Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Kinh Doanh Linh Đạt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH kinh doanh Linh Đạt (Trang 58)

- Tên phân xưởng: Bộ phận văn phòng Tên sản phẩm, dịch vụ: hàng hóa

3.2Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Kinh Doanh Linh Đạt

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH

3.2Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Kinh Doanh Linh Đạt

tại Công ty TNHH Kinh Doanh Linh Đạt

Qua phần nhận xét đánh giá chung và phần nhận xét cụ thể trên ta có thể nhận thấy việc tổ chức kế toán ở Công ty TNHH Kinh Doanh Linh Đạt bên cạnh những việc tích cực trong quá trình hạch toán kế toán còn có một số vấn đề chưa hợp lý. Do đó để hoàn thiện những vấn đề chưa hợp lý này, em xin đưa ra một số ý kiến để việc tổ chúc công tác kế toán được tốt hơn và phù hợp hơn với tình hình thực tế tại Công ty nhưng vẫn đảm bảo đúng chế độ kế toán áp dụng.

Phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán trước hết phải được đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính kế toàn và tôn trọng chế độ kế toán hiện hành. Việc thực hiện chế độ công tác kế toán ở công ty được phép vận dụng và cải biến sao cho phù hợp với tình hình quản lý tại công ty, không bắt buộc phải dập khuôn theo chế độ nhưng trong khuôn khổ nhất định vẫn phải tôn trọng chế độ mới về quản lý tài chính.

Sau thời gian tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại công ty bản thân em còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tế trong kế toán. Nhưng căn cứ vào những tồn tại hiện nay của công ty, căn cứ vào chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài chính. Em cũng mạnh dạn nói nên suy nghĩ chủ quan của minh, đề xuất đóng góp một vài ý kiến mong muốn góp phần hoàn thiện thêm công tác kế toán tại công ty.

Thứ nhất,công ty nên mở rộng thị trường bán hàng, đa dạng hoá các mặt hàng, áp dụng nhiều phương thức bán hàng. Để làm được như vậy phòng kế hoạch kinh doanh nên có kế hoạch xúc tiến thị trường và tìm kiếm khác hàng. Đồng thời, công ty

cần nắm vững quy hoạch, kế hoạch phát triển của Nhà nước, nắm bắt nhanh nhạy các yêu cầu của thị trường để có thể ra những quyết định kinh doanh một cách đúng đắn, hợp lý, và đúng thời điểm thuận lợi nhất.

Thứ hai, Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để có thể giảm các thiệt hại xuống mức thấp nhất. Về mặt kinh tế cũng như tài chính, dự phòng cho phép Công ty luôn thực hiện được nguyên tắc hạch toán tài sản theo chi phí gốc lại vừa có thể ghi nhận trên các báo cáo tài chính của mình. Mặt khác, dự phòng còn tạo lập cho Công ty một quỹ tiền tệ để đủ sức khắc phục trước các thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh, nó còn có thể được nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy trì hoạt động của Công ty.

Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo:

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Kế toán dùng TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để hạch toán. Tài khoản đó có kết cấu như sau:

Bên Nợ:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. Phương pháp hạch toán như sau :

Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Việc hạch toán như vậy vừa giữ được uy tín cho công ty đồng thời đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Thứ ba, Công ty nên cho khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại. Nếu khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng lần cuối cùng. Nếu khách hàng mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã được giảm.

Kế toán dùng TK 521 “ chiết khấu thương mại ” để hạch toán. Tài khoản này có kết cấu như sau:

Bên Nợ:

Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Bên Có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán

1. Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311) (Nếu có) Có các TK 111, 112, 131,. . .

2. Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.

Thứ 4, công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nhanh số tiền nợ. Đối với khách hàng gần đến hạn phải trả tiền, Công ty nên gửi giấy báo yêu cầu trả tiền trước khi đến hạn 2-3 ngày để nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn, hoặc có thể gửi thông báo yêu cầu thanh toán có tính lãi suất tiền vay trên số tiền trả chậm quá hạn trả theo lãi suất quá hạn do ngân hàng quy định (Điều này có thể ghi rõ trong hợp đồng kinh tế). Đối những khoản nợ khó đòi, kê toán nên tiến hành trích lập “ dự phòng phải thu khó đòi”.

Khi tiền hành trích lập khoản dự phòng này, kế toán cần tuân theo các quy định sau: Kế toán dùng TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” để hạch toán.tài khoản này có kết cấu như sau

Bên Nợ:

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi; - Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi. Bên Có:

Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Số dư bên Có:

Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. Phương pháp hạch toán

1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải

thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.

2. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

KẾT LUẬN

xuyên được các doanh nghiệp thương mại quan tâm.

Đẩy mạnh bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đúng đắn là vấn đề cấp bách và sống còn của doanh nghiệp, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự vận động và đi lên bằng chính thực lực của mình. Bán hàng là một trong những vũ khí sắc bén để đạt được hiệu quả. Việc xác định chính xác doanh thu và kết quả bán hàng trong kỳ là cần thiêt đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi những thông tin này không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn ý nghĩa với các cơ quan quản lý ở một cấp có liên quan. Công ty TNHH KD Linh Đạt là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh, cáp mạng lan, vật liệu xây dựng, dây điện dân dụng với nhiều mặt hàng khác nhau. Mặc dù có nhiều biến động lớn về kinh tế, biến động giá cả trên thị trường trong nước và thế giới Công ty TNHH KD Linh Đạt vẫn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển nhờ vai trò không nhỏ của việc tổ chức công tác kế toán cùng với việc tổ chức bộ máy quản lý phù hợp. Công tác kế toán của Công ty đã tương đối hoàn thiện, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm giải quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua 2 tháng thực tập và quan sát tình hình thực tế tại Công ty TNHH KD Linh Đạt em cũng nhận thấy những điều hợp lý và chưa hợp lý trong việc tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Từ đó đã mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình về phương hướng và biện pháp nhằm tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do điều kiện và khả năng có hạn nên sự nhận thức, nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá của cá nhân em chắc chắn còn nhiều hạn chế. Do đó thiếu tránh khỏi sự thiếu sót, em kính mong nhận được sự so sánh, bổ sung của thầy cô giáo và các bạn để bài chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm hơn sự hướng dẫn trực tiếp nhiệt tình của cô giáo Lê Thị Minh Ngạn, sự tận tình của các anh chị kế toán trong công ty đã tạo thuận lợi cho em làm việc, tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH KD Linh Đạt để em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH kinh doanh Linh Đạt (Trang 58)