Kinh nghiệm trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên

Một phần của tài liệu tiểu luận Các giải pháp phát triển công tác tư tưởng Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại TP.HCM (Trang 29)

4. Phát huy mạnh mẽ vai trò của công tác tư tưởng văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

5.7 Kinh nghiệm trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên

viên

Trong các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, vấn đề giáo dục tư tưởng luôn được đánh giá rất cao. Tư tưởng ổn định, yên tâm thì hiệu quả công tác mới đạt giá trị.

Trái lại, nếu trong tư tưởng có những vấn đề chưa thông suốt, an tâm thì con người thường rơi vào trạng thái lo lắng khi làm việc. Chính vì thế, công tác quản lý, giáo dục sinh viên đã xác định việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế đã cho thấy, một khi sinh viên xác định tư tưởng yên tâm học tập, rèn luyện tại nhà trường thì ý thức tuân thủ và chấp hành kỷ luật của sinh viên rất cao. Mặt khác, công tác giáo dục chính trị có tác dụng giúp các em có một định hình tư tưởng đúng. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên thường thông qua việc giáo dục các nội dung sau:

1. Giáo dục lập trường vững vàng, kiên định: phải nói rằng đa số sinh viên trường ta trước khi vào trường học tập đã được chọn lọc kỹ về các tiêu chuẩn chính trị. Điểm xuất phát từ truyền thống gia đình là một vấn đề hết sức thuận lợi. Tuy nhiên trước những biến động của tình hình thế giới, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chia rẽ, lung lay ý chí ở các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ thì việc giáo dục cho các em sinh viên lập trường vững vàng là hết sức cần thiết. Thực tế, các em tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm sống

chưa nhiều nên nếu không thường xuyên quan tâm giáo dục, các em sẽ bị vấp ngã.

2.Giáo dục tình yêu nghề, yêu Đảng, yêu dân: mọi người sinh ra có quyền lựa chọn cho bản thân một nghề thích hợp. Khi đã có sự lựa chọn ngành Công an, các em đã có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Tuy nhiên, trong quá trình học tập tại trường, tham khảo ý kiến của người thân và đồng nghiệp; các em đã có sự chuyển biến trong lựa chọn chuyên ngành cho bản thân. Chính vì vậy, bằng kiến thức chuyên môn, bằng giá trị và truyền thống của các chuyên ngành đang đào tạo tại trường; thầy cô giáo cần hướng các em đến sự yên tâm trong việc học tập ở bất kỳ chuyên ngành nào tại trường; không được xem nhẹ một chuyên ngành nào hay có tư tưởng chán nản, trung bình chủ nghĩa khi theo học chuyên ngành mà mình không ưa thích.

Làm công an tức là bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Do đó, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là một yêu cầu bắt buộc, mang tính sống còn. Tiếp xúc với nhân dân và làm cho dân tin yêu là cả một nghệ thuật. Nhà trường dạy cho sinh viên biết trân trọng và gìn giữ những giá trị mà cha ông đã xây dựng, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Nhưng đồng thời còn dạy cho sinh viên biết yêu dân; càng gần dân, được dân tin yêu bao nhiêu thì công việc của người công an càng đạt hiệu quả bấy nhiêu. Do đó, phải chú ý đến nội dung giáo dục tình yêu thương nhân dân ở mỗi sinh viên.

3. Giáo dục truyền thống nhà trường, niềm tự hào về mái trường: phải giáo dục cho sinh viên hiểu và nhận thức được rằng truyền thống nhà trường là một chặng đường phấn đấu và trường thành không ngừng. Từ một trường hạ sỹ quan, đến nay trở thành một trường đại học, trung tâm đào tạo sỹ quan Cảnh sát cho các tỉnh thành phía Nam từ Quảng Trị trở vào là một bước tiến

vượt bậc của Nhà trường. Các em được học tập tại trường; đã trải qua một kỳ thi cam go, vượt qua cả chục ngàn thí sinh khác, các em có quyền tự hào mình là sinh viên của trường Đại học CSND. Từ niềm tự hào đó, các em cần xác định mình phải làm những gì, học những gì, học như thế nào cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường. Niềm tự hào không chỉ biểu hiện ở khẩu hiệu chung chung mà biến thành từng việc làm cụ thể, vào trong từng hành động của bản thân sinh viên.

4. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật: từ môi trường phổ thông, các em sinh viên chuyển lên một môi trường giáo dục rèn luyện, học tập mới. Những nội quy, kỷ luật của Ngành buộc các em phải hình thành thói quen trong sinh hoạt, rèn luyện. Nếu không tự giác, khép mình trong khuôn khổ kỷ luật của Nhà trường, các em sẽ bị đào thải và đánh mất mình. Do đó, cần thường xuyên rèn luyện cho các em những thói quen nhỏ nhất trong sinh hoạt: thói quen đúng giờ, thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học và đặc biệt tự học phải trở thành thói quen bản chất trong mỗi sinh viên. Để đạt hiệu quả giáo dục sinh viên từ những nội dung trên, chúng tôi thấy cần áp dụng một số hình thức tuyên truyền, giáo dục sau:

1. Thông qua sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm: là người trực tiếp giáo dục sinh viên, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất, hiểu sinh viên một cách sâu sát nhất. Do đó, những diễn biến trong suy nghĩ, tư tưởng của sinh viên được giáo viên chủ nhiệm kịp thời phát hiện, nhanh chóng. Muốn vậy, ngoài vai trò là người thầy, giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện vai trò người anh, người đồng chí với sinh viên lớp mình quản lý. Kinh nghiêm cho thấy, khi đã có sự gần gũi với sinh viên, nắm chắc tình hình ngay từ đầu, giáo viên chủ nhiệm dễ xử lý các tình huống ngay ban đầu, không để sự việc kéo dài, phức tạp.

tiện được nhà trường sử dụng vào mục đích tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành và Nhà trường. Đồng thời, cũng thông qua đây, sinh viên phản ánh những suy nghĩ của bản thân về các vấn đề liên quan đến quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt tại

trường. Với kênh thông tin hai chiều, nhà trường và sinh viên có sự hiểu biết nhất định về những vấn đề tư tưởng, chính trị cần quan tâm giải quyết; góp phần giải quyết những vướng mắc trong tư tưởng đang nảy sinh.

3. Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề do nhà trường, đoàn thanh niên, hội phụ nữ tổ chức: vào các ngày 8.3, 26.3, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên mời báo cáo viên chuyên đề về các vấn đề mà tuổi trẻ, các bạn sinh viên nữ cần quan tâm. Những buổi sinh hoạt chuyên đề đã trang bị cho sinh viên hiểu biết về kiến thức xã hội, kiến thức bình đẳng giới, kiến thức âm nhạc… Qua đó, định hướng cho sinh viên cách nhìn đúng đắn trước các vấn đề liên quan, tìm hiểu sâu sắc từng vấn đề và đưa ra chính kiến của mình.

Trong thời gian qua, sinh hoạt chuyên đề tại trường ta đã được các tổ chức đoàn thể trong trường tiến hành thường xuyên, trở thành sân chơi bổ ích cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện.

4. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, các đợt học tập lớn do Bộ Công an, nhà trường tổ chức: trong những năm gần đây, nhiều cuộc vận động lớn của Bộ chính trị, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an như: cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, cuộc vận động hai không của Bộ GD-ĐT… Mỗi cuộc vận động là dịp để từng sinh viên cam kết chấp hành đầy đủ quy định của Nhà trường, tự nhìn lại bản thân để có những điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của cuộc vận động.

giáo viên chủ nhiệm và các sinh viên trong lớp dễ nhận ra những sinh viên thường xuyên sai phạm, vi phạm nội quy kỷ luật có hệ thống. Giáo dục những sinh viên này cần có cách làm việc riêng, kết hợp nhiều biện pháp giáo dục để sinh viên nhận ra khuyết điểm của bản thân mà có hướng sửa chữa, phấn đấu trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường.

