5. Cơ cấu của đề tài
1.2.2. Cách thức, phạm vi điều chỉnh nhân quyền trong Hiến pháp
o Cách thức điều chỉnh nhân quyền trong Hiến pháp
Trên thế giới, có ba cách quy định về quyền con ngƣời trong hiến pháp đƣợc trình bày dƣới đây:
Cách thứ nhất là, nhân quyền đƣợc quy định trong một văn bản riêng gọi là bản Tuyên ngôn nhân quyền của các nhà nƣớc tƣ bản phát triển, nhƣ Luật về các quyền năm 1689 của Anh và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp. Mặc dù không đƣợc nằm trong nội dung chính của bản văn Hiến pháp, nhƣng đều đƣợc thừa nhận là một phần của nội dung Hiến pháp. Luật về các quyền năm 1689 của Anh (the Bill of Rights) là một nguồn quan trọng của Hiến pháp bất thành văn của nƣớc Anh. Lời mở đầu của Hiến pháp 1958 đang hiện hành của cộng hòa Pháp, trịnh trọng tuyên bố: “Nhân
dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1789”. Điều đó có nghĩa bản tuyên ngôn này nhƣ là một nội dung chính của Hiến pháp.
Cách thứ hai là, nhân quyền đƣợc quy định thành chƣơng điều trong nội dung của Hiến pháp. Ví dụ nhƣ Chƣơng V của Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hoặc Chƣơng II của Hiến pháp Nga quy định về các quyền và tự do của con ngƣời và công dân
Cách thứ ba là, nhân quyền không đƣợc quy định thành bản Tuyên ngôn riêng rẽ, mà cũng không nằm trong nội dung chính của Hiến pháp, mà nằm trong bản phụ trƣơng của Hiến pháp, nhƣ 10 tu chính án của Hoa Kỳ. Bản đƣợc thông qua năm 1787 là bản chính văn, và bản gồm 10 tu chính án đƣợc thông qua năm 1789 là bản phụ văn, và đƣợc gọi chung là Hiến pháp Hoa Kỳ đƣợc tất cả các tiểu bang thông qua vào năm 1791.
Nhƣng dù quy định theo cách thức nào thì nhân quyền vẫn là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu đƣợc trong bản văn Hiến pháp đƣợc ban hành bởi các quốc gia trên thế giới ngày nay. Những nội dung cơ bản của quyền con ngƣời, nhƣ là những quyền tự do chính trị nhƣ những quyền bầu cử, ứng cử,…, quyền tự do cá nhân nhƣ ngôn luận, tín ngƣỡng, cƣ trú, các quyền về bất khả xâm phạm nơi cƣ trú, bất khả xâm phạm thân thể, quyền không bị bắt giam, khám xét một cách vô lý và không tuân theo những thủ tục đã đƣợc quy định trƣớc của pháp luật…, bằng một trong các cách thức quy định vừa nêu ở trên, có thể đƣợc thể hiện trong bản chính văn hoặc phụ văn của Hiến pháp.
o Phạm vi điều chỉnh nhân quyền trong Hiến pháp
Theo các cách thức điều chỉnh nhƣ vừa trình bày ở trên, có thể thấy rằng không phải tất cả các bản Hiến pháp cũng đều điều chỉnh toàn bộ các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời, có thể là bản chính văn Hiến pháp, cũng
có thể là bản phụ văn – các Tu chính án. Do đó, căn cứ theo phạm vi điều chỉnh nhân quyền, Hiến pháp có thể đƣợc chia thành hai loại, Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh nhân quyền hẹp và Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh nhân quyền rộng.
Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh hẹp thƣờng chứa đựng rất ít các quy định về quyền con ngƣời hoặc chỉ hạn chế trong phạm vi các quyền cơ bản của con ngƣời, không có những điều khoản về các quyền con ngƣời trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Khuôn mẫu đặc trƣng của loại Hiến pháp này là Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 và 27 Tu chính án có hiệu lực pháp lý cho đến ngày nay; hoặc Hiến pháp của Vƣơng quốc Na Uy đƣợc thông qua năm 1814 hoặc hiến pháp không thành văn của Liên hiệp Vƣơng quốc Anh…
Trong khi đó, Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh nhân quyền rộng thƣờng là những hiến pháp đƣợc ra đời từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ I và đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, điển hình nhƣ Hiến pháp của Đức, Mexico, Áo, Pháp… Phạm vi điều chỉnh nhân quyền trong loại Hiến pháp này đƣợc mở rộng, từ các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời nhƣ các quyền chính trị, dân sự cho đến các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến pháp loại này ghi nhận nhiều quyền tiến bộ do nhân loại đấu tranh và giành đƣợc.
