Kế thừa là quy luật quan trọng trong phát triển văn hóa:

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn học Lý luận văn hóa (Trang 29)

Văn hóa luôn nằm trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng, và trong văn hóa, tính kế thừa đã trở thành một quy luật cơ bản của sự phát triển.

Trong lĩnh vực văn hóa, nói kế thừa là nói đến di sản văn hóa, bởi vì kế thừa là kế thừa những di sản đã có. Văn hóa trong bất cứ thời nào đều đồng thời bao gồm việc sử dụng di sản văn hóa quá khứ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Kế thừa di sản văn hóa quá khứ là hiện tượng có tính quy luật. Tuy nhiên kế thừa phải gắn liền với sáng tạo, đổi mới. Sự kế thừa và sáng tạo bảo đảm cho văn hóa một quá trình phát triển tiệm tiến, khi nhanh, khi chậm nhưng liên tục.

Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới XHCN đòi hỏi phải biết tiếp thu có chọn lọc, tất cả những giá trị văn hóa nhân loại. Bản thân sự ra của chủ nghĩa Mác đã nói lên điều đó. Lênin cho rằng: chủ nghĩa Mác sở dĩ giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng là vì chủ nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản, mà trái lại, còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì quý báu trong lịch sử hàng ngàn năm phát triển của tư tưởng và văn hóa tiến bộ của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rất rõ kế thừa giá trị truyền thống văn hóa là khai thác những yếu tố hợp lý và tiến bộ nhằm phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ mới của đất nước. Tinh thần ấy thể hiện rất rõ trong Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh đọc tại Đại hội lần thứ II của Đảng: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong

tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấy kín đáo trong rương, hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của cao quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày”.

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn học Lý luận văn hóa (Trang 29)