Tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng và kinh doanh nhà vĩnh phúc (Trang 43)

1. Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc.

1.3. Tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc

Phúc

Sơ đồ 1.17 :Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc.

uuu

43

Đại Hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ)

Ban kiểm soát (BKS) (HĐQTT) Giám đốc điều hành Kế hoạch Kỹ thuật Vật tư tài chính kế toán Tổ chức hành chính Vật liệu xây Xây lắp điện khai thác và KD đội xây dựng Xây dựng hạ

Ghi chú:Quan hệ lãnh đạo

* Đại HĐCĐ: Là cơ quan cao nhất của công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.

ĐHĐCĐ bao gồm:

- Đại HĐCĐ thành lập có nhiệm vụ: + Thảo luận thông qua điều lệ.

+ Bầu HĐQT, ban kiểm sát

+ Thông qua phương án SXKD của công ty cổ phần - Đại HĐCĐ thường niên:

ĐHĐCĐ thường niên do HĐQT triệu tập sau khi kết thúc năm tài chính trong vòng 45 ngày.

Quyền hạn và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ thường niên:

+ Thông qua báo cáo của HĐQT về kết quả SXKD và báo cáo của ban kiểm soát. + Thông qua đề nghị của HĐQT về quyết toán tài chính, phân phối, sử dụng lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

+ Quyết định phương án, nhiệm vụ SXKD của năm tới

+ Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu.

+ Xem xét sai phạm và quyết định hình thức sử lý đối với thành viên trong HĐQT, BKS, giám đốc và các cổ đông không chấp hành điều lệ gây thiệt hai cho công ty. + Bầu HĐQT, ban kiểm soát (nếu hết nhiệm kỳ) hoặc bầu bổ xung thay thế thành viên HĐQT, BKS theo quy định của điều lệ.

+ Quyết định mức thù lao của HĐQT, BKS.

+ Thông qua về bổ xung, sửa đổi điều lệ (nếu cần).

+Quyết định việc thành lập hay giải thể các đơn vị trực thuộc Công ty.

+ Quyết định các vấn đề khác do người lao động hoặc tổ chức Công đoàn đề nghị có liên quan.

- Đại hội cổ đông bất thường

Trường hợp khi phát sinh những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của công ty. HĐQT phải triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của một nhóm người sau :

+ Chủ tịch HĐQT

+ It nhất 2/3 thành viên HĐQT

+ Kiểm soát viên trưởng hoặc 2/3 thành viên trong BKS + Nhóm cổ đông sở hữu 1/4 vốn điều lệ công ty.

Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐ ĐCĐBT :

- Nghị quyết sử lý các vấn đề bất thường

- Bãi miễn, bầu bổ xung các thành viên HĐQT, kiểm soát viên do vi phạm điều lệ gây thiệt hại đến công ty.

- Biểu quyết sửa đổi bổ xung điều lệ.

ĐHĐCĐ có quyền hạn và nhiệm vụ sau :

+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo BKS, báo cáo HĐQT.

+ Quy định loại cổ phần , tỷ số cổ phần được quyền chào bán từng loại quy định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.

+ Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS và xem xét xử lý các vi phạm gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông.

+ Thông qua phương hướng phát triển công ty. Quy định bán số tài sản có giá trị ≥ 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty

+ Quy định mua lại > 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.

+ Quy định sửa đổi bổ xung điều lệ công ty. Quy định tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

+ Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ này và luật doanh nghiệp. * Hội đồng quản trị: Là ĐHĐCĐ bầu ra để điều hành và quản lý các hoạt động của Công ty.

Số thành viên của HĐQT là 05 người trong đó : Chủ tịch HĐQT : 01 người

Phó chủ tịch HĐQT : 01 người

Mỗi thành viên HĐQT có nhiệm kỳ tối đa 3 năm và có thể bầu lại HĐ ĐCĐ tiếp theo. Khi bầu các thành viên HĐQT, công ty phải thực hiện mục tiêu ít nhất 1/3 số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập không điều hành.

Chủ tịch HĐQT có quyền triệu tập và chủ toạ ĐH ĐCĐ các cuộc họp của hội đồng. Chủ tịch HĐQT là người đại diện của công ty theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về các quyết định của HĐQT. Trực tiếp thay mặt HĐQT giám sát các hoạt động của Giám đốc điều hành thực hiện các nghị quyết của HĐ ĐCĐ và quyết định của HĐQT.

Phó chủ tịch HĐQT có các quyền và nghĩa vụ hành động với tư cách chủ tịch nếu được chủ tịch uỷ quyền .Nhưng chỉ trong trường hợp chủ tịch đã thông báo cho HĐQT rằng mình vắng mặt hoặc phải vắng mặt vì những lý do bất khả kháng hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu chủ tịch không chỉ định, thì các thành viên còn lại của HĐQT sẽ chỉ định phó chủ tịch thay quyền Chủ tịch HĐQT.