Tuy phân chia thành hai loại nhƣ vậy nhƣng không đồng nghĩa rằng Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh hẹp sẽ hạn chế nhân quyền trong phạm vi các quyền cơ bản của con ngƣời. Các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của con ngƣời vẫn đƣợc ghi nhận và bảo đảm thực hiện bởi vì bên cạnh Hiến pháp, còn tồn tại nhiều văn bản pháp luật khác điều chỉnh quyền con ngƣời ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo quan điểm của các chuyên gia luật hiến pháp Mỹ, thì hiến pháp càng quy định ít các quyền cơ bản của công dân, nhất là trong lĩnh
vực quyền kinh tế bao nhiêu, thì càng tốt bấy nhiêu, càng có điều kiện làm cho hiến pháp có hiệu lực tối cao bấy nhiêu [10].
Do đó, sự khác biệt trong phạm vi điều chỉnh hẹp – rộng về nhân quyền chẳng qua là do quan niệm về sứ mệnh của Hiến pháp ở mỗi thời kỳ là yếu tố quyết định phạm vi đối tƣợng điều chỉnh của nó [13]. Trong thực tế, dù tại quốc gia có Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh nhân quyền hẹp hay rộng thì quyền con ngƣời đƣợc thừa nhận ngày càng đầy đủ, toàn diện hơn và các chế định bảo đảm thực thi và bảo vệ các quyền con ngƣời này càng đƣợc quy định chặt chẽ, hiệu quả hơn.
CHƢƠNG 2
HIẾN PHÁP MỘT SỐ QUỐC GIA VỚI VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN 2.1. Hiến pháp Hoa Kỳ
Nói tới Hiến Pháp Hoa Kỳ, phải thấy đó là luật của quốc gia. Hiến pháp ấn định thể thức tổ chức chính quyền, ấn định các quyền và sự tự do cho công dân. Hiến pháp cũng nêu rõ các mục đích của chính quyền, các phƣơng cách và đƣờng lối thực hiện để đạt đến mục đích, do Hiến pháp đề ra. Sau hơn hai trăm năm từ ngày soạn thảo, Hiến Pháp Hoa Kỳ vẫn nguyên vẹn tinh ròng, có chăng là thêm bớt số tu chính án.
Đây là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới đƣợc soạn thảo ngày 17 tháng 9 năm 1787 dựa trên tƣ tƣởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tƣ pháp (tòa án) do Montesquieu, một triết gia ngƣời Pháp đề xƣớng. Tới năm 1787 hội nghị quốc gia tổ chức tại Philadelphia với mục đích xét duyệt Hiến Chƣơng. Để Hiến pháp này trở thành luật thì cần sự phê chuẩn của chín Tiểu Bang, chỉ vài tháng sau các cuộc hội nghị tại mƣời ba tiểu bang đầu tiên, bản văn Hiến pháp này đã đƣợc ký kết và phê chuẩn. Tiểu bang Delaware là tiểu bang đầu tiên phê chuẩn vào ngày 7 tháng 12 năm 1787. Và tiểu bang New Hamshire là tiểu bang thứ chín phê chuẩn đã làm cho bản Hiến pháp trở nên có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6 năm 1788.
Bởi những nhà lập hiến đều là những nhân tài ƣu tú bao gồm nhiều ngƣời nhƣ George Washington, James Madison, Alexander Hamilton, và Benjamin Franklin…, đại diện của mƣời ba tiểu bang đến Philadelphia dự họp với một tinh thần bình đẳng, một điều mà nhiều nƣớc khác chƣa thực hiện đƣợc, đã làm nên một bản Hiến Pháp Hoa Kỳ thành công. Thủ tƣớng Vƣơng quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả bản Hiến pháp
này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người".
Ngay sau khi hội nghị tại Philadelphia tạm dừng, Jame Madison gửi bản sao Hiến pháp mới của Hoa Kỳ cho ngƣời bạn và là cố vấn, Thomas Jefferson, sau đó là Đại sứ của Hoa Kỳ tại Pháp. Jefferson trả lời: Nói chung ông thích văn kiện này, nhƣng thấy rằng nó có một thiếu sót lớn, vì nó thiếu một đạo luật về quyền con ngƣời. Ông giải thích rằng: “Việc liệt kê các quyền này là điều mà người dân có quyền đòi hỏi bất cứ một chính phủ nào trên thế giới”.
