BÀI 7: TỔ CHỨC XÂYDỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn học Lý luận văn hóa (Trang 36)

4. Phát huy giá trị di sản văn hoá để xâydựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

BÀI 7: TỔ CHỨC XÂYDỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ

Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội. Đó là tổng thể các hoạt động sống vừa giúp con người tồn tại vừa hướng đến các giá trị văn hóa, nhằm định hướng hành vi, đảm bảo cho con người và xã hội phát triển hài hòa, tốt đẹp theo các chuẩn mực chung.

Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt động xã hội, bên cạnh hoạt động kinh tế

và chính trị. Đó là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa. Nhu cầu văn hóa của con người rất đa dạng và luôn phát triển nhưng có thể khái quát phân thành hai loại chủ yếu là nhu cầu sáng tạo và nhu cầu thưởng thức các giá trị văn hóa. Từ sáng tạo đến thưởng thức còn có sự tham gia của bảo quản và truyền bá. Bốn hoạt động này giúp các giá trị văn hóa được sản sinh, gìn giữ và chuyển tải đến người thụ hưởng.

Hoạt động văn hóa phản ánh chất lượng của đời sống tinh thần của xã hội. Sự giàu có của các sản phẩm do hoạt động văn hóa tạo ra phản ánh sự giàu có của nền sản xuất tinh thần, sự giàu có của tâm hồn con người. Hiện nay, có các dạng hoạt động văn hóa phổ biến đó là: Hoạt động sáng tác và biểu diễn văn nghệ, nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ vào đời sống...; hoạt động khai trí-giáo dục nhằm nâng cao dân trí như là dạy học, diễn giảng, tọa đàm, thư viện, thông tin...; hoạt động gìn giữ các sản phẩm văn hóa như bảo tàng, lưu trữ, triển lãm, sưu tập...; hoạt động thưởng thức các giá trị văn hóa như đọc sách, đọc báo, nghe nhạc, xem phim, tham quan, du lịch...; hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, xây dựng

phong tục, nếp sống...; hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong thời gian rỗi.

Các hoạt động văn hóa rất đa dạng và phong phú. Việc phân chia như trên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, có những hoạt động bao gồm cả sáng tạo, bảo quản lẫn truyền bá văn hóa.

Sản phẩm văn hóa là những sản phẩm của phương thức sản xuất tinh thần, chứa

đựng các giá trị văn hóa, phản ánh khát vọng vươn tới chân-thiện-mỹ của cá nhân và cộng đồng. Sản phẩm văn hóa thường mang tính độc đáo. Ở phương diện cá nhân, đó là sự kết tinh của tài năng và cá tính sáng tạo; ở phương diện cộng đồng, đó là sự kết tinh của bản sắc dân tộc. Sản phẩm văn hóa còn mang tính lịch sử, nó được sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Thông thường sản phẩm văn hóa được chia thành hai loại là vật thể và phi vật thể.

Sản phẩm văn hóa vật thể (hữu hình) là những sản phẩm văn hóa có hình khối, đường nét, màu sắc, có thể nhận biết bằng các giác quan (thị giá, xúc giá...). Ví dụ như: tranh, tượng nghệ thuật, công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử...

Sản phẩm văn hóa phi vật thể (vô hình) là những sản phẩm không có hình thể, tồn tại dưới dạng giá trị, được lưu giữ trong ký ức của cộng đồng, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề...Ví dụ như: ca dao, dân ca, huyền thoại, truyền thuyết, lễ hội, phong tục, tập quán, ngôn ngữ...

Ngoài ra, còn có một dạng sản phẩm văn hóa đặc biệt, đó là con người. Sản phẩm văn hóa (vật thể và phi vật thể) kết hợp với mạng lưới hoạt động văn hóa hình thành nên môi trường văn hóa. Trong môi trường ấy, con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa. Trình độ văn hóa của con người thể hiện ở cách ứng xử với thiên nhiên, với xã hội và với chính bản thân; ở tri thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tình cảm... Các anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa, danh nhân văn hóa là những sản phẩm văn hóa tiêu biểu của dân tộc, là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp nhất của cộng đồng, là tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tấm gương sáng cho cả cộng đồng noi theo.

Sản phẩm văn hóa nào cũng chứa đựng các giá trị phi vật thể và thường biểu hiện ra ở một dạng tồn tại vật chất nhất định. Những sản phẩm vật thể được xem là sản phẩm văn hóa chính là nhờ ở các giá trị tinh thần bên trong nó, cũng như những sản phẩm văn hóa phi vật thể có thể được nhận biết khi bộc lộ ra ở các dạng vật chất, chất liệu cụ thể (ngôn ngữ,

âm thanh, màu sắc, đá gỗ...). Sản phẩm văn hóa dù tồn tại dưới dạng nào thì cái làm nên nội

dung văn hóa của sản phẩm ấy chính là các giá trị chân-thiện-mỹ liên quan đến truyền thống, lịch sử của dân tộc và nhân loại...

