Giao dịch quyền chọn vàng:

Một phần của tài liệu Áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 39 - 45)

2.1 Thực trạng giao dịch quyền chọn vàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (4).

Giao dịch quyền chọn vàng được ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện thí điểm theo văn bản cho phép của ngân hàng nhà nước số 458/CV – QLNH ngày 16/7/2004. Theo đó, kể từ ngày 15/12/2004, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu bắt đầu cung cấp cho khách hàng là các cá nhân và tổ chức một sản phẩm mới, đó là quyền chọn mua và bán vàng, gọi tắt là quyền chọn vàng (gold option) nhằm mục tiêu chủ yếu đáp ứng nhu cầu bảo hiểm giá cho khách hàng khi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán và đầu tư. Đây là sản phẩm có tác dụng hữu ích cho mọi thành phần dân cư và kinh tế.

Trong điều kiện nhu cầu nhà ở của người dân đang ngày càng tăng, đồng thời giá vàng liên tục có những biến động mạnh và khó dự báo như trong thời gian qua, sản phẩm quyền chọn vàng đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều người và các thành phần kinh tế có giao dịch vàng trong kinh doanh.

Do đó, sau ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, các ngân hàng thương mại khác cũng bắt đầu triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn bằng vàng là: ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân Hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), và ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín (Sacombank), ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (eximbank), ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank), ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB Bank), ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á, ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông, ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam… trong đó chủ yếu là đang trong giai đoạn nghiên cứu sản phẩm quyền chọn hoặc chuẩn bị triển khai.

2.2 Những khó khăn và nguyên nhân của khó khăn trong giao dịch quyền chọn vàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.(5)

- Giao dịch quyền chọn vàng đã được một số Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam triển khai thực hiện từ cuối năm 2004 cho đến ngày nay. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn đang lung túng đối với việc triển khai và phát triển sản phẩm quyền chọn vàng .

- Đứng trên giác độ khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, các khách hàng này cho rằng những khó khăn chủ yếu và nguyên nhân gây cản trở cho việc sử dụng giao dịch quyền chọn vàng hiện nay như sau:

• Khách hàng thiếu kiến thức và thông tin về sản phẩm quyền chọn vàng

mà các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam cung cấp.

• Mức quy định quy mô giao dịch tối thiểu còn cao tại hầu hết các NHTM

cung cấp giao dịch này, cụ thể, đối với thể nhân là 100 lượng vàng và pháp nhân tối thiểu là 1.000 lượng (dù chỉ có ngân hàng Á Châu trong tháng 4 năm 2006 đã có thay đổi quy định về quy mô giao dịch tối thiểu là 50 lượng, 80 lượng hay 100 lượng) nhưng nhìn chung nếu vẫn giữ mức quy mô tối thiểu là 100 lượng thì khó có thể đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của phần đông khách hàng cá nhân trong thanh toán và tiết kiệm vàng, đặc biệt khi mà việc sử dụng vàng trong giao dịch nhà đất vẫn còn là một thói quen khá phổ biến từ trước đến nay.

• Chi phí cho việc mua hợp đồng quyền chọn từ các ngân hàng thương mại

cổ phần khá cao. Có những thời điểm khi giá vàng biến động mạnh, chi phí lên đến 5 - 10% trị giá hợp đồng quyền chọn. Đây có thể được xem là cản trở lớn nhất cho khách hàng khi có nhu cầu phòng ngừa rủi ro biến động giá trong thời gian qua hay tìm kiếm cơ hội sinh lời trên sự biến động giá vàng này.

- Một số ý kiến khác của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân liên quan đến vấn đề này như sau:

• Khách hàng doanh nghiệp khi giao dịch quyền chọn vàng gặp khó khăn

trong khâu hạch toán kế toán có liên quan đến phí trong giao dịch quyền chọn vàng bởi vì cho đến nay Bộ tài chính vẫn chưa có văn bản nào có liên quan đến hướng dẫn thi hành hạch toán phí quyền chọn nói chung và quyền chọn vàng nói riêng.

• Khách hàng thiếu hướng dẫn chi tiết và tư vấn từ các chuyên viên ngân

hàng liên quan đến việc đưa ra mức giá thực hiện thích hợp khi thoả thuận hợp đồng hoặc khi khách hàng cần sự tư vấn về việc có nên hoặc không nên bán quyền chọn kiểu Âu đang cao giá hay nên hoặc không nên thực hiện quyền chọn kiểu Mỹ đang cao giá trước ngày đáo hạn.

• Khách hàng thiếu thông tin cần thiết liên quan đến việc định giá quyền

chọn và dự báo về giá vàng.

Đứng trên giác độ ngân hàng thương mại, những nguyên nhân chính gây ra khó khăn trong việc triển khai và phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại NHTM:

Thứ nhất, những trở ngại và nguyên nhân chính từ phía khách hàng làm cho giao dịch quyền chọn vàng ít được sử dụng tại các NHTMVN như sau:

• Nhận thức về rủi ro phát sinh do biến động giá vàng và ý nghĩa của việc

sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro còn hạn chế ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.

• Đa số khách hàng doanh nghiệp và cá nhân có thói quen chấp nhận rủi ro

hơn là sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro nói chung và giao dịch quyền chọn vàng nói riêng.

