Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜ
2.1. Quan điểm về con người thời Ân Thương – Tây Chu
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ ở
Trung Hoa, thế giới quan thần thoại mê tín và tôn giáo duy tâm với các biểu tượng về “Thiên mệnh”, về ý chí của “Thượng đế” và quỷ thần – những lực lượng tinh thần tối cao, chi phối và quyết định sự tiến hóa của vũ trụ và đời
sống xã hội, đã trở thành hình thái ý thức chiếm địa vị thống trị lúc bấy giờ.
Không những thế nguời đời Thương, Chu còn mê tín “bói toán” tin rằng con người có thể thông đạt với thượng đế và quỷ thần, đồng thời họ nhân cách hóa,
thiêng liêng hóa hiện tượng tự nhiên, coi hiện tượng tự nhiên là một thứ thần
bí có thể quyết định vận mạng loài người, là đối tượng để họ sùng bái và cúng tế. Con người chỉ có tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của các vua chúa - người
chịu mệnh lệnh của trời cai trị dân trên mặt đất, nếu không thì thượng đế sẽ
Sự mê tín tôn giáo ấy bị bọn quý tộc chủ nô dựa theo và lợi dụng để củng cố
nền thống trị của chúng đối với nhân dân.
Đối lập với những quan điểm duy tâm tôn giáo ấy, cuối thời Tây Chu đã xuất hiện tư tưởng triết học duy vật và những quan niệm có tính chất vô
thần tiến bộ. Từ chỗ hoài nghi, tín ngưỡng tôn giáo, phê phán các thứ tín ngưỡng nguyên thủy, sùng bái linh thiêng, cúng tế, thuật chiêm tinh, bói toán, lên án sự giả dối, tàn ác của bọn thống trị, họ đã chuyển qua phê phán chính
“Thượng đế” – một lực lượng tối cao, anh minh mà họ vốn tôn sùng. Qua đó
những tư tưởng tiến bộ đã khẳng định, nâng cao và tác dụng hoạt động của con người trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Họ tin rằng con người có thể
quyết định vận mạng của mình, không cần phải cầu khẩn quỷ thần giúp đỡ. Tang Văn Trọng cho rằng chỉ cần con người ra sức sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm tiền của thì có thể đề phòng được thiên tai, cúng tế đồng bóng đều
không có lợi ích gì cả. Sỹ Bái cho rằng, dựa vào quỷ thần để giải thích hành vi của mình là tội ác. Tử Sản đưa ra danh ngôn “Đạo trời xưa, đạo người
gần”[22, 144]. Họ còn ý thức được rằng quần chúng nhân dân quan trọng hơn
quỷ thần, nếu kẻ thống trị không được dân ủng hộ thì dù sùng bái quỷ thần
cũng bị mất chính quyền.
Có thể nói ở thời kỳ này vấn đề con người chưa được các triết gia chú ý
tìm hiểu, nếu có nhắc đến thì những tư tưởng này thường được đề cập bên cạnh “Thượng đế”, “Thiên mệnh”, con người chưa được chú trọng nghiên cứu ở một khía cạnh độc lập mà thường bị lồng vào yếu tố duy tâm thần bí.