Tỷ lệ hộ nông thôn không đất đai đã tăng ở tất cả các vùng từ cuối thập kỷ 90 (bảng 3.11), trừ Đồng bằng sông Cửu Long nơi tình trạng không có đất không có mối liên hệ với tỷ lệ nghèo cao Trên thực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chương trình văn bằng 2 tiếng anh VĂN BẢN GỐC VÀ ĐÍCH (Trang 27)

Đồng bằng sông Cửu Long nơi tình trạng không có đất không có mối liên hệ với tỷ lệ nghèo cao. Trên thực tế, phân tích ban đầu cho thấy một mối quan hệ qua lại mang tính tích cực giữa tình trạng không có đất ở nông thôn với sự giàu có ở một số khu vực ở phía Bắc của Việt Nam (bảng 3.12). Nhưng 54% người nghèo nông thôn ở Đông Nam Bộ và 48% người nghèo ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long không có đất (tỷ lệ không đất ở nhóm nghèo cùng cực giống nhau). Đã có những quan ngại về mối quan hệ giữa tình trạng không có đất và nghèo. Một số lo ngại luật pháp cho phép mở cửa thị trường đất vào cuối thập kỷ 90 có thể khuyến khích người nông dân nghèo bán đất để thu lời nhanh và đặt họ vào tình trạng không có đủ phương tiện sinh kế; số khác cho rằng thị trường đất sẽ thúc đẩy hiệu quả cao hơn (Ravallion và Van der Walle, 2008a, 2008b). Bức tranh đan xen không rõ ràng. Đối tượng khảo sát của Nghiên cứu mô hình điểm sáng (Chương 1) công nhận việc gia tăng cơ hội cho các hộ gia đình “nghèo về đất” ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ để đa dạng hóa sang các hoạt động phi nông nghiệp được trả lương cao hơn. Tuy nhiên, đa dạng hóa phi nông nghiệp đòi hỏi phải có đủ trình độ học vấn và kĩ năng. Người lao động trẻ có thể học được những kĩ năng này, tuy nhiên tình hình lại trở nên phức tạp hơn đối với các hộ có người lao động lớn tuổi hơn. Cần tiến hành nghiên cứu sâu thêm mối liên hệ phức tạp giữa không có đất và nghèo tại các tỉnh phía Nam.

Bảng 3.11 Tỷ lệ hộ nông thôn không được giao đất hoặc không có đất rẫy (%)

1993 1998 2010

Miền núi phía Bắc 2,0 3,7 8,1

Đồng bằng Sông Hồng 3,2 4,5 13,4

Duyên Hải Bắc Trung Bộ 3,8 7,7 15,5

Duyên Hải Nam Trung Bộ 10,7 5,1 19,7

Tây Nguyên 3,9 2,6 17,3

Đông Nam Bộ 21,3 28,7 58,9

Đồng bằng Sông Cửu Long 16,9 21,3 33,6

Toàn quốc 8,2 10,1 22,5

Nguồn: số liệu năm 1993 và 1998 được lấy từ Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2000, Bảng 2.4. Các số liệu năm 2010 là những ước tính của Ngân hàng Thế giới từ số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2010.

Ghi chú: ‘Đất rẫy’ là đất khai hoang để canh tác bằng cách chặt hoặc đốt cây;

‘Đất’ gồm đất trồng cây ngắn ngày, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, mặt nước và đất di canh. Đất ở đây không gồm vườn, ao và đất được xác định là loại “đất khác”.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chương trình văn bằng 2 tiếng anh VĂN BẢN GỐC VÀ ĐÍCH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w