Việt Nam
2013
án đã triển khai xong FS, xong chưa thỏa thuận được về giá bán điện với EVN.
• Dự án phát ddienj gió tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã được EVN phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, hiện đang tìm đối tác phổi hợp đầu tư.
• Dự án phát điện gió tại đảo Phú Quí, tỉnh Bình Thuận đã được EVN phê duyệt, hiện đang triển khai đấu thầu cung cấp thiết bị, do EVN làm chủ đầu tư.
• Ứng dụng nắng, gió tạo điện cho Trường Sa. Dự án “Ứng dụng năng lượng mặt trời và năng luuwonjg gió cung cấp điện cho quần đảo Trường Sa”của Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM vừa nghiệm thu với kết quả khả. Sau 6 tháng vận hành thử tại đảo Trường Sa, dự án đã triển khai lắp đặt 4 hệ thống độc lập điện mặt trời có công suất 8KWh. Một hế thống 1KWh tổ hợp bao gồm hệ thống điện gió 3KW và bốn hệ thống điện gió độc lập có công suất 11KW phục vụ chiếu sáng sinh hoạt tối thiểu cho toàn bộ các đảo, cung cấp 100 bộ đèn năng lượng mặt trời xách tay. Tập huấn lắp đặt và vận hành, khắc phục sự cố cho chiến sĩ Vùng 4 hải quân.
5.2 – NHỮNG LỢI ÍCH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG GIÓ GIÓ
Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất vơi smooi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Để xây dựng một nhà máy thủy điện lớn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra với đập nước. Ngoài ra, việc di dân cũng như việc mất các vùng đất canh tác truyền thống sẽ đặt ganhsnawngj lên gai những người dân xung quanh khu vực nhà máy. Và đây cũng là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, các khu vực để có thể quy hoạch các đâp nước ở Việt Nam không còn nhiều.
Song hành với nhà máy điện hạt nhân là nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến cuốc sống của người dân xung quanh nhà máy. Các bài học về rò rỉ hạt nhân cộng thêm chi phí đầu tư cho công nghệ, kỹ thuật quá lớn khiến càng ngày càng có nhiều sự ngần ngại khi sử dụng loại năng lượng này.
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
2013
Các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch thì luôn là những thủ phạm gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân. Hơn thế nguồn nhiên liệu này kém ổn định và giá có xu thế ngày một tăng cao. Khi tính đầy đủ các chi phí ngoài (những chi phí phát sinh bên cạnh những chi phí sản xuất truyền thống) thì lợi ích của việc sử dụng năng lượng gió càng trở nên rõ rệt. So với các nguồn năng lượng gây ô nhiễm (nhiệt điện) hay phải di dời quy mô lớn (thủy điện) khi sử dụng năng lượng gió. Người dân không phải chịu thiệt hại do thất thu hoa màu hay tái định cư. Họ cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm. Ngoài ra với đặc trung phân tán và nằm sát khu dân cư, năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải.
Tại các nước châu Âu, các nhà máy điện gió không cần đầu tư vào đất đai để xây dựng các trạm tuabin mà thuê ngay đất của nông dân. Giá thuê đất (khoảng 20% giá thành vận hành thường xuyên) giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong khi diện tích canh tác không bị ảnh hưởng quá lớn.
Cuối cùng năng lượng gió giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, là một điều kiện quang trọng để tránh phụ thuộc vào một hay một số ít nguồn năng lượng chủ yếu. Giúp phan tán rủi ro và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.
5.3 NHỮNG ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc. Trong đó, khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Binh, Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió trùng với mùa gió Tây Nam và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển và đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới, trên lãnh thổ Việt Nam hai vũng giàu tiềm năng nhất để phát triên năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và cùng đồi cát ở độ cao 60 – 100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió ở vùng này có
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
2013
định. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trug bình 6 -7m/s tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 – 3.5MW. Thực thế là người dân ở Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo các loại máy phát điện gió, nhưng các trạm điện gió ở mức nhỏ lẻ và tự phát. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt và dân cư sinh sống ở đây là những dân tộc ít người đặc biệt khó khăn ở Việt Nam.
