THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 1999 CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VIỆT NAM (Trang 55)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Hai thí nghiệm sơ tuyển giống cao su vụ lai 1999 bao gồm thí nghiệm STLK 05 tại Trạm Thực nghiệm Cao su Lai Khê - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương) và STTN 05 tại Nông trường Bến Củi - Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh (Bến Củi, Dương Minh Châu, Tây Ninh).

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 04/2013.

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, sản lượng cá thể, năng suất mủ, mức độ nhiễm một số bệnh hại chính (phấn trắng, nấm hồng và Corynespora) của các dvt cao su nghiên cứu trên hai thí nghiệm sơ tuyển trồng năm 2005 tại ình Dương và Tây Ninh.

- Đánh giá đặc tính sinh lý mủ: hàm lượng chất khô tổng số (TSC), lân vô cơ (Pi), đường (Sucrose), thoils (RS-H) của một số dvt xuất sắc.

- Đánh giá đặc tính công nghệ mủ: độ dẻo ban đầu (Po), chỉ số lưu giữ độ dẻo (PRI), độ nhớt Mooney (Vr) và chỉ số màu Lovibond của một số dvt xuất sắc.

- Ước tính trữ lượng gỗ thân chính của một số dvt xuất sắc.

- Phân tích hệ số tương quan kiểu gen và kiểu hình giữa các chỉ tiêu sản lượng cá thể, vanh thân, dày vỏ nguyên sinh và trữ lượng gỗ cá thể.

2.4 Điều kiện thí nghiệm

2.4.1 Đặc tính lý hóa của đất tại các vườn thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên hai vùng đất khác nhau gồm đất xám trên nền phù sa cổ (STLK 05 tại Bình Dương) và đất xám trên nền phù sa Glây (STTN 05 tại Tây Ninh). Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nông hóa của đất tại hai địa điểm thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.2.

So với với thang chuẩn về dinh dưỡng khoáng trong đất của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (phụ lục 1), kết quả phân tích một số chỉ tiêu nông hóa trên 2 địa điểm thí nghiệm tại Bình Dương và Tây Ninh cho thấy: P tổng số và Mg trao đổi ở cả 2 địa điểm đều ở mức thấp, carbon ở mức trung bình trong khi K tổng số đều ở mức cao. Chỉ tiêu N tổng số và pH (H2O) trên thí nghiệm tại Bình Dương (lần lượt ở mức rất thấp và thấp) thấp hơn so với trên thí nghiệm tại Tây Ninh (lần lượt ở mức thấp và trung bình). Chỉ tiêu P dễ tiêu và K trao đổi trên thí nghiệm tại Tây Ninh ở mức cao trong khi 2 chỉ tiêu này trên thí nghiệm tại Bình Dương chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra kết quả phân tích cũng nhận thấy rằng mặc dù một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trên hai thí nghiệm xếp cùng một mức nhưng giá trị tuyệt đối của chúng ở Tây Ninh đều cao hơn ở Bình Dương. Điều này cũng phù hợp vì đất thí nghiệm tại Tây Ninh là đất xám màu mỡ trên nền phù sa Glây với tỷ lệ sét trong đất cao hơn hẳn so với thí nghiệm tại Bình Dương là đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ.

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng khoáng trong đất trên hai địa điểm thí nghiệm năm 2012

Chỉ tiêu Địa điểm

Bình Dương Tây Ninh

Sét (%) 16,94 26,06 Thịt (%) 3,32 3,64 Cát (%) 79,74 70,30 pH (H20) 4,28 4,59 pH (KCl) 3,63 3,73 C (%) 0,736 0,795 N tổng số (%) 0,040 0,051 P tổng số (%) 0,010 0,016 K tổng số (%) 0,079 0,015 P dễ tiêu (mg/100g) 1,888 4,579 K dễ tiêu (mg/100g) 1,805 6,319 Ca trao đổi (lđl/100g) 0,243 0,351 Mg trao đổi (lđl/100g) 0,156 0,393 K trao đổi (lđl/100g) 0,061 0,153 Na Trao đổi (đl/100g) 0,009 0,024

Nguồn: Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, 2012

2.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác

Quy trình, kỹ thuật canh tác được áp dụng theo Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành năm 2012.