Bình luận của Jefferson không làm ngạc nhiên nhiều ngƣời tham gia soạn thảo Hiến pháp. Trong tâm trí của những ngƣời soạn thảo, họ luôn luôn cho rằng, toàn văn kiện đó đã hàm chứa một đạo luật về quyền con ngƣời, vì nó hạn chế một cách nghiêm ngặt quyền hạn của chính phủ mới. Ví dụ, không cần có bất kỳ một đảm bảo rằng, Quốc hội sẽ không cho xây dựng nhà thờ, vì Quốc hội không đƣợc trao quyền để làm việc đó.
Nhƣng Thomas Jefferson, kiến trúc sƣ chính của bản Tuyên ngôn độc lập lại không tin tƣởng nhƣ vậy. Ông đã nghĩ rằng, trong quá khứ, chính phủ quá thƣờng xuyên can thiệp vào những lĩnh vực mà họ không có quyền hành động. Đừng vội tin vào những hạn chế bề ngoài, Thomas Jefferson hối thúc, hãy làm rõ những quyền của ngƣời dân để không có một chính phủ nào có quyền động chạm đến.
Sự lo lắng của Jefferson là có cơ sở khi nhiều ngƣời cho rằng Hiến pháp không bảo đảm đủ quyền cá nhân, không bảo vệ sự tự do cá nhân hay ngăn ngừa những điều bất công do chính quyền quốc gia tạo ra. Sự chống đối mạnh mẽ có tổ chức chống lại Hiến pháp đã đƣợc hình thành ở nhiều tiểu bang. Các tác giả soạn thảo Hiến pháp đã không thể chắc chắn rằng Hiến pháp đƣợc chấp nhận rộng rãi cho đến khi những bang quan trọng là New York và
Virginia phê chuẩn nó. Tuy Hiến Pháp Hoa Kỳ chứa đựng sự bảo đảm cá nhân nhƣng dù sao cũng đã có nhiều tiểu bang từ chối và không thông qua bản văn kiện này vì không có một đạo luật đặc biệt về nhân quyền.
Những ngƣời theo chủ nghĩa Liên bang có lẽ chẳng bao giờ có đƣợc sự phê chuẩn ở một số bang quan trọng nếu nhƣ họ không cam kết bổ sung các biện pháp bảo vệ và bảo đảm quyền tự do cá nhân vào Hiến pháp Liên bang. Hầu hết hiến pháp các tiểu bang đƣợc thông qua trong thời kỳ Cách mạng đều có một tuyên bố rõ ràng về quyền của tất cả ngƣời dân. Hầu hết ngƣời Mỹ tin rằng không hiến pháp nào có thể coi là hoàn chỉnh nếu không có một tuyên bố nhƣ thế.
George Mason của bang Virginia chịu trách nhiệm soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền đầu tiên và nổi tiếng nhất của Mỹ, với tên gọi là Tuyên ngôn các Quyền Công dân bang Virginia năm 1776. Ông này và Patrick Henry có thể đã ngăn cản việc phê chuẩn Hiến pháp ở Virginia nếu nhƣ những ngƣời theo chủ nghĩa Liên bang không đồng ý với những yêu cầu sửa đổi của họ. Việc đòi hỏi phải có một tuyên ngôn nhân quyền là vũ khí mạnh mẽ nhất của những ngƣời chống chế độ Liên bang. Patrick Henry là một trong những ngƣời chỉ trích bản Hiến pháp kịch liệt nhất khi liệt kê những điểm không rõ ràng và việc thiếu vắng những công cụ bảo vệ cần thiết chống lại sự chuyên chế của chính quyền.
Trong Hội nghị phê chuẩn của Virginia, Patrick Henry nhạo báng chủ trƣơng cân bằng và đối trọng của những ngƣời theo chủ nghĩa Liên bang rằng "Những trò cân bằng và đối trọng giả tạo và hào nhoáng kia, cái trò bước đi trên dây đầy mạo hiểm, những vụ huyên náo ầm ĩ, những toan tính kỳ quặc về kiểm soát và đối trọng đó để làm gì?", nó không có thể thay thế đƣợc cho một bản ghi nhận quyền con ngƣời trong Hiến pháp. Phe chống liên bang đòi hỏi một bản Hiến pháp cô đọng hơn, chắc chắn hơn, đầy đủ hơn và có thể nêu bật
đƣợc quyền con ngƣời của dân chúng và những giới hạn quyền lực của chính quyền.