Thiết chế văn hóa là các cơ quan văn hóa được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ,

gồm có ba bộ phận: Bộ máy nhân sự được tổ chức thành hệ thống; thể chế (luật, lệ) vận hành; trụ sở và các thiết bị chuyên dùng để hoạt động và tồn tại lâu dài.

Các thiết chế văn hóa là nơi tổ chức các hoạt động sáng tạo văn hóa; nơi tổ chức sưu tầm, bảo quản di sản văn hóa, truyền đạt các giá trị văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa của nhân dân; nơi tổ chức đời sống văn hóa trong các cộng đồng dân cư, điều chỉnh các quan hệ văn hóa...Ngày nay, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, thiết bị công nghệ đã tăng cường hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa (các sản phẩm văn hóa có thể nhanh chóng đến thẳng từng người dân).

Thiết chế văn hóa có thể được chia thành hai loại là thiết chế vật chất-văn hóa (thư

viện, bảo tàng, câu lạc bộ, các cơ quan thông tin đại chúng...) và thiết chế xã hội-văn hóa

(hệ thống thiết chế chính trị-xã hội; hệ thống thiết chế giáo dục, truyền bá văn hóa; hệ

thống thiết chế xã hội tổ chức theo huyết thống, tổ chức theo ý thích, nghề nghiệp, lứa tuổi...). Xây dựng đời sống văn cơ sở là tác động vào hoạt động, sản phẩm và thiết chế văn

hóa, làm cho những thành tố này phát triển và vận hành hiệu quả để đem lại đời sống vui tươi, lành mạnh cho quần chúng.

Đơn vị cơ sở là hình thức tổ chức cơ bản của xã hội. Đó là những cộng đồng dân cư

liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần, diễn ra trong đời sống hàng ngày. Có hai đặc điểm để nhận biết một đơn vị cơ sở là địa bàn sinh sống ổn định và có tổ chức hành chính ổn định. Xã, phường là đơn vị cơ sở điển hình. Trong xây dựng đời sống văn hóa, đơn vị cơ sở được mở rộng đến gia đình, làng bản, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, trường học...

Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là tổ chức các hoạt động văn hóa, các thiết chế và cảnh quan văn hóa nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị; biến các làng, bản, ấp, khu phố, xã, phường, trường học, bệnh viện, nhà máy, lâm trường, nông trường,...và nhất là hộ gia đình thành môi trường văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện để con người sinh sống, học tập, vui chơi một cách hạnh phúc.

Việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có nhiều ý nghĩa trong việc chăm lo cho con người ngay ở nơi sống và làm việc:

Thứ nhất là, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa

của nhân dân lao động. Nhu cầu văn hóa bao gồm nhu cầu sáng tạo và thưởng thức các sản

phẩm văn hóa. Nhu cầu văn hóa phản ánh khát vọng hoàn thiện của con người, nó cho thấy sự giàu có của đời sống tinh thần và trình độ nhân văn của xã hội. Đây cũng là một loại nhu cầu thiết yếu của đời sống mà nếu không được đáp ứng đúng mức, có thể dẫn đến sự lệch lạc về nhân cách. Đói vật chất làm suy yếu thể chất, “đói” văn hóa làm suy yếu tâm hồn. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng chăm lo nhu cầu văn hóa của nhân dân, tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân tham gia thưởng thức và sáng tạo nhiều giá trị văn hóa mới.

Thứ hai là, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi như bước đi ban đầu của sự

sống văn hóa ở cơ sở chính là xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa (cả vật chất lẫn tinh thần), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua đó tiến hành các hoạt động giáo dục con người để hình thành những nhân cách phát triển hài hòa và toàn diện. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chính là làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, vào từng cá nhân, từng gia đình, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ của con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần phong phú, trình độ dân trí cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba là, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân

dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ. Phát huy dân chủ là cơ sở để phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống, là điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước; là điều kiện để giữ gìn và phát huy di sản, giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa là để hình thành lối sống văn minh, lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa tiến bộ, phù hợp, có thể hòa nhập với các nền văn hóa trên thế giới.