2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Bố trí thí nghiệm

2.5.1.1 Thí nghiệm 1 (STLK 05 tại Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương)

Thí nghiệm gồm 58 dvt nghiên cứu trong đó có 2 giống đối chứng (bảng 2.1), được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.

- Tổng số điểm trồng: 7 - 8 cây x 58 ô cơ sở x 3 nhắc = 1.218 - 1.392 cây - Khoảng cách trồng: 7 m x 2,5 m (tương ứng với mật độ 571 cây/ha). - Loại đất: Xám phù sa cổ.

- Cao trình: 50 m, địa hình bằng phẳng. - Thời gian trồng: ngày 20 - 22/7/2005. - Vật liệu trồng: bầu ghép cắt ngọn. - Thời gian mở cạo: tháng 8/2011.

- Vị trí mở miệng cạo: 130 cm cách mặt đất.

- Chế độ cạo S/2 d3 6d/7 10 m/y trên mặt cạo B0-1, sử dụng chất kích thích mủ Ethephon 2,5% 4 lần/năm vào các tháng 5, 7, 9, 11/2012. Toàn bộ cây cạo trong thí nghiệm được gắn máng chắn nước mưa để đảm bảo vẫn cạo bình thường trong những ngày có mưa.

2.5.1.2 Thí nghiệm 2 (STTN 05 tại Bến Củi, Dương Minh Châu, Tây Ninh)

Thí nghiệm gồm 26 dvt nghiên cứu trong đó có 2 giống đối chứng (bảng 2.1), được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.

- Số cây/ô cơ sở (dvt): 8 cây.

- Tổng số điểm trồng: 8 cây x 26 ô cơ sở x 3 lần nhắc = 624 cây - Khoảng cách trồng: 7 m x 2,5 m (tương ứng với mật độ 571 cây/ha). - Loại đất: Xám phù sa Glây.

- Cao trình: 15 m, địa hình bằng phẳng. - Thời gian trồng: ngày 14/7/2005. - Vật liệu trồng: bầu ghép cắt ngọn. - Thời gian mở cạo: tháng 9/2010.

- Vị trí mở miệng cạo: 130 cm cách mặt đất.

- Chế độ cạo S/2 d3 6d/7 10 m/y trên mặt cạo B0 - 1, sử dụng chất kích thích mủ Ethephon 2,5% 4 lần/năm vào các tháng 5, 7, 9, 11/2012. Toàn bộ cây cạo trong thí nghiệm được gắn máng chắn nước mưa để đảm bảo vẫn cạo bình thường trong những ngày có mưa

2.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá 2.5.2.1 Vanh thân

Vanh thân (cm) được đo bằng thước dây ở độ cao 1 m cách mặt đất tại vị trí có đánh dấu sơn cố định.

Vanh thân được đo vào tháng 4 hàng năm.

2.5.2.2 Dày vỏ nguyên sinh

Dày vỏ nguyên sinh (mm) được đo bằng đót kiểm tra kỹ thuật tại vị trí ở khoảng giữa đường cạo cách bên trên đường mở miệng cạo đầu tiên 2 cm.

Dày vỏ nguyên sinh được đo vào tháng 4/2012.

2.5.2.3 Sản lượng cá thể

Mẫu sản lượng cá thể (gam/cây/lần cạo, g/c/c) được lấy một lần/tháng vào những ngày cạo bình thường trong khoảng khoảng thời gian giữa tháng bằng phương pháp đánh đông mủ tại chén.

