THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN DỪA

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA LÙN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE (Trang 33)

Việc thu hoạch từ trước đến giờ chỉ đơn thuần là dùng sào giật từng trái hoặc leo hái. Tuy nhiên phương pháp này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng trái, nhất là trái được làm giống, việc bảo quản cũng ít được chú trọng. Chủ yếu là chất đóng trước nhà.

Ngày 25/10/2008, Hội đồng khoa học và công nghệ (KH&CN) chuyên nghành tỉnh Bến Tre đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Hoàn thiện công nghệ bảo quản trái dừa tươi uống nước phục vụ xuất khẩu”. Đề tài do thạc sĩ Trần Thị Yên Thảo và nhóm tác giả của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu thuộc bộ Công Thương thực hiện. Từ những nghiên cứu thí nghiệm, nhóm tác giả đã đưa ra quy trình công nghệ bảo quản trái dừa tươi hiệu quả nhất. Thời gian thu hoạch trái dừa tươi được xác định và thời điểm 8 tháng tuổi là tốt nhất cho công nghệ bảo quản. Trái dừa sau khi thu hoạch được xử lí bề mặt, sau đó xử lí bằng hóa chất. Đối với dừa gọt vỏ, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các hợp chất Sulfit và Meta bisulfit natri, meta bisulfit kali và bislfit natri. Đối với trái dừa còn nguyên vỏ chất bảo quản phù hợp là Hydroxit canxi (1%) và benzoat natri (0,5%).

Màng co POF thích hợp cho việc bảo quản gọt là 1 - 40C, đối với dừa nguyên vỏ là 80C sẽ bảo quản với thời gian là 6 tuần. Nhóm tá giả đã tính lợi nhuận từ dừa tươi xuất khẩu sẽ tăng cao hơn 14 lần so với dừa tiêu thụ ở nội địa.

34

Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN ĐIỀU TRA 1. PHƢƠNG TIỆN

Phương tiện điều tra bao gồm: phiếu điều tra, bút mực, xe máy.

Địa điểm điều tra: tại xã Phú An Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Phần mềm: Microsoft Word và Microsoft Excel.

2. PHƢƠNG PHÁP

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trao đổi trực tiếp với hộ nông dân.

Lập phiếu điều tra: phiếu điều tra được lập xong sau hai lần họp nhóm và nhờ thầy góp ý chỉnh sữa.

Ngày điều tra: 26/02/2014.

Nội dung điều tra: dựa vào phiếu điều tra đã lập sẵn trước đó.

Cách viết bài: nhóm tiến hành họp nhóm và phân công tìm tài liệu cho từng thành viên. Sau đó, tổng hợp các phần tài liệu riêng lẻ thành một bài. Tiếp theo, tiến hành họp nhóm để tự bắt lỗi và tự sửa lỗi để thành một bài lược khảo tài liệu hoàn chỉnh; xử lý số liệu điều tra, thảo luận và viết bài.

Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. ĐẶC ĐIỂM VƢỜN

1.1. Diện tích

Theo kết quả điều tra cho thấy, diện tích vườn của các hộ trồng cây dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre biến động từ 1000 m2 đến 10000 m2. Diện tích nhỏ nhất là 1000 m2 và lớn nhất là 10000 m2.

Bảng 3.1. Bảng tỷ lệ diện tích canh tác dừa lùn của các hộ dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014). Diện tích (m2) Số hộ Tỷ lệ (%) <3000 4 40 3000 - 6000 5 50 >6000 1 10 Tổng cộng 10 100 Trung Bình 3950 ± 2722,85

Qua kết quả điều tra cũng như quan sát thực tế tại địa phương có thể nhận thấy rằng, diện tích vườn của các nông hộ nơi đây còn khá nhỏ lẻ và không tập trung làm ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào áp dụng trong vườn dừa lùn.

1.2. Tuổi cây

Qua kết quả điều tra cho thấy, tuổi vườn dừa lùn thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 11 năm, trung bình 7,5 ± 2,5 năm. Tất cả các vườn điều đang trong thời kỳ cho trái.

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tuổi (năm) vƣờn dừa lùn của các hộ dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014).

20%

70% 10%

Dưới 5 năm tuổi Từ 5 - 10 năm tuổi Trên 10 năm tuổi

36

1.3. Đất, hệ thống đê bao và cống bọng

Qua kết quả điều tra cho thấy, có 60% vườn dừa lùn nằm trên nền đất phù sa, 40% còn lại là nằm trên nền đất phèn nhẹ. Nên việc xử lý đất liếp trước khi trồng dừa là cần thiết, đặc biệt là đối với các vườn trên nền đất phèn.