• Khách hàng còn có tâm lý e ngại khi sử dụng quyền chọn vàng vì chưa

hiểu và vì quyền chọn vàng là sản phẩm tài chính phái sinh còn quá mới mẻ ở Việt Nam.

• Khách hàng chưa có kinh nghiệm sử dụng công cụ tài chính phái sinh để

tìm hiếm lợi nhuận trên sự biến động giá.

• Khách hàng ngại sử dụng quyền chọn vàng vì phải trả một khoản phí quá

cao trong khi đó nếu sử dụng thì khách hàng doanh nghiệp không biết hạch toán khoản chi phí này như thế nào.

• Đối với các khách hàng doanh nghiệp, hầu hết chưa có giám đốc tài chính

như thông lệ thế giới, tức là chưa có người chuyên lo tính toán, dự báo biến động của thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính trong hoạt động kinh doanh nên các khách hàng doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là theo lối kinh doanh truyền thống, khi nào cần USD, cần vàng thì mua, khi nào có nhu cầu thì bán. Thời gian qua chỉ mới có một số khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn thực hiện nghiệp vụ quyền chọn vàng để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai, về phía ngân hang thương mại, thời gian qua, một số ngân hàng đã nỗ lực nghiên cứu và triển khai cung cấp giao dịch quyền chọn vàng cho các khách hàng của mình có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự biến động giá. Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến đại diện của các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn thì khi triển khai nghiệp vụ này vẫn còn một số trở ngại cho sự phát triển quyền chọn vàng bắt nguồn từ phía ngân hàng như sau:

• Một số đặc điểm thiết kế cho sản phẩm quyền chọn vàng vẫn chưa phù

hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường Việt Nam như quy mô tối thiểu và kỳ hạn chưa phù hợp và phí mua quyền thì quá cao.

• Ngân hàng chưa cung cấp hướng dẫn một cách chi tiết và dễ hiểu về sản phẩm, cách thức thực hiện sản phẩm cũng như các lợi ích và thiệt hại nếu có liên quan đến sản phẩm quyền chọn vàng.

• Công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị của một số ngân hàng thương

mại chưa tốt, chưa hiệu quả, do đó một mặt doanh nghiệp chưa biết đến nghiệp vụ này, một mặt đã biết nhưng chưa thấy lợi ích của nghiệp vụ quyền chọn, nên chưa lựa chọn.

• Một số ngân hàng thương mại chưa quan tâm đến việc đẩy mạnh và phát

triển sản phẩm quyền chọn vàng hoặc chỉ triển khai sản phẩm nhằm mục đích khuếch trương tên tuổi của ngân hàng là chính chứ không quan tâm đến khuyết điểm của sản phẩm hoặc thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng theo từng giai đoạn biến động của thị trường.

Ngoài những trở ngại từ phía các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, đại diện các ngân hàng thương mại tham gia cuộc khảo sát còn chỉ ra một số trở ngại xuất phát từ môi trường tài chính của Việt Nam. Đây là những trở ngại có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển công cụ tài chính phái sinh nói chung và giao dịch quyền chọn vàng nói riêng tại các ngân hàng thương mại việt nam trong thời gian qua. Cụ thể như sau:

của thị trường.

• Chưa có một cơ chế pháp lý, văn bản pháp luật cụ thể đảm bảo cho sự ra đời và hoạt động lành mạnh của thị trường quyền chọn vàng.

• Bản thân các ngân hàng chưa được hỗ trợ giúp phòng ngừa rủi ro nếu

cung cấp quyền chọn vàng ngay đến quy định liên quan đến hạn mức trạng thái mở, mức dừng lỗ, ... trong giao dịch quyền chọn vàng mà ngân hàng nhà nước vẫn chưa ban hành.

• Ngân hàng nhà nước chưa có quy định pháp lý để phát triển và mở rộng

hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở tại thị trường Việt nam. Chính điều đó sẽ là chất xúc tác cho việc phát triển giao dịch phái sinh để tăng cường hiệu quả phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh vàng.

• Thiếu thông tin tài chính trên thị trường tài chính tiền tệ khiến cho công

cụ phân tích và dự báo giá vàng của các ngân hàng và khách hàng gặp nhiều trở ngại. Từ đó, khách hàng không có thông tin để quyết định phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm cơ hội sinh lời từ quyền chọn vàng.

• Thị trường các công cụ tài chính phái sinh, kể cả thị trường quyền chọn

vàng Việt nam còn quá nhỏ bé về quy mô thị trường, số lượng giao dịch nhỏ (vài trăm lượng trong khi giao dịch quyền chọn vàng trên thế giới có quy mô tối thiểu đã lên đến 1.000 ounce vàng, tương đương 800 lượng) trong khi đó, thị trường Việt Nam còn chỉ cho phép các nhà đầu tư là người mua mà chưa cho phép là người bán quyền chọn.

• Thị trường chỉ mới phát triển ở mức độ thấp, còn thiếu vắng các nhà đầu

tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này.

• Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, những khó khăn, trở ngại và nguyên

ngân làm cho giao dịch quyền chọn vàng chưa phát triển tại Việt Nam được xuất phát từ cả ba phía có liên quan đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng và môi trường tài chính đã được thu thập, trình bày và phân một cách cụ thể và rõ nét. Đây sẽ là nền tảng rất quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục

khó khăn và đưa ra định hướng phát triển giao dịch quyền chọn trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)