PHẦN III ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP I Đánh giá về thị trường ngoại hối:

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM (Trang 25 - 33)

2. Những con số và sự kiên xảy ra ở Việt Nam

PHẦN III ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP I Đánh giá về thị trường ngoại hối:

I. Đánh giá về thị trường ngoại hối:

Có thể nói từ năm 1994 đến năm 2001 nghị định quản lý ngoại hối đã đưa ra một khung pháp lý khá hoàn chỉnh đối với việc quản lý và sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán quốc tế, đánh dấu một bươc tiến trong công tác quản lý ngoại hối. Các nội dung bổ sung của nghị định đã có nhiều nét mới theo xu hương tự do hóa, mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích sự phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Từ đầu năm 2001 tới nay, các chính sách ngoại hối của ngân hàng nhà nước không ngừng được đổi mới, cải tiến để phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đồng thời cũng tạo ra sự đơn giản và hiệu quả trong các phương thức thanh toán. Trong nửa đầu kế hoạch 5 năm 2001-2005 thì công tác quản lý ngoại hối đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Lãi suất quốc tế giảm đã ảnh hưởng lớn đến việc điều hành lãi suất trong nước. Tuy nhiên chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã dẫn đến nhiều hệ lụy như:

Thứ nhất, việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu.

Thứ hai, nhập siêu tăng nhanh trở lại trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với năm 2008; và cùng với việc doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng. Trong bối cảnh này, chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung cần hết sức thận trọng. Chính sách cần thiết trong giai đoạn sắp tới là thắt chặt chính sách tiền tệ. Một số chính sách gần đây của Ngân hàng Nhà nước (giảm giá VND, tăng lãi suất qua đêm liên ngân hàng và lãi suất cơ bản) vì vậy là một sự chuyển hướng đúng đắn. Tuy nhiên cũng còn một số mặt hạn chế nói riêng của các chính sách và nói chung về sự hợp tác giữa các bên.

Cụ thể trên từng mặt như sau:

Chính sách điều hành tỷ giá: ( có lẽ đây là vấn đề quan trọng nhất trong các chính sách ngoại hối của NHNN).

Giai đoạn 1994- 2009:

Trong thị trường USD Việt Nam có 2 loại giá áp dụng cho giao dịch mua bán, nhưng chỉ có một mặt hàng, với cùng một chất lượng, kiểu dáng, qui cách... Chỉ khác nhau ở cách định giá giữa một kênh chính thức (NHNN) và kênh phi chính thức (thị trường tự do). Rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã lên tiếng than phiền với “cơ chế 2 tỷ giá” này. Để mua được USD trên thị trường tự do DN phải trả chi phí theo hóa đơn tính theo tỷ giá của kênh chính thức, cộng thêm khoản phí chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHNN, phí này ngoài hóa đơn. Được mất của cơ chế 2 tỷ giá này là ở chỗ:

Nhà nước sẽ mất một khoản thu thuế do sự chênh lệch tiền mua bán ngoài hóa đơn này. DN mua USD bị thiệt do chỉ được xuất hóa đơn với tỷ giá thấp hơn thực tế phải trả. Cái thiệt lớn nhất là sự mất cân đối trong cung cấu ngọai tệ của nền kinh tế, vô tình cổ vũ cho thị trường USD tự do mặt sức tung hòanh. Trong cơ chế hai tỷ giá này ai dám chắc không phát sinh tình trạng ưu tiên, cửa quyền của một số quan chức trục lợi từ sự chênh lệch tỷ giá này. Sự khan hiếm USD vô tình được thổi phồng quá mức, mà trước hết là do sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá USD giữa hai thị trường.

Vô hình chung chúng ta đang cổ vũ cho cơn sốt USD giả tạo, trong một thế giới mà USD hầu như đang tràn ngập. Cứ nhìn ra bên ngòai sẽ rõ, USD rớt giá liên tục so với các đồng tiền mạnh khác thì điều đó lại diễn ra theo chiều ngược lại ở Việt Nam. Vâng, VNĐ không phải là đồng tiền mạnh; vâng, chúng ta đang thực hiện chính sách tỷ giá có lợi cho xuất khẩu. Nhưng tất cả những điều ấy chưa giải thích thỏa đáng sự nóng dần lên từng ngày của giá USD.

Thực tế thì nhà nước vẫn thấy, vẫn quản lý tỷ giá USD thị trường tự do, nhưng USD nhìn chung vẫn là một món hàng, sự chênh lệch giá sẽ phát sinh thị trường chợ đen, điều không thể tránh khỏi trong cơ chế thị trường. DN đứng trên góc nhìn vi mô, còn ngừơi làm chính sách buộc phải đứng trên cách nhìn vĩ mô tổng thể. Họ có thể tính tới việc chấp nhận khiếm khuyết trong cơ chế tỷ giá này để đánh đổi, để đạt được cái lớn hơn là hạn chế nhập siêu và khuyến khích DN tăng cường nhập khẩu hàng trong nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Trong khi nguồn lực hạn chế, chúng ta buộc phải chọn bước đi thích hợp. USD sẽ dần hạ nhiệt khi nền kinh tế lại lại sự thăng bằng sau ảnh hưởng của suy thóai kinh tế thế giới.

