải đề ra giải pháp xuất phát từ Nông trường. Sự quản lí của Nông trường đến các nông hộ, sự chỉ đạo sản xuất của Nông trường góp phần quan trọng đến phát triển các vườn trồng cà phê một cách tập trung, đảm bảo kĩ thuật và hiệu quả.

3.1. Lĩnh vực sản xuất

3.1.1. Vốn đầu tư

Khuyến khích các hộ nhận khoán tự bỏ vốn đầu tư cho các loại cây trồng theo quy hoạch, đồng thời Công ty và Nông trường cũng cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Cụ thể: Vốn chăm sóc cà phê KTCB được vay theo suất đầu tư và theo lãi suất của dự án quy định, chủ yếu bằng vật tư phân bón; Vốn cho trồng xen, trồng mới cao su Nông trường sẽ cho vay một phần, một phần hộ nhận khoán sẽ tự bỏ vốn đầu tư; Vốn cho vườn kinh doanh, Nông trường sẽ cho vay vốn đầu năm và thu hồi vào cuối năm, người lao động phải trả vốn và lãi suất cho Nông trường bằng sản phẩm hoặc tiền mặt.

- Ưu tiên mọi nguồn vốn để đầu tư, tận dụng và phát huy triệt để nguồn nước hiện có ở trạm bơm để chống hạn.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, coi trọng và chú trọng công tác huy động vốn của hộ nhận khoán đầu tư chăm sóc vườn cây và công tác thủy lợi.

- Để thuận lợi cho công tác vận chuyển trong vùng nội đồng, Nông trường cần phải tiến hành chiến dịch giải phóng đường lô và hỗ trợ kinh phí để tu sửa một số tuyến đường hư hỏng nặng.

3.1.2. Kĩ thuật

- Cần mở các lớp đào tạo cho người dân quy trình sản xuất, cán bộ kĩ thuật của Nông trường cần tìm tòi, nghiên cứu những kinh nghiệm trồng cà phê mới và hiệu quả nhất để phổ biến cho người dân.

- Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đầu tư hợp lí và thay đổi

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại nông trường đông hiếu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)