chi tiết ý nghĩa các tác vụ được liệt kê ở bảng dưới đây:
STT Tên Ý nghĩa Ghi chú
1 Add Robot Khởi tạo một Robot mới Dữ liệu đầu vào của Robot không được vi phạm với cấu trúc XML của chương trình
2 Edit Robot Thay đổi cấu hình của Robot Dữ liệu đầu vào của Robot không được vi phạm với cấu trúc XML của chương trình
3 Delete Robot Xóa Robot
4 Start Robot Kích hoạt Robot chạy Toàn bộ thông tin, dữ liệu thu thập được đều bị xóa trước khi Robot được chạy.
5 Pause Robot Tạm dừng Robot Có thể resume để Robot tiếp tục quá trình thực thi.
6 Resume Robot Tiếp tục chạy Robot đang tạm dừng
7 Cancel Robot Hủy bỏ quá trình thực thi của một Robot
Nếu người dùng Start Robot trở lại thì toàn bộ thông tin, dữ liệu thu thập được trong lần chạy trước sẽ bị xóa.
8 Export Data Xuất dữ liệu thu thập được ra tập tin làm đầu vào cho việc nhập liệu Các định dạng tập tin hỗ trợ: SQL, CSV, XLS, XLSX 9 Thay đổi connection
Thay đổi đường đi có sẵn
10 Statistic Thống kê Robot
1.6.2 KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG
Kiến trúc của ứng dụng ở mức cao nhất được chia làm hai thành phần chính: front-end và back-end.
Trong front-end có một module chính duy nhất dó là Bot Manager, đảm nhiệm vai trò quản lý, thực thi hoặc dừng các Bot, lưu lại các thông số trong quá trình thực thi ứng dụng, thể hiện lên cho người sử dụng. Phần giao diện của ứng dụng cũng nằm trong thành phần front-end này.
Thành phần back-end bao gồm hai module quan trọng đó là Crawler và Extractor, đảm nhiệm vai trò chức năng chính của ứng dụng. Tuy nhiên để nâng cao khả năng mở rộng cho ứng dụng, hai module con này được gộp chung lại vào một module lớn hơn, đó là module Robot - đại diện cho một Bot.
1.6.2.1Thành phần front-end
Thành phần front-end chứa một module duy nhất đó là Bot Manager, chịu trách nhiệm quản lý trạng thái của một Bot. Sơ đồ sau đây thể hiện các trạng thái của Bot và sự dịch chuyển giữa các trạng thái:
Hình 2-6. Sơ đồ các trạng thái của Bot