Thị trường ngoại hối đã có tín hiệu khả quan sau khi có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, điều hành tỷ giá vẫn sẽ là vấn đề cần quan tâm sát sao trong năm 2010 và trong tương lai.

Nói chung chưa thể có nhận định chắc chắn về diễn biến thị trường ngoại hối VN trong năm 2010. Nhưng có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Về thuận lợi

Thứ nhất, kinh tế thế giới có chiều hướng phục hồi. Thương mại quốc tế có dấu hiệu

khởi sắc, nhập khẩu của các nước phát triển và xuất khẩu của các nước đang phát triển bắt đầu tăng trở lại. Giá dầu mỏ tăng lên. Vì vậy, các nguồn thu ngoại tệ của VN từ xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối sẽ tăng lên giúp đảm bảo tốt hơn cán cân thanh toán tổng thể.

Thứ hai, năm 2010, VN tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất

kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế với hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, tập trung cao hơn cho những sản phẩm có giá trị gia tăng cao có khả năng cạnh tranh do đó có giá trị cao hơn cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đây là điều kiện cơ sở để cải thiện cán cân thương mại, hạn chế nhập siêu.

Thứ ba, quyết tâm của Chính phủ, vai trò chủ động của NHNN và sự phối hợp chặt

chẽ giữa các bộ, các ngành liên quan trong việc thực hiện chính sách quản lý sẽ khiến thị trường ngoại hối trở nên bình ổn và vận hành thông suốt hơn. Đặc biệt, NHNN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành đồng bộ công cụ tỉ giá với các công cụ khác của CSTT để giữ được tỉ giá theo mục tiêu của mình.

Dù có những thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức đối với thị trường ngoại hối VN năm 2010 còn khá nhiều. Đó là:

Thứ nhất, xu hướng phục hồi kinh tế thế giới tuy khó có thể đảo ngược nhưng còn bấp bênh và ẩn chứa nhiều rủi ro. Thị trường tài chính- tiền tệ quốc tế vẫn diễn biến phức tạp. Sự mất giá của USD có thể thúc đẩy sự đầu cơ các đồng tiền khác có lãi suất cao hơn, gây rủi ro bất ổn cho thị trường tiền tệ các nước. Đây là điều đáng lo ngại đối với VN có nền kinh tế đã tới độ mở lớn với kinh tế thế giới.

Thứ hai, nguy cơ lạm phát cao trong năm 2010 do kích thích kinh tế và nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm tăng trưởng trong năm 2009. Với độ trễ của mức tăng tín dụng gần 38% năm 2009 và gói cho vay hỗ trợ lãi suất 438 nghìn tỉ thì đến giữa năm 2010 có thể gây áp lực rất lớn lên chỉ số lạm phát.

Thứ ba, nhu cầu nhập siêu tăng do phục hồi sản xuất, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Theo TGĐ một NHTM nhà nước thì dự kiến trong năm 2010, VN đã bắt đầu phải trả nợ gốc một số khoản vay lớn thay vì trả lãi như trước đây. Điều này đặt ra thách thức và gánh nặng rất lớn cho việc tiếp tục vay để bù đắp ngân sách cũng như điều hành cân đối vĩ mô, gánh nặng trả nợ nước ngoài ngày càng nặng cho các DN và các dự án của Chính phủ khi phần lớn nguồn thu từ VNF...

Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ:

Trong năm 2000, lãi suất tiền gửi ngoại tệ còn cao, vốn chảy vào ngân hàng nhiều. Để ngăn chặn tình trạng đô la hóa tài sản nợ của các tổ chức tín dụng, từ tháng 5 năm 2001, NHNN đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ từ 12% lên 15%. Tuy nhiên những chính

sách đưa ra trong thời điểm này chưa giải quyết được các vấn đề của thị trường và cũng chưa thực sự phù hợp với diễn biến thị trường ngoại tệ. Đến năm 2008, chúng ta đã phải chứng kiến những cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, tỷ giá VND-USD đã có lúc tăng cao kỷ lục và doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất vì không tiếp cận được vốn…Trước tình hình như vậy đầu năm 2008, trước khi có gói giải pháp 8 điểm, các ngân hàng đã nhanh chóng đưa ra những giải pháp rút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất (lãi suất tái chiết khấu, huy động, tiền vay, lãi suất cơ bản) sát với giá thị trường. Cùng với đó, NHNN Việt Nam quyết định nâng dự trữ bắt buộc đối với các NHTM và qui định các ngân hàng mua trái phiếu ngân hàng Nhà nước. Kèm với đó là hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng bằng việc khống chế ở mức 30%. Tuy nhiên khiếm khuyết của việc tăng DTBB đã tạo một áp lực lớn, làm tình hình hơi rối và lãi suất tiền gửi cứ đua nhau lên. Sau cơn khủng hoảng năm 2008, cho đến nay, NHNN vừa ban hành chính sách áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn thông thường cho các tổ chức tín dụng có dư nợ lớn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 2/2010 giảm mạnh so với mức hiện hành. Việc Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại có thêm nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD ở thời điểm này sẽ giúp các TCTD tăng khả năng huy động vốn và thanh toán cũng như giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất có thêm nguồn cung từ nguồn vốn vay ngân hàng nhằm thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

Nhìn chung, sau một loạt các biện pháp can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ và NHNN được thực thi, tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm khá mạnh, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng giảm nhẹ, nhu cầu ngoại tệ được đáp ứng.