Tất cả các vườn dừa lùn được điều tra đều nằm trong khu vực đê bao chung nên không phải lo việc ngập úng vào mùa lũ cũng như thiếu nước tưới và mùa khô. Bên cạnh đó, do hầu hết các vườn dừa lùn đều có diện tích nhỏ nên việc đặt cống bọng khá đơn giản, có 90% vườn chỉ đặt 1 ống bọng cho toàn bộ vườn, 10% vườn đặt 2 ống bọng do có diện tích khá lớn (10000 m2).

2. KỸ THUẬT CANH TÁC

2.1. Hệ thống mƣơng, liếp và mô, hố 2.1.1. Mƣơng

Qua kết quả điều tra cho thấy, chiều rộng mương vườn trồng dừa lùn ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre dao động từ 5 – 7 m, trung bình là 6 ± 0,67 m. Trong đó, số vườn có chiều rộng mương 6 m chiếm tỷ lệ cao nhất với 60%.

Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ chiều rộng mƣơng vƣờn của các hộ trồng dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014). Chiều rộng mƣơng (m) Số hộ Tỷ lệ (%) 5 2 20 6 6 60 7 2 20 Tổng cộng 10 100 Trung Bình 6 ± 0,67 2.1.2. Liếp

Qua kết quả điều tra cho thấy, chiều rộng liếp trồng dừa lùn ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre dao động từ 8 – 10 m, trung bình là 9,1 ± 0,57 m. Trong đó, số vườn có chiều rộng mương 9 m chiếm tỷ lệ cao nhất với 70%.

Bảng 3.3. Bảng tỷ lệ chiều rộng liếp của các hộ trồng dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014). Chiều rộng liếp (m) Số hộ Tỷ lệ (%) 8 1 10 9 7 70 10 2 20 Tổng cộng 10 100 Trung Bình 9,1 ± 0,57

Tư hai kết quả trên (mương và liếp), ta có thể thấy kỹ thuật đào mương lên liếp (100% theo kiểu cuốn chiếu) của các nhà vườn trồng dừa lùn ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre khá tốt. Kích thước mương liếp phần lớn phù hợp với khuyến cáo của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre (2009), dao động của chiều rộng mương là 6 – 7 m và của liếp là 9 – 10 m.

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nông dân xử lý đất liếp trƣớc khi trồng dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014).

Theo kết quả điều tra cho thấy, có 30% nhà vườn trồng dừa lùn không xử lý đất liếp trước khi trồng cây con, 70% còn lại thì có xử lý đất liếp trước khi trồng cây con.

70% 30%

có xử lý không xử lý

38

Bảng 3.4. Bảng phƣơng pháp xử lý đất liếp và tỷ lệ các hộ trồng dừa lùn xử lý đất liếp trƣớc khi trồng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014).

Phƣơng pháp xử lý Số hộ Tỷ lệ (%) Không xử lý 3 30 Xử lý bằng vôi 1 10 Xử lý bằng phân lân 3 30 Xử lý bằng phơi nắng 3 30 2.1.3. Mô hố

Qua kết quả điều tra cho thấy, có 60% hộ nông dân thực hiện đắp mô với kích thước cao x rộng là 60 – 70 cm x 90 – 100 cm bằng đất mặt liếp hay đất mặt ruộng; 40% hộ còn lại thì thực hiện đào hố với kích thước sâu x rộng là 40 – 50 cm x 50 – 100 cm.

2.2. Kỹ thuật canh tác2.2.1. Bón lót 2.2.1. Bón lót

Qua kết quả điều tra cho thấy, có 50% các hộ được điều tra có thực hiện bón lót trước khi trồng cây con với các loại phân như: lân (0,15 - 0,5 kg/cây), mụn sơ dừa (5 – 10 kg/cây), phân chuồng (1,5 – 5 kg/cây), DAP (0,05 – 0,1 kg/cây).

2.2.2. Chuẩn bị cây con

Theo kết quả điều tra, có 40% hộ trồng dừa lùn mua cây dừa con từ các trại giống có uy tín về trồng với các tiêu chí: lá cây dừa con phải xanh điều, không sâu bệnh và phải có độ đồng đều giữa các cây với nhau, 60% hộ còn lại thì tự ươm cây để trồng.

 Chọn vườn, chọn cây và chọn trái giống: các nhà vườn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chọn giống dừa lùn với tiêu chí là vườn có năng suất cao trong 2 – 3 năm liên tiếp; cây cho trái giống phải khoẻ, không sâu bệnh và cho nhiều trái; trái lấy làm giống phải tròn đều, không quá lớn hay quá nhỏ và không quá già (trái vừa chuyển sang màu nâu vàng hay đỏ đều trái).