Phương pháp lấy mẫu: khi mủ trên cây ngưng chảy, cho axít acetic 2% vào trong từng chén hứng mủ rồi quậy đều, khi mủ đã đông hoàn toàn tiến hành thu mủ bằng cách xâu mủ của từng cây vào dây kẽm, mỗi ô cơ sở có gắn biển cây đầu và cây cuối củng với các thông tin: tên thí nghiệm, ngày lấy mẫu, lần nhắc, mã số dvt. Mẫu sau đó được rửa sạch và hong khô tự nhiên trên giàn treo trong nhà có mái che trong khoảng 30 ngày. Sau khi mẫu khô đều, tiến hành cân mủ bằng cân điện tử để ghi nhận số liệu mủ của từng cây trong từng ô cơ sở (g/c/c = trung bình g/c/c của số cây lấy mẫu trong ô cơ sở).

2.5.2.4 Năng suất lí thuyết

Năng suất (kg/ha/năm) = (g/c/c x 450 cây x 90 lần cạo)/1.000.

Các phương pháp quan trắc sinh trưởng (vanh thân), dày vỏ nguyên sinh và lấy mẫu sản lượng được thực hiện theo quy trình của Bộ môn Giống, VCS.

2.5.2.5 Ước tính trữ lượng gỗ

- Trữ lượng gỗ cá thể của cây đứng (m3/cây) được tính theo công thức của Vũ Văn Trường (2004):

Ve = 10(-3,668) x D1m(1,629) x H (0,921)

Trong đó: Ve : Trữ lượng gỗ cá thể được ước tính.

D1m : Đường kính thân cây đo ở vị trí 1 m các mặt đất.

H : Chiều cao cây (đo bằng thước điện tử hiệu Bosh - Đức)

- Trữ lượng gỗ quần thể (m3/ha) được tính theo công thức: Ve/ha = Ve x N

Trong đó: Ve/ha : Trữ lượng gỗ ước tính của 1 ha Ve : Trữ lượng gỗ ước tính cá thể .

N : Số cây đứng/ha (vườn cây ≤15 tuổi: N = 450; vườn cây >15 tuổi: N = 400).

Trữ lượng gỗ được khảo sát 01 đợt vào tháng 12/2012.

2.5.2.6Các chỉ tiêu sinh lý mủ

Thực hiện phân tích các chỉ tiêu sinh lý mủ bao gồm: thiols (RS - H), đường (Sucrose), lân vô cơ (Pi), chất khô tổng số (TSC%) trong mủ của một số dvt xuất sắc trên hai thí nghiệm.

Phương pháp lấy mẫu: mẫu được lấy gộp theo từng ô cơ sở trong khoảng thời gian từ 5 - 35 phút sau khi cạo, mỗi cây hứng 10 giọt mủ, mỗi mẫu lấy 10 ml. Các mẫu được chứa vào trong một lọ thủy tinh có đánh số theo từng ô cơ sở đặt trong chén nước đá trong suốt thời gian hứng mẫu nhằm hạn chế các phản ứng sinh hóa vẫn xảy ra trong mủ ở nhiệt độ bình thường. Mẫu đã hứng được chiết xuất tại lô bằng cách dùng pipette tự động hút từ lọ mẫu: 1 ml mủ nước cho

vào trong lọ thủy tinh có chứa sẵn 9 ml dung dịch trichlorua acetic acid (TCA) 2,5%, sau đó mẫu được đưa về phòng thí nghiệm ngay để phân tích hàm lượng của các chỉ tiêu sinh lý mủ.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu sinh lý mủ được thực hiện vào tháng 11 năm 2012 tại Bộ môn Sinh lý - Khai thác, Viện Nghiên cứu Cao su việt Nam.

