Nhuộm liên tục

Một phần của tài liệu Tiểu Luận quy trình nhuộm vải có nguồn gốc cenlulozo và protein (Trang 36)

Song song với nhuộm gián đoạn “tận trích”, các phương pháp nhuộm liên tục thuốc nhuộm hoạt tính đã được áp dụng phổ biến ở được ta. Sau đây sẽ chỉ đề cập hai phương pháp thông dụng nhất để nhuộm vải dệt thoi.

Ngấm – ép xử lý gắn màu ở nhiệt độ cao bằng không khí nóng

Thường gọi là nhuộm (Thermofĩ”. Trình tự công nghệ như sau:

• Ngấm ép: thuốc nhuộm hoạt tính nào cũng được sử dụng cả, nhưng thích hợp nhất là thuốc nhuộm hoạt tính nhóm “nóng” có hoạt tính thấp nên ổn định cao trong môi trường kiềm. Thí dụ: Cibaron P, Ostazin H.

Ngoài thuốc nhuộm hoạt tính còn có ure đến 200g/l đóng vai trò tăng độ hòa tan thuốc nhuộm hoạt tính và hút ẩm đảm bảo gắn màu tối ưu thuốc nhộm, bởi vì phản ứng giữa thuốc nhuộm hoạt tính và xơ sợi sẽ dừng nếu không đủ hàm ẩm. Tuy nhiên nó có thể lam giảm độ bền màu với “clo” của mốt số thuốc nhuộm hoạt tính và trong một vài trường hợp còn làm giảm độ bền ánh sáng. Kiềm thường dùng là Na2CO3 khoảng 20g/l, chất trợ như natri angina (1g/l) để chống chạy màu.

Nhiều loại vải visco thể hiện chạy màu nhiều và khuếch tán thuốc nhuộm kém, màu không ngấm đủ sâu. Nhằm hạn chế điều này cần cuộn vải vào trục sau khi ngấm ép (có bọc cẩn thận) và để 1-2 giờ trước khi đưa sấy. Việc này có vẻ không thuận tiện và không phổ biến áp dung, nhưng cần thiết vẫn phải làm để tăng cường khuếch tán và giảm chạy màu trong công đoạn sấy.

Trong nhuộm ngấm ép liên tục nói chung và ở phương pháp nàynói riêng thì bộ đầu ngấm ép là rất quan trọng. Chất lượng hàng nhuộm một phần lớn phụ thuộc vào nó. Do vậy cần có bộ đầu hiện đại, ép thật đều trên toàn bộ bề ngang tấm vải, như của hãng Kusters với các trục ép “nổi” (swimming rolls) và máng thuốc nhỏ. Mức ép 60-80% với vải bông, 80-90% với vải visco. Nhiệt độ dung dịch ép thuốc thông thường 30oC.

Sấy tốt nhất là sấy hồng ngoại sơ bọ để giảm độ ẩm xuống còn 30%, sau đó sấy gió nóng 90-100oC.

Xử lý nhiệt tốt nhất bằng không khí nóng tại máy chuyen dùng. Nếu không có thì có thể xử lý nhiệt ở máy sấy văng (pin stenter) hay máy sấy thùng gia nhiêt bằng dầu (oil-heated cylinder). Chế độ nhiệt với thuốc nhuộm hoạt tính “monoclotriazin” (Cibaron P, Ostazin H, Procion CX) như sau:

160oC trong 1-2 phút 180oC trong 1 phút

Ngấm ép – chưng hấp (Pad – Steam)

Thích hợp nhất là các loại thuốc nhuộm hoạt tính nhóm “ấm” như Cibaron C, Remazol, Sumifix và Sumifix Supra sau đó mới đến nhóm “nóng” như Cabaron P, Ostazin H, Procion CX. Các thông sô công nghệ trong ngấm ép và sấy giống như phương pháp “Termofix”. Cần lưu ý hàng phải để nguội sau khi sấy trước khi đưa vào dung dịch hóa chất. Máng ép hóa chất cần có dung tích nhỏ để tránh thôi màu nhiều (colour bleed) và đỡ hiện tượng nhạt đầu cây (tailing).

Thuốc nhuộm hoạt tính nhóm “ấm” cần 15-20ml/l NaOH 36oBé và 20g/l Na2CO3 cùng 200-250g/l muối, chưng hấp 102-104oC trong 30-90 giây.

Thuốc nhuộm hoạt tính nhóm “nóng” cần 30-40ml/l NaOH 36oBé, 250g/l muối, chưng hấp 1-0.5 phút ở 102-104oC.

Trong phương pháp công nghệ này cần cho 2-3g/l chất chống khử (Lyoprint RGO, Ludigol) vào máng ép thuốc.

5.4. Xử lý sau nhuộma. Giặt a. Giặt

Giặt là công đoạn hết sức quan trọng, nhiệm vụ của công đoạn này là loại bỏ thuốc nhuộm bị thủy phân và thuốc nhuộm không gắn màu. Nếu không giặt sạch chúng sẽ làm giảm độ bền màu, chủ yếu là độ bền màu với mồ hôi, với nước và ma sát.

Sau khi gắn màu vật liệu nhuộm phải giặt sạch với chất giặt theo quy trình sau:

Với một sô thuốc nhuộm nhất định như thuốc nhuộm hoạt tính vinylsunfon Sumifix và Sumifix Supra cần trung hòa bằng CH3COOH trước khi giặt bằng chất giặt vì liên kết hóa học tạo thành trong trường hợp này không bền trong môi trường kiềm, có thể bị thủy phân.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận quy trình nhuộm vải có nguồn gốc cenlulozo và protein (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w