Thứ tư là, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở còn là cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt

trận tư tưởng và văn hóa. Đây là cuộc đấu tranh nhằm khẳng định các giá trị dân chủ, tiến

bộ của văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống đạo đức và phong cách ứng xử có văn hóa trong nhân dân; phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Đồng thời, hoạt động này còn chống lại các hành vi và hiện tượng thô tục, lai căng, phản văn hóa, phi đạo đức, các hủ tục mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội và nhất là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, ngay trong từng gia đình, các khu dân cư, cơ quan hay xí nghiệp sản xuất.

Thứ năm là, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng các thiết chế văn hóa.

Thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, đồng thời tạo nên cảnh quan văn hóa vừa mang tính dân tộc, vừa hiện đại, làm cơ sở để giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó cần chú ý xây dựng các thể chế văn hóa ở cơ sở, có như vậy thì các hoạt động văn hóa ở cơ sở mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Hoạt động văn hóa trong nhân dân rất đa dạng và phong phú như: Hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động; hoạt động câu lạc bộ; hoạt động thư viện, đọc sách báo; hoạt động giáo dục truyền thống; hoạt động văn nghệ quần chúng; hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí; hoạt động xã hội từ thiện; hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa...Mỗi địa phương, mỗi cơ sở, tùy theo điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội mà có sự lựa chọn và cách thức tổ chức phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực.

Các dạng hoạt động văn hóa ở cơ sở đều là hoạt động văn hóa-giáo dục đối với

quần chúng nhân dân, vừa tạo điều kiện cho quần chúng vui chơi vừa nâng cao trí thức, giáo dục lối sống, phát huy năng khiếu của họ; qua đó tạo động lực học tập, lao động và cống hiến để xây dựng đất nước trong nhân dân. Vì vậy, hoạt động văn hóa ở cơ sở cần được thực hiện theo những nguyên tắc của lĩnh vực văn hóa và giáo dục:

Thứ nhất là, nguyên tắc đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là

nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu, đảm bảo các hoạt động văn hóa ở cơ sở trở thành một bộ phận của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước và giám sát của nhân dân. Các hoạt động văn hóa ở cơ sở góp phần

tuyên truyền để thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

Thứ hai là, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học. Hoạt động văn hóa ở cơ sở cần có

sự thống nhất và cân đối giữa giáo dục chính trị và tư tưởng, giáo dục đạo đức và nếp sống, giáo dục thẩm mĩ và rèn luyện thể chất. Điều này giúp cho sự phát triển hài hòa và toàn diện của con người về tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và sức khỏe. Qua đó, xây dựng những con người có niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực trong hoạt động xã hội, sáng tạo trong học tập và lao động; giúp các cá nhân biết ứng xử có văn hóa trong các quan hệ xã hội và với môi trường tự nhiên.

Thứ ba là, nguyên tắc phát huy tính chủ động và sáng tạo của người tham gia.

Nguyên tắc này nhấn mạnh vào phương thức hoạt động tại các đơn vị văn hóa ở cơ sở. Trong các hoạt động văn hóa ở cơ sở, điều cần lưu ý là giúp quần chúng nhân dân ban đầu đến vì mục đích vui chơi, giải trí, sau trở thành những người chủ động, tích cực tham gia vào quá trình sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Văn hóa của mỗi dân tộc là thành quả sáng tạo của các thế hệ qua các giai đoạn lịch sử, và được các thế hệ kế thừa, phát huy trong hiện tại và tương lai. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong hưởng thụ và sáng tạo văn hóa chính là điều kiện giúp văn hóa dân tộc có sức sống lâu bền, vững chắc và đạt được nhiều giá trị mới.

Thứ tư là, nguyên tắc phù hợp với đối tượng. Nguyên tắc này đòi hỏi người tổ chức

hoạt động văn hóa ở cơ sở phải quan tâm đến đặc điểm, tâm lí của từng đối tượng khi xác định nội dung, hình thức cho các dạng hoạt động; đồng thời, phải luôn tìm tòi sáng tạo các hình thức mới, tránh sự rập khuôn, công thức, nhàm chán. Chỉ có phù hợp với đối tượng, mang tính sáng tạo và tính thẩm mĩ thì các hoạt động văn hóa mới có hiệu quả.

Tóm lại, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có một ý nghĩa quan trọng đối với sự

nghiệp xây dựng văn hóa hiện nay. Nó tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh cho sự gieo trồng nhân cách. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động này phải hướng vào những vấn đề thiết thực, vào lao động sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại… hàng ngày, củng cố sự gắn kết trong cộng đồng dân cư, tạo ra đời sống vui tươi, lành mạnh cho quần chúng. Chính vì những ý nghĩa này mà Đảng ta chủ trương tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn học Lý luận văn hóa (Trang 36)