Kiều hối:

Có thể nói lương kiều hối gửi về khá dồi dào, qua đó thì các NHTM có nguồn vốn ngoại tệ lớn đầu tư cho các dự án trọng điểm của chính phủ, cho vay các doanh nghiệp để đẩy mạnh kinh doanh XNK, góp phần cải thiện cán cân TTQT của Việt Nam, góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, NHNN chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát lượng ngoại tệ rất lớn đang trôi nổi ngoài thị trường. Đây chính là một trong những nhân tố chủ yếu gây nên tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Tuy rằng Nhà nước đã có nhiều chính sách thông thoáng hơn về quản lý ngoại hối và ưu đãi cho Việt kiều, trong đó có việc khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư và cho phép họ mua nhà tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách tỉ giá được duy trì tương đối ổn định cùng với những đánh giá lạc quan của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn cũng là những yếu

tố quan trọng khiến Việt kiều yên tâm hơn khi chuyển tiền về nước. Sự thực không đơn giản như vậy. Bên cạnh những mặt thuận còn có những mặt nghịch, vì toàn bộ lượng kiều hối chưa nằm trong tầm quản lý của nhà nước:

Thứ nhất, “ gia tăng tình trạng đôla hóa”. Căn cứ vào tiêu chí phân loại mức độ đô la

hoá tại các nước đang phát triển, những nhà kinh tế trong nước và nước ngoài đã xếp loại VN thuộc diện những nước có mức độ đô la hoá cao (tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 là trên 30% - M2 bao gồm tiền mặt, séc du lịch, tiền gửi có thể phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn của thị trường tiền tệ và tiền gửi tiết kiệm). Trước hiện tượng kiều hối chuyển về nước nhiều, ngoài nguyên nhân do chính sách thông thoáng, khuyến khích của Chính phủ, các nhà nghiên cứu còn có ý kiến là do tác động của chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá.

Thứ hai, trở ngại cho việc tính toán lượng tiền cung ứng. Để tính toán lượng tiền

cung ứng cho nền kinh tế trong từng thời kỳ phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN phải sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ (lãi suất, thị trường mở, dự trữ bắt buộc...) để điều tiết mức độ tăng giảm lượng tiền trong lưu thông. Nhưng trong điều kiện đô la hoá, đồng nội tệ và USD được song song lưu hành; USD được thực hiện đầy đủ các chức năng là phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, thì không loại trừ khả năng đồng tiền mạnh nằm trong tay kẻ xấu sẽ gây nhiều tổn hại cho quốc gia. Trong khi đó, NHNN VN không đủ quyền lực và khả năng kiểm soát sự hoạt động củaUSD. Do đó việc tính toán và kiểm soát lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế khó chính xác.

Kết hối:

Có lẽ đây là biện pháp cuối cùng nên thực hiện. Giữa quyết định kết hối và không kết hối nên cân nhắc kỹ những tác động của từng giải pháp. Theo một số chuyên gia và NHTM là giải pháp cần kíp để tháo gỡ ách tắc hiện nay trong lưu thông ngoại tệ ( đặc biệt là giữa ngân hàng và khách hàng). Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp này cho toàn bộ nền kinh tế sẽ có những vấn đề nhạy cảm trong cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng Nhà nước chỉ nên yêu cầu các DNNN phải kết hối một tỉ lệ nhất định ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi tại NH, không áp dụng kết hối đối với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác.

Vì Nhà nước là chủ sở hữu của các DNNN nên biện pháp này có thể là được. Nếu không phải thực hiện kết hối thì lợi ích lớn nhất là chứng tỏ NHNN vẫn làm chủ tình hình; chính sách quản lý ngoại hối là hữu hiệu, sự can thiệp bằng biện pháp hành chính vào thị trường là nhỏ nhất (tránh sự tác động hành chính làm méo mó thị trường); làm yên lòng giới đầu tư trong và ngoài nước.

II.Về các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối:

Các công cụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ hợp đồng tương lai hay quyền chọn nói riêng là những hình thức được đánh giá là rất hữu dụng trên thị trường. Hai công cụ phái sinh này giúp nhà đầu tư tránh được tình trạng thua lỗ quá nặng khi thị trường đi

xuống sâu và ngược lại, nhà đầu tư có thể đạt mức lợi nhuận rất cao khi thị trường đi lên. Công cụ phái sinh có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình thức này giúp nhà đầu tư có thêm tự tin khi tham gia thị trường, điều này giúp thu hút thêm nhà đầu tư

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w