Nhuộm bán liên tục

Một phần của tài liệu Tiểu Luận quy trình nhuộm vải có nguồn gốc cenlulozo và protein (Trang 34)

Ngấm ép cuộn ủ lạnh (Pad – batch process)

Là công nghệ nhuộm đơn giản nhát, giá thành thấp nhất, lại cho kết quả chất lượng tốt nhất và đạt độ lặp lại cao để nhuộm thuốc nhuộm hoạt tính

với lô hàng nhỏ (1000-10000m) mỗi màu. Trình tự công nghệ trong thực tế chỉ có 3 công đoạn chính: ngấm ép, cuộn ủ, giặt.

- Ngấm ép: vải được ngấm ép dung dịch thuốc nhuộm hoạt tính và kiềm theo tỉ lệ thể tích 4:1 ngay trên đường cấp (enroute) trước khi vào máng.

- Cuộn ủ: thuốc nhuộm hoạt tính sau khi khuếch tán vào trong xơ sợi sản xuất phản ứng hóa học với cellulose (bông, visco) và đồng thời cũng xảy ra phản ứng thủy phân, giữ thời gian cuộn ủ (2-24 giờ) có quay nhẹ ở 30-35oC để gắn màu.

- Giặt: sau giai đoạn cuộn ủ, giặt sạch thuốc nhuộm hoạt tính không gắn màu và thủy phân cùng kiềm và chất trợ.

Về nguyên tắc tất cả thuốc nhuộm hoạt tính đều có thể nhuộm theo phương pháp công nghệ này. Trên thế giới, người ta dùng thuốc nhuộm hoạt tính nhóm “lạnh” và nhóm “ấm”, còn ở nước ta thích hợp nhất là các thuốc nhuộm hoạt tính nhóm “ấm” như Remazol, Sumifix, Cibaron C, Sumifix Supra và Drimaren CL, Levafĩ (Dystar). Có nhiều đơn công nghệ khác nhau mà mỗi hãng giới thiệu chi tieté cho sản phẩm của mình, nhưng trong điều kiện nhiệt đới của nước ta thì nên sử dụng phương pháp nhiệt đới (tropical variant) tỏng đó natri silicat làm thành phần kiềm chủ yếu là đảm bảo chất lượng ổn định nhất và hầu như loại bỏ được lỗi tật trắng biên (white selvedge problem) do sử dụng xút làm thành phần kiềm chính. Vì dễ xảy ra phản ứng trung hòa xút bởi CO2 có trong không khí hoặc hơi acid ở nơi cuộn ủ hàng, dẫn đến gắn màu kém thuốc nhuộm hoạt tính ở hai biên. Vấn đề trên không phải luôn luôn được loại trừ bởi cuộn vải vào trục thật đều và bọc kín, chặt hàng bằng màng polyetylen.

Ngấm ép cuộn ủ nóng (Pad – Roll method)

Phương pháp công nghệ này đặc biệt thích hợp với vải cellulose tái sinh như visco, song lại cần có thiết bị nhuộm cuộn ủ nóng. Vải được ngáp ép thuốc nhuộm hoạt tính và kiềm - thường dùng Na2CO3, sau đó đi qua vùng sấy hồng ngoại là tốt nhất rồi được cuộn vào trục trong buồng cuộn ủ nóng, kín với độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát không đổi. Gắn màu trong 3-12 giờ ở nhiệt độ của hàng là 70oC còn của buồng 80-85oC, thời gian cuộn ủ nóng thay đổi phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm hoạt tính sử dụng, cường đọ màu và chất lượng hàng nhuộm. Nói chung màu nhuộm ra thường nhạt hơn màu đạt được bằng phương pháp “ cuộn ủ lạnh”. Thuốc nhuộm hoạt tính sử dụng chủ yếu là nhóm “ấm” và nhóm “nóng”.

Ngấm ép - xử lý tại Jig (Pad – Jig method)

Đến nay phương pháp công nghệ này gần như không được áp dụng phổ biến nữa vì không thuận tiện lắm. Nguyên lý nhuộm bao gộm: ngấm ép thuốc nhuộm – đánh cuộn để một thời gian - gắn màu trong dung dịch kiềm ở Jig - giặt. Sau khi ngấm ép thuốc nhuộm hoạt tính và chất trợ (các nhóm “lạnh”, “ấm” và “nóng” đều dùng được cả), và cuộn bọc kín bằng màng PE khoảng 1-2 giờ rồi đưa gắn màu trong Jig với dung dịch có muối 30-200 g/l NaCl hoặc Na2SO4 ở 60-30oC (tùy theo thuốc nhuộm hoạt tính), chạy 2-4 vòng, sau đó cho kiềm (Na2CO3 hay NaOH) và gắn màu 2-8 vòng ở nhiệt độ gắn màu thích hợp với thuốc nhuộm hoạt tính từng nhóm. Phương pháp này áp dụng cho nhuộm vải mật độ dày hoặc dệt từ sợi se là thích hợp.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận quy trình nhuộm vải có nguồn gốc cenlulozo và protein (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w