Quan điểm về con người thời Xuân Thu – Chiến Quốc 1 Quan điểm của Nho gia về vấn đề con ngườ

Một phần của tài liệu tiểu luận VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI (Trang 27)

Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜ

2.2. Quan điểm về con người thời Xuân Thu – Chiến Quốc 1 Quan điểm của Nho gia về vấn đề con ngườ

2.2.1. Quan điểm của Nho gia về vấn đề con người

Vấn đề tính thiện hay ác là một trong những vấn đề căn bản của đạo Nho. Điều đó cũng dễ hiểu. Một khi coi sự giáo hóa con người là quan trọng hơn cả, quan trọng đối với cá nhân, gia đình, xã hội, một khi đã muốn dùng nó

để lập lại trật tự trong xã hội, nghĩa là coi chính trị và giáo dục là một, thì không thể nào không xét đến cái tính của con người được. Tùy quan niệm của

mỗi nhà về cái tính hay nói cụ thể hơn là bản chất con người, quan niệm của

mỗi nhà cho cái tính này thiện hay ác, hay không thiện không ác, hay cả thiện

thay đổi, chẳng hạn nếu coi tính là thiện thì chỉ cần khếch sung cái thiện đó là

đủ, còn nếu như coi nó là ác thì cần ngăn diệt cái ác đó và ta thấy ít nhất cũng đã có hai phương pháp giáo hóa khác hẳn nhau, trái ngược nhau nữa: Một

trong lễ nhạc, một trong hình pháp. Tóm lại ta có thể coi quan niệm về tính là một định tắc của mỗi phái Nho học, do định tắc đó mà ta tìm ra manh mối của phương pháp chính giáo của phái đó. Lý thuyết về tính đã là lý thuyết căn bản

thì nhà Nho nào cũng đem ra bàn là lẽ tất nhiên

Từ rất lâu trong lịch sử Trung Hoa đã xuất hiện phạm trù Tính và trong

giai đoạn trăm nhà đua tiếng, bách gia chư tử thì mỗi nhà, mỗi trường phái lại

luận bàn về Tính với những quan điểm khác nhau và thông qua những quan điểm này mà mỗi nhà đã lý giải về bản chất con người cũng không giống

nhau. Mạnh Tử đề xuất Tính là “Thiên chi giáng tài” (tài trời cho), Tuân Tử

cho rằng Tính là “bản thủy tài phác” (tố chất nguyên sơ còn chất phác) của con người, Đạo gia Trang Tử đề xuất Tính là “Sinh chi chất” (chất của Sinh);

Cáo Tử cho rằng “Sinh chi vị Tính” (sinh gọi là Tính), Hàn Phi Tử của Pháp

gia lại đưa ra Tính là “Thiên Tính” của con người. Đồng thời cùng với việc đưa ra một quy định chung cho nội hàm Tính, mỗi nhà, mỗi phái đều cố gắng thông qua Tính để tìm hiểu nhân tính, tìm hiểu về bản chất của con người theo

mỗi hướng khác nhau.

Phạm trù Tính và tư tưởng Tính trong triết học Trung Quốc đầu tiên

được đào sâu tìm hiểu và phát triển trong Nho gia. Nho gia thời Tiên Tần bàn về Tính nặng về nhân tính. Người sáng lập Nho gia Khổng Tử đề xuất “Tính tương cận”, sau đó phát triển thành nhân tính thiện của Mạnh Tử và nhân tính ác của Tuân Tử.

Khổng Tử (551 – 479 TCN) sống cuối thời Xuân Thu, là người sáng

lập học phái Nho gia. Trong Nho gia thời Tiên Tần, Khổng Tử là người luận

bàn về Tính sớm nhất. Trong Luận Ngữ Khổng Tử đã hai lần bàn về Tính, tuy tương đối đơn giản nhưng có tính sáng tạo. Ông cho rằng: “Tính tương cận dã, tập tương viễn dã” [20, 70]. Tính nói ở đây là bản tính trời sinh của nhân loại.

Khổng Tử cho rằng nhân tính con người gần gũi tương tự nhau, vốn không có

tập nhiễm khác nhau mà hình thành. Vận động tư tưởng triết học của Khổng

Tử đụng chạm đến hai vấn đề:

Một là nhân tính chung phổ biến của nhân loại. Con người với tư cách

là một sinh linh có trí tuệ khác với gỗ đá, cầm thú vốn có nhân tính khác với

tính của gỗ đá, cầm thú. So sánh với tính của cầm thú, gỗ đá thì nhân tính là phổ biến tương cận như nhau. “Tính tương cận” là phân loại trừu tượng rút ra

từ đặc tính bản chất nội tại của con người. Bản tính của con người theo Khổng

Tử là tính tự nhiên trời phú cho con người, sinh ra đã có. Bản tính đó: “Con người ta hết thảy đều giống nhau. Nhưng bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra khác xa nhau – Tánh tương cận dã, tập tương viễn dã” [10, 365].

