Giải pháp để ứng dụng và phát triển các công cụ phái sinh trong kinh doanh vàng:

Một phần của tài liệu Áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 45)

trong kinh doanh vàng:

3.1. Xây dựng sàn giao dịch vàng thống nhất để ứng dụng công cụ phái sinh . (6).

Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới. Do vậy, đã đến lúc cần phải có sàn giao dịch vàng mang tầm quốc gia để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Còn nếu cứ tiếp tục để thị trường giao dịch tự do thì chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro. Hiện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các sàn giao dịch vàng quốc tế đang hoạt động hiệu quả, kết hợp với nghiên cứu tình hình giao dịch của thị trường vàng trong nước và các cơ chế pháp luật hiện hành để sớm cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia. Trước mắt, sẽ thành lập sàn giao dịch vàng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Điểm khác biệt lớn nhất so với các sàn giao dịch nhỏ lẻ là không phải do một doanh nghiệp, một đơn vị tổ chức mà là do nhiều ngân hàng thương mại, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia.

Hoạt động của sàn giao dịch độc lập, không phụ thuộc hoặc hoạt động vì lợi ích của riêng một doanh nghiệp mà chủ yếu là làm dịch vụ, hoàn toàn không có sự cạnh tranh kinh doanh giữa các hội viên, các doanh nghiệp.

- Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ do Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm, do đó, việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá hình thành trên thị trường vàng Việt Nam, giá mua cũng như giá bán sẽ được minh bạch và khách quan nhất.

- Sàn giao dịch sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa các rủi ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường. Trường hợp cần thiết, sàn giao dịch có thể sẽ cấp tín dụng hoặc đáp ứng các nhu cầu vàng vật chất cho nhà đầu tư.

- Nhà đầu tư sẽ được tính giá mua, giá bán trên cơ sở khớp giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán, nếu lượng khách giao dịch càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn.

Lợi ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là rất lớn. Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hạn chế được lượng giao dịch không chính thức, tránh được những rủi ro không đáng có. Thông qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của thị trường vàng, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời khi biến động xảy ra.

3.2. Thay đồi nhận thức về rủi ro: (7)

- Từ lâu, trong tâm lý các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đã quen với việc được Nhà Nước, Chính Phủ che chở cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình thông qua hàng loạt các văn bản chính sách về quản lý ngoại hối nhằm ồn định thị trường. Chính sự ổn định này đã dẫn đến tâm lý ỷ lại, sự thờ ơ trước sự đe doạ của rủi ro phát sinh do những biến động của thị trường đem lại .

- Tuy nhiên tâm lý ỷ lại và thờ ơ với rủi ro hay tâm lý e ngại này không chỉ bời sự bảo hộ của Nhà Nước mà còn xuất phát bởi một nguyên nhân nữa là do tong thời gian qua, thị trường tài chính tiền tệ tại Việt Nam chưa gặp được những biến động lớn. Những nước chịu khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã bị sốc trong khủng hoảng và do đó, họ đã vươn lên mạnh mẽ như Thái Lan, Malaysia, … đang là những quốc gia có hệ thống chống rủi ro tài chính phát triển mạnh trong khu vực.

- Ở Việt Nam, hầu như chưa gặp khủng hoảng tài chính lớn và vì thế, các doanh nghiệp còn tương đối yên tâm. Hầu hết mọi người đều có một niềm tin là tỷ giá USD/VND hay giá vàng/VND sẽ được Nhà Nước giữ cố định còn lãi suất thì đã có Ngân hàng Trung Ương và Nhà Nước, Ngân hàng Trung Ương sẽ không để cho các chỉ số này biến động mạnh.

- Vì vậy, niềm tin này là khá nguy hiểm trong giai đoạn hiện nay nhất là khi chúng ta đã bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, thời kỳ cạnh tranh bình đẳng trong WTO giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới, thời kỳ phát triển không ngừng của thị trường và nền kinh tế thì chúng ta cần phải làm cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thay đổi nhận thức rằng chuyện gì sẽ xảy ra và họ sẽ đối phó với rủi ro phát sinh như thế nào nếu như Ngân hàng Nhà Nước không tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ như trước đây. Chính tâm lý ỷ lại, không phòng ngừa rủi ro đã làm một bộ phận người dân cũng như giới đầu tư bất động sản “điêu đứng “, vì giá vàng đột ngột tăng mạnh trong những năm gần đây.