Trường hợp cả Chủ tịch và Phó chủ tịch tạm thời không thể thực hiện nhiệm vụ của họ vì bất kỳ lý do nào đó thì HĐQT có thể bổ nhiệm một người khác trong số họ để thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch.

Giám đốc điều hành : Tại công ty chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành . Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động hành ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT . Có nhiệm kỳ là 3 năm. Có các quyền và nhiệm vụ sau:

Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được HĐQT và ĐH ĐCĐ thông qua. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ nhân viên dưới quyền lên HĐQT. Giám đốc có quyền từ chối thực hiện những quyết định của chủ tịch hay các thành viên khác trong HĐQT nếu thấy trái pháp luật , trái điều lệ và trái với Nghị quyết của ĐHĐCĐ. Đồng thời có trách nhiệm thông báo ngay cho các kiểm soát viên.

- Quyết định tất cả các vấn đề khi đã thông qua HĐQT bao gồm : Việc thay mặt công ty ký kết hợp đồng kinh tế và thương mại. Tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.

- Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để HĐQT bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhấtcũng như các cơ cấu do HĐQT đề suất và tư vấn cho HĐQT để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý.

- Lập kế hoạch và trình HĐQT để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ.

-Vào ngày 31/10 hàng năm, Giám đốc điều hành phải trình HĐQT phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu của ngân sách phù hợp và kế hoạch dài hạn cảu Công ty.

Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do ĐHĐCĐ và HĐQT thông qua. Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của công ty.

Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn hàng năm và hàng tháng của công ty. Sau đây gọi là bản dự toán phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh.Bản dự toán hàng năm( Bao gồm cả bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ được trình HĐQT để thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của công ty.

Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của điều lệ này vá các quy chế của công ty, các nghị quyết của HĐQT, hợp đồng lao động của Giám đốc điều hành và pháp luật.

* Ban kiểm soát :

Gồm có 03 thàng viên, trong đó ít nhất có 1 thành viên có chuyên môn kế toán và không phải là người có liên quan đến thành viên HĐQT, Giám đốc điều hành, kế toán trưởng và cán bộ công tác tại phòng tài vụ của công ty.

Ban kiểm soát phải chỉ định 1 thành viên là cổ đông của công ty làm trưởng ban.

Các thành viên của ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu, có nhiệm kỳ tối đa là 3 năm có thể được bầu lại vào kỳ ĐHĐCĐ tiếp theo đó. Khi bầu thành viên của ban

kiểm soát, công ty phải thực hiện mục tiêu ít nhất một phần ba số thành viên ban kiểm soát phải được bầu mới hoặc bầu lại vào môĩ kỳ đại hội cổ đông thường niên.

BKS được bầu ra để kiểm soát mọi hoạt động SXKD của công ty. * Phòng tổng hợp hành chính : Gồm 5 người.

- Chức năng : Tham mưu tư vấn giúp việc HĐQT về quản lý tổ chức bộ máy về thực hiện chính sách chế độ quy định của Nhà nước đối với người lao động.

- Nhiệm vụ :

+ Quản lý nhân sự và tổ chức bộ máy cán bộ công nhân viên.

+ Công tác lao động - Tiền lương và hướng dẫn chấp hành thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.

+ Thi đua khen thưởng và kỷ luật.

+Công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, hành chính, quản trị văn thư, tạp vụ ...

* Phòng kinh tế : Gồm có 04 người

- Chức năng : Ghi chép bằng con số tài sản , hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và sử lý số liệu, tham mưu cho HĐQT về công tác đảm bảo vốn, tiền tệ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnh sự phát triển của công ty.

- Nhiệm vụ : Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán.

+ Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo kế toán.

+ Kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo kế toán.

+ Kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ hạch toán chế độ quản lý tài chính, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản tài sản.

+ Theo dõi đôn đốc việc thanh toán công nợ, mua bán, thu hồi và thanh toán các khoản công nợ , phát hiện và có biện pháp kịp thời giải quyết các khoản công nợ khó đòi.

* phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư : Gồm có 3 người

- Xây dựng các kế hoạch định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , tham mưu cho giám đốc về việc ký kết các hợp đồng kinh tế dựa trên

chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đội và đơn vị trực thuộc .

- Giám sát thi công và nghiệm thu công trình về mặt kỹ thuật , thanh quyết toán khối lượngvà lập hồ sơ hoàn công.

* Các xí nghiệp trực thuộc và đơn vị thi công

Chịu trách nhiệm tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu được giao, chủ động trong sản xuất thi công công trình.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng và kinh doanh nhà vĩnh phúc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w