6. Thông qua việc liện hệ với gia đình để nắm tâm tư, tình cảm của sinh viên nhằm có cách xử lý cho phù hợp. Rời xa gia đình, sinh viên vẫn còn chịu nhiều tác động của người thân và các mối quan hệ xã hội khác. Do đó, cần nắm được những ảnh hưởng từ gia đình có thể tác động đến tư tưởng của sinh viên. Chẳng hạn như gia đình sinh viên có sự bất hòa trong quan hệ giữa cha-mẹ, gia đình gặp khó khăn, thất bại trong làm ăn kinh tế… Nắm được những vấn đề trên, cần kịp thời gặp gỡ, động viên để sinh viên yên tâm trong học tập, rèn luyện. Giữ mối liên hệ với gia đình thường xuyên để có thể nắm chắc những ảnh hưởng có thể tác động đến sinh viên; phát huy khích lệ những tác động tốt; ngăn ngừa, tháo gỡ những tác động xấu.

7. Thông qua những người đồng đội, đồng hương để tìm hiểu những ảnh hưởng tác động đến sinh viên; cách sống sinh hoạt của sinh viên tại trường. Với những người bạn cùng phòng, họ dễ dàng nhận thấy những thay đổi trong sinh hoạt; trong học tập, giao tiếp ứng xử của đồng đội. Đây là nguồn thông tin quan trọng mà những người làm công tác quản lý học viên phải biết khai thác, tận dung để thu thập thông tin về tư tưởng của sinh viên một cách nhanh chóng nhất.

Với những vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên là việc làm hết sức quan trọng, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tùy theo nhiệm vụ được phân công, các đơn vị có sự phối hợp với phòng QLHV trong công tác giáo dục sinh viên. Nhưng vai trò chủ đạo của Phòng QLHV mà trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm có sự tác

động quyết định đến tư tưởng chính trị, động cơ, thái độ của sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Do đó, thường xuyên quan tâm và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng góp phần hình thành một ý thức sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội; chấp hành nghiêm túc điều lệnh, nội quy kỷ luật trong sinh viên./.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo (1-8-

1930 - 1-8-2009), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của PGS, TS Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư.

1.Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ðảng. Thực tiễn 79 năm qua, từ 1930 đến nay, đã chứng minh điều đó.

Mười lăm năm vận động cách mạng (1930-1945) để đi tới cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại và sự ra đời nước Việt Nam mới thực chất và trước hết là thời kỳ những người cộng sản và những người yêu nước đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ tiến hành hoạt động tư tưởng trong nhân dân, gắn bó máu thịt với quần chúng để tập hợp, giác ngộ, động viên, rèn luyện tiến tới tổ chức nhân dân đi theo tiếng gọi và mục tiêu chiến đấu của Ðảng, thực hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc là độc lập, tự do. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, trong đó có thành tựu to lớn của công tác tư tưởng của Ðảng, là thắng lợi của quá trình biến lý tưởng của Ðảng và ước mơ của dân tộc thành sức mạnh vô địch của quần chúng, thành hiện thực cách mạng. Trong 30 năm kháng chiến gian khổ (1945-1975), công tác tư tưởng gắn bó sâu sắc và phục vụ đắc lực mục tiêu giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Các phong trào của quần chúng được

khơi dậy, trở thành cao trào cách mạng trong đấu tranh và trong xây dựng. Ngàn vạn hình mẫu chiến đấu dũng cảm, xả thân vì nước làm xúc động tâm can mọi người dân yêu nước. Góp phần vào những chiến công hiển hách của dân tộc trong 30 năm kháng chiến, thành tựu lớn nhất của công tác tư tưởng chính là trực tiếp bồi dưỡng, xây dựng và phát triển sức mạnh và giá trị con người Việt Nam trong các cuộc đọ sức lịch sử với các thế lực xâm lược hùng mạnh để chúng ta giành chiến thắng.