Bản tính tự nhiên của con người sinh ra đã giống nhau ấy, là bản tính

lành hay thật. Con người trở thành ác và giả dối là do hoàn cảnh tác động làm

thay đổi mà thôi. Vì thế trong thiên Ung dã Khổng Tử cho rằng “Con người ta

sinh ra bản tính vốn ngay thật – Nhân chi sinh dã trực” [10, 365]. Bản tính của con người thể hiện trong một loạt các đức tính trong đời sống con người, được

phản ánh trong hệ thống các phạm trù đạo đức của Khổng Tử như: Nhân,

nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung, hiếu, kính, đễ…được thể hiện trong mẫu người

lý tưởng, toàn trí toàn đức. Khổng Tử cho rằng “Người quân tử làm việc chi

cũng lấy nghĩa làm gốc. Người noi theo lễ tiết mà thi hành, người phát biểu

nghĩa của mình bằng khiêm tốn và người thành tựu bằng lòng tín thật. Làm một việc mà có đủ các đức tính: nghĩa, lễ, tốn, tín như vậy thật là người quân

tử thay – Quân tử nghĩa dĩ vi nhất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi. Quân tử tai” [10, 366]. Nhưng những phạm trù đạo đức phản ánh những đặc tính của con người theo Khổng Tử không tách rời nhau, tạo thành hệ thống hữu cơ trong

triết học đạo đức nhân sinh của Khổng Tử. Con người muốn thực hiện điều

nhân phải có lễ, thực hiện được điều nhân theo lễ là nghĩa, là trung, là hiếu, là

kính đễ…trong đó nhân được Khổng Tử đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người thông qua

lễ, nghĩa, nó quy định những quan hệ giữa người với người từ gia tộc đến bên ngoài xã hội. Nó liên quan đến những phạm trù đạo đức trong triết học Khổng

Tử như một vòng tròn đồng tâm mà chữ nhân là tâm điểm. Bởi phạm trù nhân

Thông qua những quan điểm về con người thì chủ trương của Khổng

Tử là hướng đến hình mẫu người lý tưởng của ông đó là quân tử. Theo Khổng

Tử quân tử trước hết phải biết tu thân. Không tự tu được thân không thể giúp được đời, không thể làm tròn bổn phận đối với thiên hạ. Khổng Tử cho rằng

“Những vị vua, những vị thánh thuở xưa muốn cho đức của mình tỏa sáng, trước hết phải sửa trị nhà mình. Muốn trị sửa nhà mình, trước hết phải tu lập

lấy mình cách thấu suốt Đạo Trời Đất, để giữ cho lòng ngay thẳng”. [27, 159].

Học để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ là đường đi của người

quân tử. Tiểu nhân cũng phải học song cái học của tiểu nhân để họ phục dịch

và tuân lệnh kẻ cầm quyền.

Xét một người nào đó thuộc loại quân tử hay tiểu nhân. Khổng Tử đòi hỏi phải quan sát hành động của họ xem hành động ấy có phù hợp với lời nói

của họ hay không và để đánh giá con người ông khuyên phải nhìn vào công việc của họ và phải xem thái độ của họ. Mẫu hình con người lý tưởng, việc

phân hóa xã hội thành quân tử và tiểu nhân phản ánh đậm nét thái độ của

Khổng Tử đối với việc lựa chọn một hình mẫu lý tưởng về con người của ông.

Hai là vấn đề tu dưỡng nhân tính xuất phát từ nhân tính. Nhân tính là trời sinh, nhưng tinh thần đạo đức của con người lại có thể thông qua thực tập

thực hành mà tạo ra được. Về phương diện này, then chốt ở tập. Tập mà Khổng Tử nói không phải là hàng ngày dỏng tai mở mắt nghe nhìn, mà quan trọng hơn nữa là học tập đạo lý một cách có mục đích. Do sở tập khác nhau, cho nên con người vừa có thể làm thiện cũng có thể làm ác, vừa có thể làm quân tử, cũng có thể làm tiểu nhân. Tư tưởng triết học Khổng Tử coi trọng nhân đạo, đặc biệt coi trọng đạo làm người. Ông cố gắng thuyết minh làm thế nào để làm một người có đạo đức cao thượng. Ông cho rằng, nếu con người có