 Cách xử lý và ươm trái: theo kết quả điều tra thì có 20% hộ xử lý trái bằng cách vạt một phần đầu trái dừa, sau đó, đem vào nơi thoáng mát và tưới nước thường xuyên cho tới khi trái dừa lên mộng. Trong khi đó, 40% hộ khác thì ngâm dừa dưới nước khoảng 1 – 4 tuần, sau đó, đem đi ươm như trên. Khi cây con được 7 – 9 tháng tuổi thì có thể đem trồng ra vườn.

2.2.3. Khoảng cách trồng

Theo kết quả điều tra ta có thể thấy, khoảng cách trồng dừa lùn của các hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre trung bình là 6,5 ± 1,9 x 6 ± 0,8 m. Khoảng cách trồng

này khá phù hợp với khuyến cáo là 6,5 – 7 x 6,5 – 7 m (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2004) và với điều kiện thổ nhưỡng tại đây.

2.2.4. Cây trồng xen

Qua kết quả điều tra cho thấy, có 60% hộ chỉ chuyên canh cây dừa lùn; 40% hộ thì trồng đa canh với các loại cây khác như: chuối, mít, ca cao, bưởi. Việc trồng xen thêm một loại cây khác trong vườn dừa giúp người dân tận dụng tối đa diện tích đất trồng.

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mô hình canh tác của các hộ trồng dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014).

2.2.5. Chăm sóc

 Tưới nước: hầu hết các hộ nông dân trồng dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre tưới nước cho cây dừa dựa vào tình hình thời tiết tại địa phương. Vì thế, có sự khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa, cũng như là theo nhu cầu cần cung cấp nước của cây dừa vào từng giai đoạn phát triển (cây con và trưởng thành). Nhưng nhìn chung, ở giai đoạn cây con thì trung bình các hộ nông dân tưới 3 – 4 lần/tuần; giai đoạn cây trưởng thành thì chỉ còn 1 – 2 lần/tuần.

 Bón phân: nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bón phân cho cây dừa lùn với ba lần bón trong năm. Tuy nhiên, lượng phân sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế của cây dừa.

60%

40% chuyên canh

40

Bảng 3.5. Liều lƣợng phân hóa học trung bình đƣợc các hộ nông dân sử dụng cho cây dừa lùn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2014).

Năm tuổi Lƣợng phân bón (g/cây/năm) N P2O5 K2O 1 87,26 ± 88,20 65,34 ± 66,28 23,13 ± 30,68 2 89,85 ± 85,26 79,40 ± 61,06 28,50 ± 32,18 3 77,65 ± 87,10 63,40 ± 64,21 25,65 ± 27,48 Cho trái 451,24 ± 283,00 442,20 ± 258,49 332,10 ± 284,18

Từ kết quả điều tra ta có thể thấy, lượng phân hoá học được các hộ nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bón cho cây dừa lùn không phù hợp với khuyến cáo của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre (2009), cụ thể như sau:

 Trong năm thứ nhất: lượng P2O5 được các hộ nông dân sử dụng hợp lý; lượng N thì vượt quá lượng khuyến cáo 1,26 lần; lượng K2O thì thấp hơn lượng khuyến cáo 7,78 lần.

 Trong năm thứ hai: lượng N được các hộ nông dân sử dụng hợp lý; lượng P2O5 thì được các hộ nông dân sử dụng quá nhiều trong khi đó thì không cần thiết bón vào năm này; lượng K2O thì thấp hơn khuyến cáo 8,42 lần.

 Trong năm thứ ba: lượng N lại thấp hơn khuyến cáo 1,78 lần; lượng P2O5 thì thấp hơn khuyến cáo 2,01 lần; lượng K2O cũng thấp hơn khuyến cáo 11,70 lần.

 Khi cây cho trái: lượng N cao hơn khuyến cáo 1,23 lần; lượng P2O5 cũng cao hơn khuyến cáo 2,76 lần; lượng K2O thì lại thấp hơn khuyến cáo 1,45 lần.

2.2.6. Phân bón cây trồng xen

Đối với cây trồng xen các nông hộ chưa thực sự quan tâm và đầu tư nhiều, chủ yếu tập trung vào chuyên canh cây dừa. Nên cây trồng xen nhận dinh dưỡng từ nguồn phân bón cho dừa

2.2.7. Quản lý cỏ

Theo kết quả điều tra, có 40% hộ nông dân để cỏ trong vườn dừa vào mùa khô và làm sạch vào mùa mưa, 60% hộ còn lại thì không để cỏ.

