C ỘNG HÒA XÃ HỘI HỦ NGHĨA V IỆT N AM
N GÀY 09 THÁG 12 ĂM 2012
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì sự cạnh tranh của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp để tự khẳng định vị trí của mình là hết sức khó khăn. Vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy kế toán nói chung và bộ máy kế toán tiêu thụ hàng hóa nói riêng là hết sức cần thiết.
Trong bất kì doanh nghiệp nào kế toán cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nó đã trở thành công cụ quản lý gắn liền với tưng hoạt động kinh tế, xã hội, thực hiện chức năng cung cấp thông tin cho nhà quản trị để đưa ra các quyết định trong quản lý kinh tế. Công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là công việc phức tạp chiếm tỷ trọng lớn trong công tác kế toán vì nó phản ánh thực chất kết quả kinh doanh của công ty. Việc hoàn thiện kế toán
bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Nó giúp cho việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính do kế toán cung cấp sẽ được đảm bảo độ tin cậy của thông tin tốt nhất giúp ban giám đốc có thể dự toán những chỉ tiêu kế hoạch và đưa ra quyết sách phù hợp.
Mục tiêu lớn nhất trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Vì vậy, việc không ngưng nâng cao công tác kế toán là việc cần thiết để nâng cao thế mạnh, khắc phục những điểm yếu nhằm tăng lợi nhuận cho công ty cũng như đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo công ty.
Việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và hoàn thiện kế toán bán hàng nói riêng tại công ty phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Việc hoàn thiện phải có tính khả thi và có khả năng thực hiện được. Vì thế cần phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức và hoạt động của công ty, cần phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ bộ máy kế toán cũng như quản lý nhân viên. Các biện pháp đưa ra phải giảm một cách tối đa công tác kế toán nhưng khi thực hiện phải đạt được hiệu quả cao nhất với một chi phí hợp lý.
Việc hoàn thiện phải tuân thủ theo đúng quy định của luật kế toán và các văn bản của pháp luật về quản lý kinh tế.
Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, Bên cạnh đó cũng cần phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay. Song không phải phù hợp một cahc cứng nhắc mà tuân thủ một cách sáng tạo.
3.2. Các phương hướng hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty CPTM Dung Huy.
3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng.
động bán hàng vì đây là hoạt động hết sức quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Cần có sự kiểm tra, đối chiếu thường xuyên giữa nhân viên bán hàng với nhân viên phòng kế toán về hóa đơn, chứng tư, sổ sách để tránh những sai sót, mất mát không đáng có. Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú ý đến việc bồi dưỡng nguồn lực con người thông qua chế độ lương, thưởng,… để thúc đẩy các nhân viên làm việc một cách tích cực, sáng tạo trong công việc để đạt hiệu quả cao nhất. Công ty cũng nên thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như kỹ năng cá nhân của các nhân viên kế toán nói riêng và nhân viên trong công ty nói chung để áp dụng vào công việc, đảm bảo cho sự tiến bộ của cá nhân và phục vụ cho nhu cầu phát triển của công ty. Đồng thời, cần tạo điều kiện tốt nhất cho các nhân viên kế toán tiếp xúc, cập nhật thường xuyên với những thay đổi theo thông tư, hướng dẫn của Bộ tài chính và các cơ quan Nhà nước.
Công ty nên khuyến khích các nhân viên phòng kinh doanh nên chủ động tìm kiếm thị trường mới, thu thập các thông tin tư phía khách hàng, tham quan, học hỏi kinh nghiệm tư các công ty cùng lĩnh vực, ngành nghề với công ty để tư đó có kế hoạch thúc đẩy bán hàng, mở rộng thị trường một cách thích hợp để nâng cao đươc uy tín của công ty trên thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng tiền năng.
Công ty nên tiến hành việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi để đảm bảo nguồn vốn cho công ty và những quyền lợi về tài chính của công ty trước pháp luật.
Công ty có quy định rõ ràng về chiết khấu thanh toán để thu hút thêm nhiều khách hàng mới, có ý định làm ăn lâu dài với công ty.
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kếtoán toán
Trong kinh doanh, để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro như việc thất thu của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng không thể đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán, công ty nên tiến hành lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi nói trên
= õongxx x
Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn tư trên 6 tháng đến dưới 1 năm
+50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn tư 1 năm đến dưới 2 năm +70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạng tư 2 năm đến dưới 3 năm
+100% giá trị đối với khoản nợ phải thu tư 3 năm trở lên
Tài khoản sử dụng: TK 139-Dự phòng nợ phải thu khó đòi. Kết cấu nội
dung ghi:
Bên nợ: -Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi -Xử lý nợ phải thu khó đòi
Bên có: Lập dự phòng phải thu khó đòi ghi vào chi phí QLDN Số dư bên có: Dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập hiện có.