thể học tập tư tưởng Nhân, quan niệm Lễ, hơn nữa trong hành động thực tiễn

thi hành một loạt quy phạm đạo đức Nhân Lễ như yêu người, trung tín, hiếu đễ, cung kính, trí dũng, mẫn huệ, lễ nghĩa…thì người đó có thể trở thành

người quân tử có đạo đức cao thượng. Khổng Tử còn cho rằng, học tập tự giác là phương pháp và con đường khiến cho con người có đạo đức cao thượng,

cho nên ông cực kỳ nhấn mạnh học tập. Ông chủ trương con người không

sắc, hiếu học, tử thụ đạo thiện”, trách mắng những người ăn no suốt ngày không có việc gì làm. Huy vọng mọi người có thể nhờ học tập mà trở thành

người quân tử nhân đức, do đó mà có ích cho người khác, quốc gia, xã hội.

Tuy Khổng Tử cho rằng con người “Tính tương cận” nhưng đồng thời

thừa nhận người có tính thiện tính ác. Ông nói: “Duy chỉ có người thượng trí và người hạ ngu là không thay đổi chuyển hóa”. Cổ kim nhân biểu có đề cập đến “Thượng trí là người có thể làm thiện, không thể làm ác. Hạ ngu là người

có thể làm ác, không thể làm thiện” [20, 72]. Trong tư tưởng Khổng Tử “thượng trí” hàm ý thiện, còn ‘hạ ngu” hàm ý ác. Hai loại người cực đoan này

cơ hồ không thể chuyển hóa, do đó ông nói: “Người trung bình trở lên có thể nói là người thượng trí, người trung bình trở xuống không thể nói là người thượng trí” [20, 72]. Người trung bình trở lên thuộc về người thượng trí, người

trung bình trở xuống thuộc về người hạ ngu, họ cực ít. Như vậy người trung

bình học tập đạo đức bỏ ác hướng thiện là đại đa số. Thông qua học tập giáo

dục khiến cho số nhiều người trung bình trở thành người quân tử nhân đức, đó

là mục tiêu giáo dục của Khổng Tử.

Khổng Tử nói nhiều về đạo làm người, mà ít nói về Tính và đạo trời. Đúng như đệ tử của ông là Tử Cống đã nói: “Lời Khổng Phu Tử nói về văn chương thì đã được nghe, lời Khổng Phu Tử nói về Tính và thiên đạo không được nghe” [20, 72]. Khổng Tử chỉ đề xuất mệnh đề “Tính tương cận, tập tương viễn” nhưng chưa triển khai cụ thể. Tuy Khổng Tử chỉ đưa ra nhận định

về nhân tính con người là “Tính tương cận” chưa đi sâu nghiên cứu nó nhưng ông đã là người tiên phong trong việc đề xuất việc tìm hiểu nhân tính con người, tách riêng con người ở một khía cạnh cụ thể chứ không đan xen vào yếu tố duy tâm như xã hội trước. Nhưng mệnh đề về nhân tính mà ông đưa ra đó lại dẫn đến một số vấn đề lí luận cơ bản như nhân tính là gì? Có nhân tính chung không? Nhân tính có thể cải biến không? Những câu hỏi này thúc đẩy

hậu thế thâm nhập tìm hiểu giải đáp.

Kế thừa và phát triển quan niệm về Tính của Khổng Tử, từ thời Chiến

Quốc về sau, vấn đề Tính mới thực sự được các nhà Nho quan tâm với những

Lại có người cho rằng, bản tính con người không thiện cũng không ác...Song

nổi bật nhất là hai quan niệm đối lập nhau về Tính của Mạnh Tử và Tuân Tử.

Mạnh Tử (371 – 289 TCN) tên là Mạnh Kha, tự là Tử Du, người gốc nước Trâu, là người theo phái Nho gia của Tăng Tử nước Lỗ. Ông thuộc về

dòng công tộc Mạnh Tôn, cha là Khích Công Nghi, mẹ là Cừu Thị. Khi ông

lên ba tuổi thì cha chết, được mẹ nuôi dưỡng giáo dục lễ nghĩa rất chặt chẽ. Có

thể nói ông là người đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở nhân học

của Khổng Tử. Mạnh Tử là người đầu tiên đề cập đến vấn đề cá nhân, vấn đề

nhân tính một cách có hệ thống và cụ thể.

