Cơ cấu phân phối khí

Một phần của tài liệu Đồ án môn học tính toán thiết kế động cơ đốt trong x74 0413 (Trang 51)

2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ CHỌN THAM KHẢO–1TR-FE

2.2.2. Cơ cấu phân phối khí

Cơ cấu phân phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí: Thải sạch khí thải khỏi xilanh và nạp đầy không khí mới vào xilanh để động cơ làm việc được liên tục.

Thông thường thời điểm phối khí được cố định nhưng ở động cơ 1TR – FE sử dụng hệ thống thay đổi thời điểm phối khí thông minh (VVT-i), hệ thống này sử dụng áp suất dầu thủy lực để xoay trục cam nạp và làm thay đổi thời điểm phối khí. Điều này làm tăng công suất động cơ, cải thiện tính kinh tế nhiên liệu và làm giảm khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Cơ cấu phối khí bao gồm: cò mổ loại con lăn, cơ cấu điều chỉnh khe hở xu páp thủy lực và hệ thống VVT-i, trục cam kép DOHC 16 xupap dẫn động bằng xích.

+ Cò mổ: Cò mổ loại con lăn dùng 1 vòng bi kim giúp giảm ma sát, do đó cải thiện được tính kinh tế nhiên liệu.

Hình 2-6 Kết cấu cò mổ 1: Ổ bi kim; 2: Cò mổ

+ Cơ cấu điều chỉnh khe hở thủy lực: Duy trì khe hở xupáp luôn bằng “0” nhờ áp lực của dầu và lực lò xo.

Hình 2-7 Kết cấu con đội thủy lực

1: Piston đẩy; 2: Buồng áp suất thấp; 3: Đường dầu; 4: Lò xo; 5: Buồng dầu áp suất cao; 6: Lò xo van bi; 7: Van bi

– Cam quay sẽ nén bộ piston đẩy và dầu trong buồng áp suất cao.

– Khi đó cò mổ sẽ ép tới xu páp bằng cách dùng bộ điều chỉnh khe hở thủy lực làm điểm tựa.

– Lò xo đẩy piston đẩy đi lên, van 1 chiều sẽ mở ra và dầu sẽ điền đầy vào từ buồng áp suất thấp.

– Do piston được đẩy lên, và khe hở xu páp sẽ được duy trì không đổi bằng không.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học tính toán thiết kế động cơ đốt trong x74 0413 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w