Quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu kém:

Một phần của tài liệu SKKN Một vài biện pháp để học sinh tiểu học ham thích đến trường (Trang 28)

Hiện nay phần lớn học sinh không ham thích đến trường đều là do học yếu sinh ra chán học. Mà đối tượng học sinh yếu ở các trường rất nhiều, cũng là hậu quả của việc chạy theo thành tích những năm trước. Vậy để học sinh ham thích việc học thì trên lớp học sinh phải được học, phải hiểu bài, và làm bài được mõi khi đến trường. Muốn vậy giáo viên phải cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em.

Giúp đỡ học sinh yếu cần phải theo phương châm “Mưa dầm thấm sâu” chúng ta không thể ngày một ngày hai yêu cầu các em tiến bộ được. Mà phải có thời gian, từng bước một cung cấp kiến thức, thực hành kĩ năng cho học sinh yếu. Giáo viên phải có lòng kiên nhẫn mới giúp đỡ học sinh yếu kém được. Giáo viên phải đặt mình vào vị trí học sinh để dạy các em. Đôi khi điều giáo viên thấy quen thuộc lại là điều khó khăn của học sinh.

Khi giúp đỡ học sinh yếu cần chú ý những điểm sau:

1. Dạy học theo nhóm đối tượng

- Hiện nay nhiều tiết dạy giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm cố định từ 6 - 8 em. Thì trong hoạt động chỉ có 1 - 2 em là tích cực làm hết công việc còn lại các em khác thì ngồi rất thụ động, không tham gia. Nên không thể nắm được bài dẫn đến không hiểu bài được. Lâu dần các em này trở nên thụ động, mất sự tự tin vào bản thân dẫn đến chán học. Bởi vậy nhà trường yêu cầu giáo trong tiết dạy phải chia nhóm theo từng đối tượng, có từng dạng câu hỏi cho từng nhóm đối tượng, không được bỏ các em yếu kém. Để các em yếu kém có cơ hội thảo luận, được phát biểu, được thể hiện ý kiến mình. Để các em quen dần hoạt động tập thể, nhóm từ đó các em càng thêm tự tin vào bản thân mình. Và khi phân nhóm theo đối tượng với yêu cầu phù hợp thì các em thường ngày học yếu, không dám thảo luận sẽ hoạt động tích cực hơn, ham học hơn.

VD: Trong một tiết tập đọc khi tổ chức dạy hoạt động nhóm thì giáo viên chọn 3 – 4 em đọc yếu cho ngồi thành một nhóm và đưa yêu cầu là tìm từ có trong đoạn văn. Còn các nhóm khác có trình độ trung bình hay khá giỏi thì câu hỏi khó hơn như dạng phải suy luận.

- Trong các tiết rèn và ôn nhà trường yêu cầu giáo viên lên lớp phải dạy theo từng nhóm đối tượng. Tập trung nhiều thời gian cho cho việc rèn học sinh yếu với phương châm “Thà trường không có học sinh giỏi còn hơn có học sinh yếu” Trong khi dạy cần dành nhiều thời gian tới học sinh yếu để giúp các em hiểu bài, nắm chắc kiến thức tại lớp.

2. Giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu

- Trong một lớp nhiều em rụt rè, nhút nhát trong giờ học không dám giơ tay phát biểu bài. Trong tiết học chỉ có khoảng 4 đến 5 em thường xuyên giơ tay phát biểu còn lại đều thụ động ngồi im dù có những câu hỏi không quá khó. Do đó nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nên quan tâm đến các em còn nhút nhát, không dám xung phong lên bảng. Phải tìm được câu hỏi dễ để gọi các em trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương để động viên các em. Phải biết đặt câu hỏi theo từng đối tượng, tránh tình trạng câu hỏi quá khó, các em khó xác định đúng, sai, suy luận nhiều. Làm cho các em ngập ngừng không mạnh dạn phát biểu. Nhà trường yêu cầu giáo viên trong một giờ học nên đổi một số câu hỏi trong sách thành những câu hỏi dạng trắc nghiệm, hay câu hỏi có gợi ý để các em yếu dễ dàng trả lời.

VD: Trong tiết tập đọc lớp 5 bài “Lớp học trên đường” ta có thể thay đổi câu hỏi 3 ”Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là cậu bé rất hiếu học?” Bằng câu hỏi dạng trắc nghiệm sau: “Các em hãy chọn đáp án a , b, c đúng với câu hỏi sau: Chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé hiếu học là:

a. Lúc nào Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ và không bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.

b. Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào. c. Cả hai ý trên đều đúng.

Hoặc câu hỏi: “Trong câu văn tác giả đã dùng biện pháp tutừ gì?” Thành

câu:“Trong câu văn tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào sau đây: Nhân hóa hay so

sánh”.

Với việc đổi câu hỏi như trên thì việc học sinh yếu sẽ trả lời dễ dàng hơn và các em mạnh dạn xung phong trả lời từ đó các em bớt đi nhút nhát, rụt rè, ham học hơn.

- Đối với học sinh yếu nên đưa những câu hỏi dạng tái hiện kiến thức. Tức là những câu hỏi mà phần trả lời có sẵn trên sách giáo khoa. Hoặc những câu hỏi gồm những kiến thức đã học rồi để giúp học sinh trả lời dễ dàng.

4. Dạy theo sự trình độ của học sinh

Hiện nay trong một lớp học sinh có rất nhiều trình độ khác nhau. Ví dụ: học sinh lớp 5 học yếu toán (chỉ có khả năng làm toán ở lớp 3 hoặc lớp 4). Hoặc yếu Tiếng Việt (mức độ đọc, hay viết văn ở mức lớp 3, 4). Đối với những em này chúng ta không thể cho các em học lại lớp dưới. Nhưng nếu dạy theo chương trình lớp 5 thì các em không hiểu bài, sinh ra chán học. Do đó yêu cầu giáo viên dạy học ngoài chương trình chung của khối cần phải dạy kiến thức lớp dưới cho từng em để các em hiểu bài dù đó là bài ở lớp dưới. Ví dụ: Dạy bài “Chia một số cho số có hai chữ số” ở khối lớp 4. Thì với những em học lực trung bình trở lên ta dạy bình thường còn đối với những em yếu kém chưa thực hiện được phép chia cho số có một chữ số chúng ta hướng dẫn các em này “phép chia

một số cho số có 1 chữ số” (kiến thức lớp 3). Khi các em thực hiện được rồi thì mới day chia cho số cho hai chữ số.

Một phần của tài liệu SKKN Một vài biện pháp để học sinh tiểu học ham thích đến trường (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w