Khoảng cách trồng

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA LÙN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE (Trang 25)

7. KỸ THUẬT CANH TÁC

7.3.3. Khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng tùy theo giống, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu và mô hình có trồng xen hay không. Giống dừa cao do có lá dài 5 - 6 m nên thường trồng thưa hơn giống dừa lùn với lá dài 3 - 4 m. Vùng đất màu mỡ, mưa nhiều, không có các yếu tố bất lợi của môi trường cây dừa sẽ phát triển mạnh nên trồng thưa hơn so với vùng đất đai không màu mỡ và khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp. Ngoài ra, mô hình có trồng xen nên trồng thưa nhằm bảo đảm nhu cầu ánh sáng cho cây trồng xen. Trồng quá thưa sẽ lãng phí đất canh tác nhưng nếu trồng quá dày cây sẽ cạnh tranh ánh sáng, vươn cao, lóng dài cho năng suất thấp. Trồng theo kiểu hình tam giác có mật độ cao hơn 15% so với trồng theo kiểu hình vuông. Tuy nhiên, trồng theo kiểu hình vuông hay hình chữ nhật thích hợp cho mô hình trồng xen hơn trồng theo kiểu tam giác (Bảng 1.5).

- Giống dừa lùn: khoảng cách 8 x 8 m hình tam giác đều, mật độ 180 cây/ha.

Bảng 1.5. Số cây dừa/ha tƣơng ứng theo mật độ trồng và phƣơng pháp trồng (Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre, 2009).

Khoảng cách trồng Phƣơng pháp hình vuông Phƣơng pháp tam giác đều

7 x 7 204 236

7,5 x 7,5 178 205

8 x 8 156 180

8,5 x 8,5 138 160

9 x 9 123 143

- Nếu có trồng xen, khoảng cách trồng có thể thưa hơn (từ 9 – 10 m) tùy theo đối tượng cây trồng xen. Tùy theo loại đất: đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa. Mật độ trung bình nên từ 160 - 180 cây/ha.

Bảng 1.6. Khoảng cách và mật độ trồng của dừa lùn trên đất phù sa và đất phèn (Nguyễn Bảo Vệ và ctv. , 2004).

Giống Khoảng cách trồng (m x m)

Mật độ (cây/ha)

Hình vuông Hình tam giác

Đất phù sa 7 x 7 204 236

26

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA LÙN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)