2.2.8. Bồi liếp

Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các hộ nông dân đều tiến hành bồi liếp cho vườn dừa 1 lần/năm với chiều dày lớp bùn bồi 2 – 3 cm. Thời điểm bồi có khác nhau giữa các hộ, có 70% hộ bồi liếp vào đầu mùa khô, 30% hộ bồi vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, việc bồi liếp vào mùa mưa sẽ là giảm tác dụng của lớp bùn vì bị rữa trôi bởi nước mưa.

2.2.9. Vệ sinh vƣờn

Tất cả các hộ được điều tra đều thực hiện vệ sinh vườn dừa lùn của mình, với 30% hộ được thực hiện theo thời gian rảnh và 70% hộ thực hiện vào đầu mùa mưa (tháng 3 – 4 âm lịch) sau khi thu hoạch.

2.2.10. Sâu bệnh

Qua điều tra cho thấy cây dừa là loại cây khá dễ chăm sóc, ít bệnh hại. Tuy nhiên, trên cây dừa có một số loại côn trùng gây hại như: bọ dừa, kiến vương, đuông dừa, sâu nái và ong. Trong số các loài côn trùng gây hại trên thì bọ dừa là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, chỉ có phòng bằng cách phun các loại thuốc hoá học từ khi cây còn nhỏ là biện pháp ngăn chặn loài này phá hại tốt nhất.

Ngoài ra, trên cây dàu còn xuất hiện các hiện tượng bất thường khác:

 “Dừa treo”: có 50% hộ được điều tra có xuất hiện hiện tượng “dừa treo” kiểu mo thui và rụng trái non. Hiện tượng này xảy ra vào mùa khô và kéo dài một tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do nắng nhiều là khô mo không bung ra được và làm rụng trái non do quá nóng. Cách phòng tránh hiện tượng này của nông dân chủ yếu là đảm bảo đầy đủ nước cho cây dừa đầy đủ vào mùa khô và bón phân cân đối.

 Rụng trái non: qua điều tra, có tới 80% vườn dừa có hiện tượng rụng trái non và xảy ra quanh năm. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết quá nóng, thiếu nước hay quá lạnh, thừa nước và do côn trùng gây hại.

2.2.11. Thu hoạch

 Thời gian và cách thu hoạch: qua điều tra cho thấy cây dừa lùn cho thu hoạch quanh năm, mỗi lần cách nhau 25 – 30 ngày, và người nông dân thu

42

 Năng suất, đầu từ và lợi nhuận: qua kết quả điều tra cho thấy, trong số các hộ được điều tra có 40% họ thực hiện mô hình đa canh các loại cây khác với cây dừa. Tuy nhiên, thu nhập chính của họ vẫn là cây dừa, vì họ chỉ đa canh với mục đích chính là tránh lãng phí đất vườn, có thêm các loại trái cây khác và chỉ góp 1 phần nhỏ vào lợi nhuận của họ. Do đó, cây dừa là cây chính trong phần hoạch toán này.

 Trung bình mỗi cây dừa cho 125 trái/năm, với mật độ trồng trung bình là 30 cây/1000 m2, và giá bán trung bình là 7400 đồng/trái sẽ thu được 27.750.000 đồng/1000 m2/năm. Trừ tất cả các chi phí như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiêu liệu tưới nước, công lao động,… là 5.000.000 đồng/1000 m2/năm thì sẽ còn lại 22.750.000 đồng/1000 m2/năm.

Chƣơng IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy, đa số mật độ trồng của các nông hộ còn tương đối khá cao so với những khuyến cáo. Việc đầu tư chăm sóc cho cây dừa còn hạn chế nhất là vấn đề bón phân chưa được xem trọng, về lâu sẽ ảnh hưởng năng suất dừa cũng nhưng sẽ gặp phải những vấn đề về sâu bệnh hại dừa. Bên cạnh đó, nông dân chưa tận dụng hết khoảng diện tích đất trống trong các vườn dừa để tân thêm thu nhập bằng các mô hình trồng xen các loại cây ngắn ngày khác, nông dân chủ yếu tập trung vào mô hình chuyên canh.

Một số kết quả tích cực chúng tôi nhận thấy từ các nhà vườn qua kết quả điều tra, là việc nông dân có quan tâm đến vấn đề sản xuất cây trồng giống cho đạt chất lượng gần đạt được những yêu cầu cơ bản trong sản xuất giống dừa trồng. Việc dọn sạch vườn sau khi thu hoạch cũng được nông dân quan tâm và thực hiện tốt, bồi liếp và bồi gốc cũng

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA LÙN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)