Chính khách Richard Henry Lee cũng thất vọng về sự thiếu vắng những điều khoản bảo vệ "những quyền thiết yếu của con người mà không có tự do thì không thể tồn tại". Richard Henry Lee tranh cãi rằng việc chuyển một chính quyền cũ thành chính quyền mới mà thiếu một tuyên ngôn nhân quyền nhƣ vậy thì chỉ là việc "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa". Dù rất nhiều chính khách đƣơng thời cũng cho rằng những quyền cơ bản của con ngƣời cần phải đƣợc bảo đảm trong Hiến pháp, thì ngƣợc lại, Wilson và Madison, những lãnh tụ phe Liên bang lại khăng khăng giữ quan điểm rằng một tuyên ngôn nhân quyền là không cần thiết, vì mọi quyền lực không đƣợc trao cho chính quyền đều thuộc về dân chúng.
Nhƣng cho đến mùa thu năm 1788, James Madison bắt đầu tin rằng Tuyên ngôn Nhân quyền không chỉ cần thiết để có Hiến pháp đƣợc thông qua mà sẽ có nhiều tác dụng tốt khác. Ngày 17 tháng Mƣời, ông cho rằng "những châm ngôn cơ bản về chính quyền tự do là một nền tảng tốt để khơi dậy ý thức của cộng đồng" chống lại sự đàn áp tiềm tàng và sẽ "cân bằng được những nhu cầu lợi ích và tình cảm của dân chúng".
Sự ủng hộ của James Madison đối với một tuyên ngôn nhân quyền trong Hiến pháp chính là điều cực kỳ quan trọng. Tại cuộc họp đầu tiên, James Madison đã lãnh đạo Quốc hội mới đề xuất các tu chính án bổ sung sửa đổi. Ông đã vận động soạn thảo và đƣa ra đề xuất mƣời lăm tu chính án bổ sung sửa đổi, và Quốc hội đã chấp nhận mƣời hai tu chính án trong số đó để chuyển cho cơ quan lập pháp các bang phê chuẩn theo quy trình sửa đổi đƣợc đề ra trong Điều 5 của Hiến pháp. Đến ngày 15/12/1791, các cơ quan lập pháp cần thiết ở ba phần tƣ số bang đã phê chuẩn mƣời tu chính án bổ sung sửa đổi. Mƣời tu chính án này đƣợc gọi là “Tuyên ngôn nhân quyền”.
Các tu chính án này có tác dụng hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang, giới hạn khả năng xâm phạm của chính phủ đối với các quyền và tự do của từng cá nhân, những ngƣời sinh sống và khách trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Thẩm phán Robert H. Jackson đã viết:
Mục đích của Tuyên ngôn nhân quyền là rút bớt một số chủ đề nhất định ra khỏi cuộc tranh cãi chính trị, đặt chúng ra ngoài những đòi hỏi của các nhóm ngƣời và quan chức nhà nƣớc và coi chúng là những nguyên tắc pháp lý do tòa án áp dụng. Quyền của con ngƣời đƣợc sống, tự do, sở hữu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngƣỡng và hội họp, và các quyền cơ bản khác không thể là kết quả của việc bỏ phiếu, chúng không phụ thuộc vào bất kỳ cuộc bầu cử nào.
Các quyền đƣợc liệt kê và đảm bảo trong các tu chính án này bao gồm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và tôn giáo. Đây là những quyền bất khả xâm phạm. Hoặc các quyền tự do cá nhân khác nhƣ quyền tự do kiến nghị, các quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý, hình phạt tàn bạo và bất bình thƣờng, và tự buộc tội do bị ép buộc… Không phụ thuộc vào sự thay đổi chính quyền theo từng nhiệm kỳ, các quyền này tồn tại một cách độc lập, không bị hủy bỏ một cách tùy tiện bởi một đạo luật hay một quyết định nào đó của Chính phủ.
Xuyên suốt toàn bộ quá trình tranh đấu kịch liệt giữa những ngƣời theo chủ nghĩa liên bang với những ngƣời chống chế độ Liên bang, có thể thấy, Tuyên ngôn nhân quyền là một thỏa hiệp quan trọng làm hài lòng và thỏa mãn đƣợc những điều kiện của hai phe. Điều này chứng minh một nhận định không thể chối cãi, đó là, mặc dù không đƣợc quy định thành một bản tuyên ngôn riêng rẽ, cũng không nằm trong nội dung chính của Hiến pháp, mà đƣợc quy định trong mƣời tu chính án nhƣng quyền con ngƣời và sự đảm bảo nhân quyền trong thực tế vẫn là đối tƣợng điều chỉnh căn bản, là một trong những
nội dung quan trọng, không thể thiếu đƣợc trong bản văn Hiến pháp, là mục tiêu hƣớng tới của các phe phái chính trị cho dù còn tồn tại những sự bất đồng