Về phương pháp hạch toán như sau:
-Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính, ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng phải thu khó
đòi cần trích lập
Nợ phải thu khó đòi
Tỷ lệ trích lập dự phòng
-Cuối niên độ kế toán sau (N+1) tính mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập, nếu
+Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm dự phòng, ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
+Mức dự phòng phải thu khó đòi cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, ghi:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp -Xóa nợ phải thu khó đòi không thu hồi được:
+Khi xóa nợ phải thu khó đòi phải căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành, ghi:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi Nợ TK 415- Quỹ dự phòng tài chính Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 131- Phải thu của khách hàng
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (theo dõi ít nhất 5 năm tiếp theo và tiếp tục có biện pháp thu hồi nợ)
+Nếu khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa, sau đó lại thu hồi được, ghi: Nợ TK 111,112…
Có TK 711- Thu nhập khác
Đồng thời ghi bên Có TK 004- Nợ khó đòi đã qua xử lý
3.2.3 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
Do công ty sử dụng máy vi tính là chủ yếu để cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng nhiều khi do nhiều nguyên nhân khách quan như mất điện, lỗi hệ thống hay máy móc bị hỏng mà việc cập nhật các chứng tư chưa được kịp thời, đầy đủ. Vì vậy, công ty nên có thêm một bộ chứng tư viết tay ở bên ngoài để đảm bảo thuận tiện cho công tác kế toán.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải đưa ra quy định về chứng tư phù hợp như:
tưng khoản nợ, số tiền phát sinh tương ứng đồng thời ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
-Phải có đầy đủ chứng tư gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ để tư đó làm căn cứ cho việc lập các bảng kê chi tiết Nợ phải thu khó đòi.
Công ty có số lượng các nghiệp vụ mua bán hàng là rất lớn, vì vậy để giảm việc ghi chép trên Nhật ký chung, công ty có thể sử dụng thêm sổ nhật ký đặc biệt. Các sổ nhật ký đặc biệt mà công ty có thể sử dụng bao gồm:
Sổ Nhật ký thu tiền- mẫu số S03a1- DN Sổ Nhật ký chi tiền- mẫu số S03a2- DN Sổ Nhật ký mua hàng- mẫu số S03a3- DN Sổ Nhật ký bán hàng- mẫu số S03a4- DN
3.2.4. Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Để thúc đẩy khách hàng tích cực thanh toán công nợ, thúc đẩy nhanh vòng quay vốn trong kinh doanh tư đó giảm thiểu việc vay vốn tư các ngân hàng để tiết kiệm chi phí lãi vay, công ty nên cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán với những khách hàng thanh toán nợ sớm.
Chiết khấu thanh toán chính là khoản mà người bán giảm trư cho người mua khi thanh toán trước thời hạn ( không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được).
Chiết khấu thanh toán thực chất là một hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình thu tiền và trả tiền, nó được coi là một hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Số tiền được hưởng chiết khấu thanh toán được tính trên tổng số tiền phải trả của khách hàng khi mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp.
Chiết khấu thanh toán được hạch toán khi khách hàng thanh toán trong hoặc trước hạn mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
Khi chấp nhận cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán kế toán ghi:
Nợ TK 635
Có TK 131- Nếu bù trư luôn vào khoản phải thu Có TK 111- Nếu trả người mua bằng tiền mặt
Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911 Nợ TK 911
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh nghiêp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc tới tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng.
Qua thời gian thực tập tại công ty CPTM Dung Huy, em đã được tìm hiểu và tiếp cận với thực tế hoạt động của công ty, về hệ thống kế toán mà công ty đang áp dụng. Đặc biệt với việc đi sâu vào tìm hiểu chuyên đề thực tập: “ Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty CPTM Dung Huy” đã giúp em thấy được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của hệ thống kế toán và kế toán bán hàng trong công ty. Nhìn chung, công tác kế toán bán hàng của công ty là tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp với thực tế tại công ty em đã đưa ra một số giải pháp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Thị Minh Phương cùng sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty CPTM Dung Huy, đặc biệt là các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện và giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chứng tư, tài liệu, sổ sách kế toán của công ty CPTM Dung Huy. 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp: NXB thống kê.
3. PGS.TS. Đặng Thị Loan. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp: NXB Đại học kinh tế quốc dân.
4.Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
5. Thông tư số 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 07/12/2009 của Bộ tài chính về hướng dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...