2.5.2.7Các chỉ tiêu công nghệ mủ

Thực hiện phân tích một số chỉ tiêu công nghệ mủ của một số dvt xuất sắc trên hai thí nghiệm. Các chỉ tiêu về đặc tính công nghệ mủ được phân tích tại Trung tâm Quản lý Chất lượng Cao su Thiên nhiên, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo quy trình của Trung tâm Quản lý Chất lượng Cao su Thiên nhiên: mẫu mủ được lấy vào tháng 10/2012 theo từng giống và đánh đông bằng acid acetic 2-3%, sau đó rửa sạch và cán cho ráo nước, sấy ở nhiệt độ 70oC cho đến khi khô, cán qua máy cán 6 lần để làm cho mẫu đồng đều, cuối cùng thực hiện đánh giá các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích bao gồm:

- Độ dẻo ban đầu (Po) : theo TCVN 8493 : 2010 (ISO 2007: 2007). - Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) : theo TCVN 8494 : 2010 (ISO 2930: 2009). - Độ nhớt Mooney (Vr) : theo TCVN 6090-1 : 2010 (289-1: 2005). - Chỉ số màu Lovibond : theo TCVN 6093 : 2004 (ISO 4660: 1999)

2.5.2.8 Các chỉ tiêu nông hóa đất trên các thí nghiệm

Thực hiện phân tích một số chỉ tiêu lý hóa đất trên hai địa điểm thí nghiệm. Các chỉ tiêu về lý hóa đất được phân tích tại Bộ môn Nông hóa - Thổ nhưỡng, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Phương pháp lấy mẫu đất được thực hiện theo quy trình của Bộ môn Nông hóa - Thổ nhưỡng: đất được lấy ở độ sâu 0 - 30 cm tầng đất mặt vào tháng 10/2012. Ở mỗi thí nghiệm, đất được lấy ở 5 vị trí

phân bố đều trên vườn, sau đó đất của 5 điểm được trộn lại thật kỹ rồi lấy một mẫu đem về phòng phân tích. Sau khi được ghi đầy đủ những thông tin cần thiết như: địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu, người lấy mẫu, độ sâu lấy mẫu, mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu. Kết quả phân tích được tính trên mẫu ở trạng thái khô kiệt đã qua rây 2 mm. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích bao gồm:

- Thành phần cơ giới (sét, thịt, cát): theo TCVN 5257:90

- Độ chua (pH) : theo TCVN 4401, 4402:87 - Các bon tổng số (Cts) : theo TCVN 4050:85

- Nitơ tổng số (Nts) : theo TCVN 4051:85 - Lân tổng số (Pts) : theo TCVN 4052:85 - Lân dễ tiêu (Pdt) : theo TCVN 5256:90 - Kali tổng số (Kts) : theo TCVN 4053: 85 - Kali dễ tiêu (Kdt) : theo TCVN 5254:90 - Kali trao đổi (Ktđ) : theo TCVN 8246:2009 - Magiê trao đổi (Mgtđ) : theo TCVN 8246:2009 - Canxi trao đổi (Catđ) : theo TCVN 8246:2009 - Natri trao đổi (Natđ) : theo TCVN 8246:2009

2.5.2.9 Bệnh hại

Đề tài đã thực hiện đánh giá 3 loại bệnh chính theo phương pháp đánh giá của Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Cụ thể đối với từng loại bệnh như sau:

- Bệnh phấn trắng (Odium hevea)

Bệnh phấn trắng được quan trắc hai đợt vào tháng 2 và tháng 3 khi vườn cây ra lá mới, số liệu phân tích cho đợt bệnh nặng nhất vào 3/2012.

Bảng 2.3. Phương pháp phân cấp và đánh giá bệnh phấn trắng

Cấp bệnh Triệu chứng Tuổi và sự rụng lá

1 Đốm trắng hoặc đốm dầu, nhìn lâu mới thấy bệnh

Lá ổn định, xanh đậm và rụng 2 ¼ số lá trên cành có bệnh,

đốm bệnh rải rác trên lá

Tán xanh và có lá non rụng

3 ½ số lá có bệnh Tán lá xanh đọt chuối và có vài cành bị rụng lá

4 Nấm phủ kín lá hoặc ½ số lá héo, lá biến dạng

Tán lá xanh dọt chuối, hơn ½ số cành rụng hết lá, lá còn lại quăn vàng và rụng nhiều dưới đất

5 Nấm phủ kín lá hoặc ½ số lá

héo, lá biến dạng Hơn ½ số cành rụng hết lá. Trên cành chỉ còn lại cuống lá, lá phủ kín đất