Mặc dù có nhiều thuận lợi như đã nêu trên, nhưng khi nói đến năng lượng gió chúng ta cần phả lưu ý một số đặc điểm riêng để có thể phát triển nó một cách có hiệu quả nhất. Nhược điểm lớn nhất của năng lượng gió là sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ gió. Vì vậy khi thiết kế cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc chế độ gió, địa hình cũng như loại gió không có các dòng rối ảnh hưởng đến máy phát. Cũng vì lý do phụ thuộc trên, năng lượng gió tuy ngày càng hữu dụng những không thể là năng lượng chủ yếu. Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện gió và thủy điện tích năng lại mở ra cơ hội cho chúng ta phát triển năng lượng ở các khu vực như Tây Nguyên, vốn có lợi thể ở cả hai loại hình này. Một điểm cần lưu ý nữa là các trạm điện gió sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn trong khi vận hành cũng như phá vỡ cảnh quan tự nhiên và có thế ảnh hưởng đến sóng vô tuyến. Do đó, khi xây dựng các khu điện gió cần tính toán khoảng cách hợp lý đến các khu dân cư và khu du lịch.
Một điểm cần lưu ý nữa đó là tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi Việt Nam. Hiện nay ở các nới trên thế giới, nhiều dự án được đề ra với mục đích nâng cao sự đóng góp của năng lượng tái tạo. Ở Châu Âu, nhiều quốc gia đặt mục tiêu 20% năng lượng tái tạo năm 2020. Phần lớn những trại điện gió đều ở trên đất liền, những năm gần đây các trại điện gió đã được xây dựng thành một tổ hợp ở ngoài khơi. Để thực sự khai thác tiềm năng điện gió, phải ra biển.
Ngoài khơi, vận tốc gió lên gấp 1,5 lần đất liền, với vận tốc gió đó năng lượng điện gió sẽ tăng gấp hơn 3 lần. Nếu tính theo giá trị kinh tế, năng lượng gió biển trị giá hơn 2.000 tỷ USD.
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
2013
Mặt bằng ngoài biển nhiều hơn, lắp đặt các trại điện gió ngoài biển gần khu tiêu thụ điện lớn (các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất… ) ở nước ta, như thế sẽ giảm chi phí và mất mát việc truyền tải điện.
5.4 - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM
a.Thuận lợi:
-Năng lượng gió là nhiên liệu sinh ra bởi gió, vì vậy nó là nguồn năng lượng sạch. Năng lượng gió không gây ô nhiễm không khí so với các nhá máy điện sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.
-Nguồn năng lượng gió là dạng năng lượng trong nước, phong phú và không phụ thuộc vào giá cả năng lượng thế giới.
-Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại, vì vậ đó là một điều kiện phát triển kinh tế các vùng nông thôn.
-Được nhà nước quan tâm phát triển, coi năng lượng gió là một dạng năng lượng ưu tiên phát triển hàng đầu kể cả về số lượng và chất lượng.
c. Khó khăn
-Năng lượng gió phải cạnh tranh với các nguồn phát sinh thông thường ở một giá cơ bản. Điều đó còn phụ thuộc vào nơi có gió mạnh hay yếu. Đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn các nhà máy chạy bằng nhiệt liệu hóa thạch.
-Năng lượng gió là một nguồn năng lượng không liên tục. Năng lượng gió không thể dự trữ được và không phải tất cả năng lượng gió có thể khai thác được tại thời điềm mà có nhu cầu.
-Những nơi có năng lượng gió tốt thường ở những vị trí xa xôi cách thành phố lớn – nơi tiêu thụ điện lớn.
-Mặc dù năng lượng gió ít ảnh hưởng đến môi trường so với dạng năng lượng khác nhưng lại gây ồn.
- Lĩnh vực năng lượng gió ở nước ta chưa phát triển, chỉ mới đang ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng. Chỉ một số vùng có tiềm năng gió tốt để có thể ứng dụng các động cơ gió công suất trung bình và lớn. Bên cạnh đó, còn một số trở ngại chính cho
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
2013
tương lai phát triển điện gió như vẫn chưa có chính sách và các quy định mua điện gió; chi phí đầu tư cao hơn các hệ thống phát điện truyền thống vì thế không hấp dẫn các nhà đầu tư; vẫn còn thiếu các dịch vụ và khả năng tài chính để có thể vay từ ngân hàng cho việc phát triển điện gió; thiếu kiến thức và năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án điện gió cũng như các kỹ thuật cơ bản và dịch vụ sau lắp đặt. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa đủ nhận thức về công nghệ, chi phí, vận hành và chưa đủ các số liệu về gió để có sự quy hoạch tổng thể...
5.5 – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ GIÓ
• Tính toán chi phí cho năng lượng gió: Cần tính toán chi phí cho mỗi đơn vị điện năng phát ra, dựa vào vốn đầu tư ban đầu, như cầu hàng năm, chi phí khấu hao, chi phí vận hành bảo trì của trạm gió.