34 năm qua, kể từ 1975 đến nay, vượt qua những thử thách hiểm nghèo, đặc biệt thời kỳ đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, kế tục truyền thống và kinh nghiệm của Ðảng, nhìn thẳng vào sự thật, khắc phục những hạn chế và sai lầm, từ Ðại hội VI (1986), chúng ta tiếp tục tiến lên theo đường lối đổi mới của Ðảng. Thành tựu đáng quý nhất của công tác tư tưởng trong giai đoạn này là trực tiếp góp phần hình thành, xác định và phát triển đường lối đổi mới, chú trọng tổng kết các sáng kiến của nhân dân để khẳng định, cổ vũ và đưa vào cuộc sống, củng cố niềm tin, lý tưởng ngay cả khi cách mạng gặp nhiều khó khăn, khơi dậy sức mạnh sáng tạo của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vượt qua nhiều thử thách, lập được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

79 năm qua, bên cạnh những thành tựu, công tác tư tưởng của Ðảng cũng vấp phải những hạn chế và khuyết điểm, thể hiện rõ hơn cả là có lúc, có nơi, chúng ta rơi vào ấu trĩ, tả khuynh hoặc chệch định hướng phát triển, máy móc, giáo điều, duy ý chí, nắm bắt và dự báo tình hình không kịp thời, toàn diện, thiếu sự đầu tư lâu dài cho xây dựng đội ngũ công tác tư tưởng, tính thuyết phục, hiệu quả trong hoạt động tư tưởng còn nhiều hạn chế, chậm khắc phục.

Ôn lại vài nét tiến trình công tác tư tưởng của Ðảng nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống của ngành (1-8-1930-1-8-2009), chúng ta tự hào về những thành tựu, nghiêm khắc trước các yếu kém, khuyết điểm để từ đó tự tin, tỉnh táo vươn lên mạnh mẽ hơn nữa thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay.

2.Công tác tư tưởng của Ðảng từ nay đến Ðại hội XI đang đứng trước một bối cảnh quốc tế và trong nước diễn biến phong phú, khẩn trương, phức tạp với nhiều đặc điểm mới cần đặc biệt quan tâm, đánh giá. Khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới được các nước với nhiều nỗ lực mới, can thiệp tích cực nên theo một dự báo lạc quan: giai đoạn khó khăn nhất có thể đã qua, song tiến trình phục hồi sẽ chậm chạp và mong manh. Xu thế hình thành thế giới đa cực với những tương quan chính trị - kinh tế - quân sự mới ngày càng rõ. Trong bối cảnh đó, cùng với tăng cường hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu, xu hướng cạnh tranh giữa các nước, nhất là các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, đặc biệt trên các địa bàn chiến lược, trong đó có Biển Ðông. Tình hình mới đó sẽ tác động nhiều mặt đối với nước ta cả tích cực và tiêu cực trong thời gian tới.

Trong nước, tình hình chính trị, xã hội ổn định, lạm phát bước đầu được kiềm chế, kinh tế vĩ mô dần dần được ổn định, uy tín quốc tế của đất nước được giữ vững. Những khó khăn của kinh tế thế giới tác động vào nước ta làm bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế và của cả công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế. Ngay trong thách thức gay gắt đó, cơ hội vẫn có nhiều để chúng ta chấn chỉnh, cơ cấu lại nền kinh tế, hướng tới sự phát triển hiệu quả và bền vững.

Dự báo tình hình vài ba năm tới có thể sẽ còn khó khăn hơn do kinh tế

Một phần của tài liệu tiểu luận Các giải pháp phát triển công tác tư tưởng Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại TP.HCM (Trang 29)

w