- Cần phải làm cho doanh nghiệp và cá nhân thay đổi nhận thức về rủi ro thị trường, nhận thức về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nhất là đối với rủi ro trên thị trường tài chính với mức ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài sản mà họ nắm giữ,

đồng thới xoá đi tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự che chở, can thiệp trực tiếp vào thị trường của Chính Phủ bằng các văn bản pháp lý.

3.3. Nâng cao nhận thức, trình độ của doanh nghiệp về phòng ngừa rủi ro (8).

Đây là một giải pháp mang tính nền tảng căn bản, được gợi ý từ quá trình xử lý kết quả khảo sát của chúng tôi (xem phần trên về các nhân tố nội tại tác động đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính) cũng như từ gợi ý của nhiều ngân hàng cung cấp sản phẩm này.

Trách nhiệm quản lý chung yêu cầu các thành viên hội đồng quản trị phải đảm bảo được rằng ban giám đốc đủ khả năng thực hiện các quyết định về chính sách của hội đồng quản trị. Họ nên yêu cầu các nhà quản trị cao cấp của công ty kiểm tra lại xem hệ thống đào tạo và phần mềm có đủ khả năng đáp ứng công việc hay không. Trong Tạp chí kinh doanh Havard, Cheryl Francis (giám đốc vốn của công ty FMC) ủng hộ quan điểm này: “Một trong những chìa khóa để sử dụng sản phẩm phái sinh một cách phù hợp là giáo dục và đào tạo. Các nhà quản trị phải biết làm sao để nhận diện rủi ro và truyền đạt thông tin về chúng”.

Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay, không nên để doanh nghiệp “tự bơi” trong việc đào tạo về phòng ngừa rủi ro tài chính. Tốt hơn nhà nước nên có chính sách cụ thể “quảng bá hậu WTO” về quản trị rủi ro tài chính trong quá trình hội nhập, từ đó kích thích các doanh nghiệp và tổ chức đào tạo chuyên nghiệp ngồi lại với nhau xây dựng một chương trình đào tạo về quản trị rủi ro phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam.

3.4. Xây dựng khung pháp lý rõ ràng cho việc kinh doanh sản phẩm phái sinh: (9)

Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc xây dựng và ban hành các văn bản nêu trên cần phải lưu ý một số vấn đề pháp lý sau đây:

Về hình thức văn bản: để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Nhà nước xem xét ban hành Luật giao dịch công cụ tài chính phái sinh điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động của thị trường tài chính phái sinh (không chỉ chú ý vào các thị trường có tổ chức như sàn giao dịch giao sau, sàn giao dịch quyền chọn, mà phải chú ý vào

các giao dịch OTC vì theo kinh nghiệm thì đây là những giao dịch phổ biến hơn tại Việt Nam) và hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh như thông lệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

Về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại: Theo nguyên tắc và theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng thương mại có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ phái sinh theo một trong các tư cách: (1) Người cung cấp dịch vụ ngân hàng liên quan đến công cụ phái sinh hoặc cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn cho khách hàng mua, bán công cụ phái sinh (ngân hàng cung cấp dịch vụ); (2) Nhà đầu tư mua, bán các sản phẩm phái sinh. Theo loại tài sản cơ sở, các sản phẩm phái sinh có thể chia thành các sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản tài chính (như ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, khoản vay, tiền gửi…) và các sản phẩm phái sinh dựa trên hàng hoá (như gạo, cao su, cà phê, xăng dầu…).

Chúng tôi cho rằng, cần căn cứ vào tính chất của từng loại hình công cụ phái sinh, mức độ rủi ro và tư cách tham gia vào giao dịch phái sinh của ngân hàng thương mại để có hình thức quản lý phù hợp.

Thứ nhất, nhóm các hoạt động, dịch vụ không cần xin phép là các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng kinh doanh các công cụ phái sinh như hoạt động môi giới, tư vấn, nhận ủy thác và quản lý tài khoản đầu tư vào các sản phẩm phái sinh của khách hàng. Với tư cách là người cung cấp các dịch vụ cho khách hàng đầu tư vào sản phẩm phái sinh, ngân hàng thương mại không phải gánh chịu rủi ro nảy sinh từ hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh, do vậy, việc cấp phép riêng cho các nghiệp vụ này là không cần thiết.

Thứ hai, nhóm các hoạt động, dịch vụ cần xin phép là hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh giữa các ngân hàng thương mại và giữa ngân hàng thương mại với khách hàng. Với tư cách là một bên tham gia giao dịch mua bán các công cụ tài chính phái sinh, các ngân hàng thương mại sẽ phải gánh chịu rủi ro từ giao dịch nên việc cấp phép, thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, bảo đảm sự an toàn của bản thân ngân hàng và sự ổn định của cả hệ thống.

Về quy trình, điều kiện cấp phép và giám sát rủi ro

Do yêu cầu của quá trình cải cách hành chính, Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi căn bản cơ chế cấp phép cho việc cung cấp từng dịch vụ tài chính phái sinh cụ thể của các ngân hàng thương mại theo hướng: Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho từng sản phẩm tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại, mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp từng nhóm sản phẩm tài chính phái sinh

(trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ). Khi có đủ các điều kiện này, tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh và Ngân hàng Nhà nước chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của tổ chức tín dụng trên cơ sở tuân thủ các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định (việc này đã từng bước áp dụng cho hoán đổi và quyền chọn, nhưng thật ra có nhiều vướng mắc, cuối cùng đôi khi vẫn quay lại tình trạng xin phép theo sản phẩm).

Ngân hàng Nhà nước không quy định cụ thể các loại sản phẩm tài chính phái sinh mà ngân hàng thương mại được phép cung cấp trong giấy phép của từng ngân hàng, mà nên quy định chung theo nhóm các dịch vụ tài chính phái sinh sẽ được cung cấp (có thể theo tiêu chí phân loại dựa vào tài sản tài chính gốc của công cụ phái sinh như các công cụ tài chính phái sinh dựa trên giao dịch ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, tiền gửi, khoản vay, lãi suất...).

KẾT LUẬN

Xây dựng thị trường phái sinh là một biện pháp hữu hiệu để phòng chống rủi ro biến động về giá, và đã trở nên phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế. Thị trường phái sinh từng bước được hình thành và cũng có những bước phát triển nhất định tại thị trường Việt Nam. Tuy vẫn còn có những tồn tại và bất cập xuất hiện từ môi trường pháp lý, nhận thức về rủi ro và tâm lý e ngại trong sử dụng các công cụ tài chính hiện đại của các cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời cùng với những khó khăn xuất phát từ sự tư vấn của ngân hàng khi cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, việc khắc phục những khó khăn, tìm ra những giải pháp cho việc phát triển các sản phẩm phái sinh là yêu cầu cầp thiết hiện nay.

Ngoài những nỗ lực của bản thân các Ngân hàng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước cũng như các Bộ, các cơ quan ban ngành của Chính phủ phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn, có tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng môi trường pháp lý và tạo điều kiện cho các sản phẩm tài chính ngân hàng nói chung và các sản phẩm phái sinh nói riêng ngày càng phát triển .

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hội nhập với thế giới. Việc tiếp cận các sản phẩm này nhằm giúp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro trong biến động giá vàng, đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, các hoạt động kinh doanh này là tương đối mới, số liệu về ngành và số liệu hoạt động kinh doanh vàng tại các Ngân hàng còn trong vòng bí mật, hạn chế cung cấp ra bên ngoài bởi kinh doanh các sản phẩm phái sinh là nghiệp vụ tương đối mới và còn mang tính cạnh tranh cao. Do vậy, đề tài mang tính định tính hơn định lượng, nhưng mục tiêu chính của đề tài là đưa ra cái nhìn bao quát về thị trường phái sinh, một nhu cầu cần thiết cho sự ổn định trên thị trường.

Do kiến thức và thời gian có hạn, nhóm tác giả chỉ có thể trình bày đuợc những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh ở Việt Nam nên còn nhiều thiếu sót rất mong sự cảm thông và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô, và độc giả.

Một phần của tài liệu Áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)