• Điều kiện gió: Tiêu chuẩn quan trọng nhất biệu thị điều kiện gió chính là vận tốc gió trung bình.
• Khoảng cách tới các công trình dân cư: Tác động tới tầm nhìn, ảnh hưởng về tiếng ồn, hiệu ứng “bóng răm chuyển động”.
• Độ nhấp nhô và dịch chuyển của gió: Độ nhấp nhô của bề mặt đất cacngf lớn thì gió càng bị cản lại mạnh.
• Sự chuyện động không đều của không khí.
• Địa điểm khuất gió
• Phân bố năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam.
Ở các độ cao khác nhau thì tốc độ gió cũng khác nhau, cang lên cao thì tốc độ gió càng lớn phụ thuộc vào độ gồ ghề của mặt đệm. Độ gồ ghề của mặt đệm càng lớn hay địa điểm càng bị che chắn nhiều thì độ tăng của năng lượng gió theo độ cao càng lớn. Căn cứ trên số liệu tính toán cho 150 trạm trong mạng lưới khí tượng toàn quốc có thể xác định dược các loại hình chủ yếu phụ thuộc vào tính chất địa hình và vị trí địa lý nư sau:
-Loại hình 1:Các nơi thấp trong vùng núi có độ chia cắt lớn.
-Loại hình 2: Trung du và các vị trí tương đối thoáng trong các vùng núi. -Loại hình 3: Đồng bằng.
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
2013
-Loại hình 5: Duyên hải. -Loại hình 6. Hải đảo.
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
2013
KẾT LUẬN
Trước nhu cầu về nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch, sự ổn định về an ninh năng lượng trong nước, năng lượng gió là nguồn năng lượng thay thế đúng đắn. Khả năng cạnh tranh của điện gió trên thế giới đang cải thiện. Ở Việt Nam hoàn toàn có thể sớm được triển khai thành một chương trình quốc gia về điện gió để cung cấp điện tại chỗ cho nhiều vùng dân cư và góp phần làm giảm bớt sự mất cân đối giữa cung và cầu về điện năng.
Xu thế rất rõ nét trong cân bằng năng lượng của Việt Nam là “cung” ngày càng nhỏ hơn “cầu”. Việt Nam đứng trong số 15 nước có số dân đông nhất thế giới, nhưng về nguồn năng lượng hóa thạch không tái tạo (dầu, khí đốt, than, uranium) Việt Nam chỉ đứng vào hàng trung bình thấp của thế giới. Vì vậy, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng ngày càng có vai trò lớn trong ngân bằng năng lượng và có ý nghĩa quan trọng về an ninh ăng lượng của Việt Nam.
So với các chương trình phát triển năng lượng khác (điện nguyên tử, hay than đồng bằng sông Hồng), chương trình phát triển điện gió với đặc thù riêng (phân tán, nhỏ lẻ, cục bộ chỉ dừng ở mức thử nghiệm) và với tính khả thi như đã đề cập ở trên, có thể giao cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp tư nhân phát triển. Về phía Nhà nước, cần có các tổ chức hoặc doanh nghiệp tư nhân triển khai. Về phía Nhà nước, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với mọi dự án xây dựng điện gió ở bất kỳ địa điểm nào (trên bờ hay ngoài đảo, đồng bằng hay vùng núi) trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, hiệu quả của thầy giáo – ThS Nguyễn Đình Ngọc cùng các thầy cô giáo trong bộ môn, sự giúp đỡ của bạn giúp nhóm chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Mặc dù bản thân nhóm chúng em đã cố gắng nghiên cứu học hỏi nhưng do vốn kiến thức còn hạn hẹp, thời gian thực hiện còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự góp ý phê bình của các thầy cô trong bộ môn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
2013
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bính (1982), Kỹ thuật biến đổi điện năng, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
2. Nguyễn Hồng Quân, Nghiên cứu thiết kế hệ thống năng luợng gió công suất nhỏ dùng máy phát đồng bộ nam châm vinh cửu.
3. Vũ Ngọc Pi, Hướng dẫn làm Tiểu luận cơ khí, Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp Thái Nguyên.
4. Phan Thanh Tùng, Vu Chi Mai và Angelika Wasielke, Dự án năng lượng gió
GIZ. www.windenergy.org.vn
5. Wiley Son, Wind Energy Handbook.
6. Wind Energy Systems
7. Wind Tuabine energy
8. Wind and Solar Power Systems
9. Website: http://www.windpower.org 10.Website: http://www.en.wilkipedia.org
11. Số liệu thống kê từ website: http://tietkiemnangluong.com.vn
Wind Energy Links: