Hệ thống bôi trơn, làm mát

Một phần của tài liệu Đồ án môn học tính toán thiết kế động cơ đốt trong x74 0413 (Trang 52)

2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ CHỌN THAM KHẢO–1TR-FE

2.2.3.Hệ thống bôi trơn, làm mát

2.2.3.1. Hệ thống bôi trơn

Hình 2-8. Sơ đồ hệ thống bôi trơn.

Hệ thống bôi trơn của động cơ 1TR- FE kiểu cưỡng bức dùng để đưa dầu bôi trơn và làm mát các bề mặt ma sát của các chi tiết chuyển động của động cơ.

Hệ thống bôi trơn gồm: Bơm dầu, bầu lọc dầu, cácte dầu, các đường ống... dầu sẽ từ cácte được hút bằng bơm dầu, qua lọc dầu, vào các đường dầu dọc thân máy vào trục khuỷu, lên trục cam, từ trục khuỷu vào các bạc biên, theo các lỗ phun lên thành xylanh, từ trục cam vào các bạc trục cam, rồi theo các đường dẫn dầu tự chảy về cácte.

2.2.3.1. Hệ thống làm mát

Ở động cơ 1TR-FE hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức được sử dụng. Khi động cơ nóng lên, hệ thống làm mát sẽ truyền nhiệt ra không khí chung quanh để làm mát động cơ. Ngược lại, khi động cơ còn lạnh, hệ thống làm mát giúp động cơ dễ nóng lên. Bằng cách đó, hệ thống làm mát giúp cho duy trì nhiệt độ động cơ thích hợp.

Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, nhiệt độ van hằng nhiệt mở là 800C, dung tích bình 7,8lít. Van hằng nhiệt có van đi tắt được đặt ở phía đầu ra của két nước.

Hình 2-9 Hệ thống làm mát động cơ 1TR-FE

1: Két nước; 2:Van hằng nhiệt; 3: Đường nước đến cổ họng gió; 4: Đường nước về

Hình 2-10 Sơ đồ hệ thống làm mát 1TR-FE

1-Bánh đà; 2-Đường phân phối nước; 3-Thân máy; 4-Nắp máy; 5-Ống dẫn nước nóng về két; 6-Ống dẫn bọt khí; 7-Ống chuyền; 8-Ống dẫn; 9-Nắp két nước; 10-Két nước; 11-Quạt gió; 12-Puly quạt; 13-Khớp chất lỏng; 14-Puly trục khuỷu; 15-Ống nhánh từ bộ tản nhiệt; 16-Van hàng nhiệt; 17-Ống nhánh nối với bơm; 18-Bơm nước; 19-Catte.

2.2.4. Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu động cơ 1TR-FE đóng vai trò rất quan trọng, nó không đơn thuần là hệ thống phun nhiên liệu, nhưng nó hợp thành một hệ thống đó là hệ thống điều khiển điện tử (ECU), hệ thống đánh lửa điện tử, điều khiển tốc độ động cơ, tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, kim phun hoạt động như các kim phun của các xe đời mới. Khả năng điều khiển tốt, công suất động cơ tăng, giảm tiêu hao nhiên liệu.

Lượng không khí nạp được lọc sạch khi đi qua lọc không khí và được đo bởi cảm biến lưu lượng không khí. Tỷ lệ hoà trộn được ECU tính toán và hoà trộn theo tỷ lệ phù hợp nhất. Có cảm biến ôxy ở đường ống xả để cảm nhận lượng ôxy dư, điều khiển lượng phun nhiên liệu vào tốt hơn.

20 ECU 18 5 6 7 8 19 2 1 3 4 21 11 10 9 12 16 17 14 13 15 22

Hình 2-11 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ 1TR-FE

1: Bình Xăng; 2: Bơm xăng điện; 3: Cụm ống của đồng hồ đo xăng và bơm; 4: Lọc Xăng; 5: Bộ lọc than hoạt tính; 6: Lọc không khí; 7: Cảm biến lưu lượng khí nạp; 8: Van điện từ; 9: Môtơ bước; 10: Bướm ga; 11: Cảm biến vị trí bướm ga;12: Ống góp nạp; 13: Cảm biến vị trí bàn đạp ga; 14: Bộ ổn định áp suất; 15: Cảm biến vị trí trục cam; 16: Bộ giảm chấn áp suất nhiên liệu; 17: Ống phân phối nhiên liệu; 18: Vòi phun; 19: Cảm biến kích nổ; 20: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát; 21: Cảm biến vị trí trục khuỷu; 22: Cảm biến ôxy.

Nhiên liệu được hút từ bình nhiên liệu bằng bơm và đưa qua lọc nhiên liệu đến bộ giảm rung có tác dụng hấp thụ các dao động nhỏ của áp suất nhiên liệu do sự phun

nhiên liệu gây ra, sau đó qua ống phân phối rồi đến các vòi phun, cuối ống phân phối có bộ ổn định áp suất nhằm điều khiển áp suất của đường nhiên liệu (phía có áp suất cao). Nhiên liệu thừa được đưa trở lại bình xăng qua ống hồi … Các vòi phun sẽ phun nhiên liệu vào đường ống nạp tùy theo các tín hiệu phun được ECU tính toán.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học tính toán thiết kế động cơ đốt trong x74 0413 (Trang 52)