Cũng như Khổng Tử và Khổng Cấp, Mạnh Tử cho rằng, bản tính của con người là do trời phú. Nhưng khác với họ, Mạnh Tử lại khẳng định rằng,

cái bản tính của con người vốn thiện. Vì vậy tư tưởng nổi bật nhất trong triết

học của Mạnh Tử là vấn đề triết lý nhân sinh, mà trọng tâm của nó là học

thuyết về “Tính thiện”. Học thuyết này của Mạnh Tử vừa là nền tảng của

chính sách trị nước theo chủ nghĩa “nhân chính”, vừa là căn cứ để ông đấu

tranh chống lại các quan điểm tư tưởng của các học thuyết đối lập đương thời. Ở Trung Quốc đương thời, bàn về bản tính con người, ngoài thuyết của

Mạnh Tử còn có ba học thuyết khác với những quan điểm hoàn toàn trái

ngược nhau:

Thuyết thứ nhất cho rằng “Bản tính của con người có tính thiện, có

tính bất thiện. Cho nên khi vua Nghiêu làm vua thì lại có kẻ thất đức như Tượng làm tôi. Khi Cổ Tẩu làm cha lại có bậc hiền như ông Thuấn làm con. Nay nếu cho bản tính người là thiện, ắt các trường hợp trên đều sai cả sao?”

[5, 217].

Thuyết thứ hai nói: “Tính của người ta có thể khiến cho làm điều thiện,

có thể khiến cho làm điều bất thiện. Cho nên, vua Văn, vua Vũ là vua nhân

đức mà thịnh thì dân ưa làm điều thiện, vua U, vua Lệ là vua bạo ngược nổi

lên thì dân ưa làm điều tàn bạo” [5, 217].

Thuyết thứ ba, thuyết của Cáo Tử lại cho rằng: “Bản tính con người ta

không thiện cũng không bất thiện”, “sinh hoạt ở đời là tính – sinh chi vị tính”.

Cáo Tử nói: “Tính như cây kỷ, cây liễu, nghĩa như cái chén, cái thìa. Đem cái

cây kỷ, cây liễu đẽo gọt mà cái chén cái thìa vậy”. Cáo Tử lại ví: “Tính tự

nhiên của con người ta như nước chảy, khiến chảy về phía đông thì chảy về phía đông, khiến chảy về phía tây thì chảy về phía tây. Tính người không phận

biệt thiện hay bất thiện cũng như nước không phân biệt phía đông, phía tây vậy” [5, 218].

Mạnh Tử bác bỏ tất cả những quan điểm ấy, theo ông bản tính con người là thiện, nó là bản nguyên tinh thần, vốn có của con người do thiên lý, trời phú cho con người.

Nhưng tại sao bản tính con người là thiện và tính thiện ở đâu mà có? Mạnh Tử lý giải:

Tính thiện của con người được thể hiện qua bốn đức tính lớn là: nhân, nghĩa, lễ, trí. Bốn đức lớn đó bắt nguồn từ Tứ đoan: Lòng trắc ẩn (biết thương người), lòng tu ố (biết thẹn), lòng từ nhượng (biết cung kính) và lòng thị phi

(biết phân biệt phải trái). Đây là những đoan mà con người bẩm sinh ra con người đã có. Tứ đoan là bốn đầu mối của thiện gọi là thiện đoan. Thiện đoan

là cái chất cố hữu của con người như mần cây vốn có trong hạt, như thân thể

vốn có tứ chi. Nếu con người biết nuôi dưỡng thiện đoan thì thành thánh nhân không khó, còn nếu con người đánh mất thiện đoan, để nó mai một, suy tàn thì

con người trở nên nhỏ nhen, không khác gì cầm thú. Ông cho rằng “Người ta

ai cũng có lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi. Không có lòng trắc ẩn không phải là người, không có lòng tu ố không phải là người, không có

lòng từ nhượng không phải là người, không có lòng thị phi cũng không phải là

người. Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đâu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng biết phải trái là đầu mối của trí. Người ta có

bốn đầu mối đó như là có tứ chi. Có bốn đầu mối ấy mà biết khếch sung ra thì

như lửa bắt đầu cháy, như suối bắt đầu chảy, mỗi ngày một lớn ra, mạnh thêm lên. Không biết khếch sung ra thì dẫu việc như thường như thờ cha mẹ cũng không làm được” [5, 220].

Bản tính con người là thiện vì “tính là cái chung, cái bản chất của một

Một phần của tài liệu tiểu luận VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)