- Bỏ qua những chi tiết bên ngoài, tập trung vào điểm cốt lõi; - Hãy xem xét vấn đề thực sự;
- Nhận ra những điểm còn thiếu sót.
Nắm chắc những vấn đề cơ bản . Hãy lựa chọn một lĩnh vực hay kỹ năng các
bạn muốn đào sâu phát triển. Dành ra 5 phút để điểm lại những vấn đề cơ bản của lĩnh vực đó. Bạn hãy ghi lại mọi ý tưởng và khái niệm xuất hiện trong đầu bạn. Tiếp đó, bạn hãy dành 30 phút để suy nghĩ thật kỹ về một điểm trong danh sách bạn vừa viết ra. Hãy xem việc thành thạo các kiến thức cơ bản có thể giúp các bạn học được những kỹ năng và kiến thức cao cấp hơn như thế nào. Áp dụng bài tập này mỗi khi bạn muốn tiếp cận một kỹ năng hay vấn đề mới.
Hãy tự hỏi: “Mình đã biết những gì rồi?” . Bạn đã hiểu hay chưa hiểu thật kỹ
những kiến thức cơ bản? Hãy nghĩ về một vấn đề bạn cho rằng mình đã rất hiểu hoặc đang muốn tìm hiểu. Trên một tờ giấy trắng, bạn hãy viết ra toàn bộ những điểm chính của vấn đề đó mà không nhìn vào sách vở. Bạn có thể viết ra một dàn ý đầy đủ, rõ ràng của những vấn đề cơ bản không? Bạn có gặp khó khăn để tìm ra ví dụ minh họa cho vấn đề không? Bạn có nhìn được toàn bộ tổng quát các vấn đề không? Tiếp đó, so sánh những gì bạn đã viết với những nguồn thông tin tham khảo bên ngoài (trong sách vở, Internet, từ các chuyên gia, hay người sếp phụ trách của bạn...). Nếu phát hiện ra lỗ hổng trong kiến thức cơ bản của mình, bạn cần phải điều chỉnh ngay. Học lại những vấn đề cơ bản thật cẩn thận và có phương pháp. Hãy cố gắng hiểu kỹ những lỗ hổng kiến thức đó cũng như những vấn đề liên quan. Liên kết các kiến thức mới có này với những gì bạn đã biết. Liên tục thực hiện bài tập này mỗi khi bạn tiếp xúc với những kiến thức cao cấp hơn. (Hãy giữ lại tài liệu của những lần thực hiện bài tập này lúc trước để xem hiểu biết của bạn đã sâu tới mức nào). Mỗi lần ôn lại kiến thức cơ bản, kiến thức của bạn về vấn đề sẽ càng được nâng cao.
Chú ý giải quyết những vấn đề đơn giản . Bạn hãy nghĩ đến một vấn đề phức
tạp nào đó bạn gặp phải trong công việc hoặc trong cuộc sống. Tiếp đó, thay vì ôm đồm giải quyết hết một lúc, hãy chọn một nhánh nhỏ và giải quyết tận gốc. Chú ý tìm hiểu cũng như đưa ra giải pháp cho vấn đề đơn giản hơn này một cách thấu đáo. Cố gắng chọn vấn đề vừa đủ để bạn có thể đánh giá cả mối quan hệ cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với mục tiêu chính. Chỉ sau khi giải quyết xong, bạn mới nên dành thời gian để nghĩ đến vấn đề lớn.
Tìm ra điểm cốt lõi . Lựa chọn một vấn đề bạn muốn phân tích. Đánh giá và gạt
đi mọi chi tiết bạn cho là không quan trọng cho đến khi tìm được điểm cốt lõi. Mỗi vấn đề phức tạp có thể có một vài ý tưởng cốt lõi tùy theo cách nhìn nhận khác nhau. Các bạn không nhất thiết phải tìm ra một điểm chính duy nhất của vấn đề. Hãy xác định góc nhìn của mình và tìm ra những ý tưởng cốt lõi theo quan điểm đó. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể thực hiện bài tập này để hiểu hơn về chính mình. Bạn nghĩ gì về con người bản chất của mình? Khi đã trả lời được câu hỏi mình thực sự là ai, các bạn có tập trung tối đa để đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc sống.
Trung thực để nhìn nhận thực tế . Bài tập về nhà, các bài kiểm tra hay những
quy trình tuyển dụng công việc được xây dựng để đánh giá những gì chúng ta đã biết. Rất tiếc, dưới nhiều áp lực thành tích và xã hội, chúng ta được khuyến khích thể hiện nhiều hơn những gì chúng ta thực sự hiểu. Cho dù bạn đang làm việc hay học tập, hãy thử đóng cửa ngồi một mình trong phòng, nhìn nhận những nhiệm vụ hoặc những câu hỏi kiểm tra, và thử tự xác định những điểm bạn thực sự biết và còn chưa biết rồi viết ra giấy. Hãy thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và vạch ra chiến lược hành động để khắc phục những điểm yếu tồn tại. Nhận định và đánh giá trung thực những điểm yếu trong kiến thức của mình là bước nhảy quan trọng giúp các bạn hiểu sâu sắc vấn đề hơn.
Tư duy theo nhiều cách khác nhau để tìm ra câu trả lời tối ưu nhất . Hãy cân nhắc một vấn đề mà bạn có quan điểm khác với mọi người (và ý kiến của bạn là chính xác). Trong 1 tiếng đồng hồ, thử suy nghĩ về vấn đề theo quan điểm của bạn. Rồi trong 1 tiếng tiếp theo, hãy đánh giá vấn đề theo quan điểm đối lập một cách khách quan nhất. Đừng quá định kiến hay phủ nhận quan điểm đối lập. Các bạn không bắt buộc phải đi theo quan điểm đó. Mục tiêu của bài tập này là giúp bạn hiểu kỹ hơn về quan điểm đối lập và tác động của quan điểm này tới vấn đề đang được xem xét. Sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng từ mọi góc độ, bạn hoặc sẽ thay đổi ý kiến của mình, hoặc sẽ hiểu được tại sao những người khác lại có quan điểm đối lập như vậy.
Nhận ra cơ hội vô hình . Hãy lựa chọn một vấn đề hay nội dung bài học mà các
bạn đang quan tâm. Sử dụng tính từ và những cụm từ cụ thể để mô tả thực trạng của vấn đề đó (ví dụ như sử dụng cụm từ “Đại chiến thế giới lần thứ I” thay vì chỉ dùng từ “Đại chiến thế giới”). Tốt nhất các bạn có thể mô tả những mặt còn hạn chế hay những đặc điểm ít được chú ý tới của vấn đề. Tiếp đó, đánh giá những khía cạnh mới bạn có thể phát hiện thêm từ cách đặt vấn đề này. Bài tập này giống như trò chơi tìm từ vậy. Sử dụng các mô tả này để khám phá những khía cạnh mới của chủ đề. Bài tập này giúp bạn tìm ra những cách tiếp cận, tư duy mới cho vấn đề.
Lửa