Nguồn: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

Bảng 2.4. Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng

Cấp bệnh trung bình Mức nhiễm bệnh Mức kháng

0,00 Không bệnh Kháng cao

0,01 - 1,00 Nhiễm rất nhẹ Rất it mẫn cảm

1,01 - 2,00 Nhiễm nhẹ Ít mẫn cảm

2,01 - 3,00 Nhiễm trung bình Mẫn cảm trung bình

3,01 - 4,00 Nhiễm nặng Mẫn cảm

4,01 - 5,00 Nhiễm rất nặng Rất mẫn cảm

Nguồn: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

- Bệnh Corynespora (Corynespora cassiicola)

Bệnh Corynespora được quan trắc 2 đợt trong thời gian tháng 7 và 10, số liệu phân tích cho đợt bệnh nặng nhất vào tháng 10/2012.

Bảng 2.5. Phương pháp phân cấp và đánh giá bệnh Corynespora Cấp bệnh Triệu trứng 0 Không bệnh 1 Một số lá bệnh, nhìn kỹ mới thấy 2 Có nhiều vết bệnh trên lá, một số lá bị rụng 3 Có ít hơn ¼ tán lá bị rụng 4 Có từ ¼ - ½ tán lá bị rụng 5 Trên ½ tán lá bị rụng, có nhiều cành bị chết

Nguồn: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

Bảng 2.6. Phân hạng mức độ nhiễm bệnh Corynespora

Cấp bệnh trung bình Mức nhiễm bệnh Mức kháng

0,0 Không bệnh Kháng cao

0,1 - 1,0 Nhiễm nhẹ Ít mẫn cảm

1,1 - 2,0 Nhiễm trung bình Mẫn cảm trung bình

2,1 - 3,0 Nhiễm nặng Mẫn cảm

3,1 - 5,0 Nhiễm rất nặng Rất mẫn cảm

Nguồn: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

- Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)

Bệnh nấm hồng được quan trắc 2 đợt vào tháng 7 và tháng 10, số liệu phân tích cho đợt bệnh nặng nhất vào tháng 10/2012. Bệnh được đánh giá thông qua tỷ lệ bệnh (số cây bị bệnh trên tổng số cây quan trắc trong mỗi ô cơ sở) và chỉ số bệnh (Σ(số cây bị bệnh từng cấp x cấp bệnh tương ứng)/(trị số cấp bệnh cao nhất x tổng số cây quan trắc trong mỗi ô cơ sở)).

Bảng 2.7 Phương pháp phân cấp và đánh giá bệnh nấm hồng Cấp Vị trí bị bệnh Màu sắc nấm Triệu chứng 1 - Thân - Cành cấp 2 Trắng Hơi hồng

Chảy ít mủ giọt ngắn không rõ bệnh Mủ chảy nhiều dài

2 - Thân - Cành cấp 1 Hơi hồng Hồng Vết bệnh dài 20 - 40 cm Vết bệnh dài 20 - 40 cm 3 - Thân - Cành cấp 1 - Cành cấp 2 Hồng Hồng đậm Hồng đậm Vết bệnh dài 40 - 60 cm Vết bệnh dài 40 - 60 cm, nứt vỏ, lá héo Vết bệnh dài 40 - 60 cm, nứt vỏ, mủ chảy nhiều xuống đất, lá héo khô

4 - Thân Hồng đậm Vết bệnh dài trên 60cm, nứt vỏ nhiều, lá khô và có nhiều chồi mọc dưới vết bệnh

Nguồn: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.

Bảng 2.8. Phân hạng mức độ nhiễm bệnh nấm hồng Tỷ lệ bệnh (%) Mức nhiễm bệnh 0,00 Không bệnh 0,01 - 10,00 Nhẹ 10,01 - 20,00 Trung bình 20,01 - 40,00 Nặng > 40,00 Rất nặng

Một phần của tài liệu SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 1999 CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VIỆT NAM (Trang 55)